Với những ai đã và đang tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, hẳn không thể nào không biết đến lệnh MTL. Một trong những lệnh phổ biến và cực kỳ quan trọng trong mỗi phiên giao dịch của các nhà đầu tư. Chính việc hơn nhau trong cách đặt lệnh mới giúp cho nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận, hiệu suất cao và chớp được thời cơ nhanh hơn.
Vậy lệnh MTL là gì và làm thế nào để sử dụng lệnh này hiệu quả?
1. Định nghĩa lệnh MTL là gì?
Lệnh MTL là tên viết tắt tiếng Anh của lệnh thị trường. Lệnh MTL sau khi đã được khớp lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở giá thấp nhất hay cao nhất hiện có ở thị trường mà vẫn còn dư sẽ được chuyển phần dư đó sang lệnh giới hạn – lệnh LO.
Nhà đầu tư có thể thực hiện đặt lệnh này vào toàn bộ hoặc một phần trong số chứng khoán của mình khi tiến hành giao dịch trên thị trường. Đây là một trong các loại lệnh chứng khoán quan trọng nhất và là tiền đề cơ bản để tham gia vào thị trường chứng khoán. Lệnh này thì khác với hai lệnh MAK và MOK.
2. Đặc điểm của lệnh MTL
Khi tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam hay bất kỳ một thị trường chứng khoán nào trên thế giới, nhà đầu tư đều phải hiểu rằng. Bản chất của các lệnh là khác nhau, đặc điểm của chúng cũng vậy. Phải nắm thật chắc bản chất thì mới có thể hiểu và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong các phiên giao dịch. Rất nhiều người hiểu nhầm, chỉ đọc khái niệm mà bỏ qua, không hiểu bản chất sẽ không chọn được trường hợp sử dụng hiệu quả nhất.
2.1 Là lệnh mua cao nhất và bán thấp nhất
Lệnh MTL trong chứng khoán còn là lệnh mua với giá cao nhất và bán với giá thấp nhất hiện đang được cung cấp trên thị trường. Nghĩa là, nếu bạn là người mua và đã đặt lệnh thị trường, bạn sẽ phải chấp nhận trường hợp mua giá cổ phiếu đó (cùng mã) với giá cao nhất mà thị trường đang có hay còn gọi là giá MTL.
Ví dụ, ở thời điểm 10h ngày 20/10/2020, giá cổ phiếu mã NHX đang có nhiều mức giá khác nhau là: 20.000đ, 21.000đ, 20.500đ/1 cổ phiếu đến từ nhiều nhà bán khác nhau. Thì lúc này, mặc định khớp lệnh sẽ là 21.000đ/1 cổ phiếu, mức giá MTL cao nhất ở thời điểm đó.
Ngược lại, cùng với mã đó, nhưng nếu là giá bán, thì người bán có giá thấp nhất sẽ được khớp lệnh, họ sẽ phải bán mã đó cho sàn giao dịch với mức giá là 20.000đ/01 cổ phiếu. Tuy nhiên, đây là việc mua bán ở một chiều, chiều mua hoặc chiều bán, chứ không phải là hai bên mua bán khớp lệnh nhau. Mà nhà đầu tư sẽ khớp lệnh với sàn giao dịch.
2.2 Những lệnh chưa được khớp sẽ được đẩy xuống bước giá tiếp theo
Ngay khi hệ thống giao dịch vừa chấp nhận, lệnh MTL sẽ được thực hiện theo như nguyên tắc ở trên, bán ở mức giá thấp nhất và mua ở mức cao nhất hiện có trên sàn giao dịch chứng khoán. Số chứng khoán, cổ phiếu còn lại chưa được giao dịch sẽ được chuyển sang bước giá tiếp theo. Tại bước giá này, vẫn thực hiện lệnh mua ở mức giá cao nhất và bán ở mức giá thấp nhất.
Sau bước này, nếu khối lượng đặt lệnh mua hay bán vẫn còn thì sẽ tiếp tục chuyển sang lệnh mua mới là lệnh giới hạn. Khi đặt lệnh giới hạn, người mua chứng khoán sẽ phải mua ở mức giá cao hơn một đơn vị niêm yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó. Trong trường hợp là lệnh bán sẽ là bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị niêm yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.
2.3 Chuyển sang giá trần hoặc giá sàn
Nếu thực hiện ở bước giá bên trên vẫn không hết được khối lượng giao dịch muốn bán thì nhà đầu tư buộc phải thực hiện lệnh giới hạn mua tại giá trần và bán tại giá sàn. Có nghĩa là họ chấp nhận phải bán ở mức giá kịch sàn (không còn là giá thấp nhất trong các giá đang có) và mua ở mức giá trần (khác với giá cao nhất trong các giá bán của những người khác) thì mới được khớp lệnh.
2.3 Hiệu lực thực hiện là liên tục
Trong một phiên giao dịch, lệnh MTL có thể khớp lệnh liên tục, không tính số lượng hay thời gian. Điều này phụ thuộc vào lựa chọn của các nhà đầu tư.
3. Lệnh thị trường MOK và MAK
Hiện nay, có hai lệnh nhỏ khác cũng thuộc lệnh MTL là lệnh MOK và MAK. Hai lệnh này có một chút khác biệt để giúp nhà đầu tư có thêm cơ hội cho mình.
3.1 Lệnh MOK
Lệnh MOK (viết tắt của cụm từ Match or Kill) là lệnh dùng để khớp toàn bộ hoặc hủy. Hiểu đơn giản là khi nhà đầu tư đặt lệnh này, số chứng khoán gửi vào giao dịch sẽ được khớp toàn bộ. Nhưng nếu trong trường hợp không thể khớp được toàn bộ thì nó sẽ tự động hủy trên hệ thống giao dịch sau khi nhập, không thực hiện được nữa.
Ví dụ, nếu nhà đầu tư muốn khớp lệnh 1000 cổ phiếu, nhưng hiện tại không thể thực hiện đủ 1000 mà chỉ có 890 cổ phiếu thì lệnh MOK giúp nhà đầu tư hủy toàn bộ. Một là thực hiện bán 1000 cổ phiếu, hai là hủy lệnh, không bán bất kỳ cổ phiếu nào hết.
3.2 Lệnh MAK
Lệnh MAK cũng là lệnh thị trường, viết tắt bởi cụm từ Match anh Kill, là lệnh thị trường khớp và hủy lệnh. Nhà đầu tư có thể thực hiện khớp toàn phần hoặc khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy. Đây chính là sự khác biệt so với lệnh MOK.
Ví dụ: Bạn muốn giao dịch 1000 cổ phiếu, tuy nhiên, hiện tại chỉ có thể khớp lệnh 800 cổ phiếu. Vậy 800 cổ phiếu này sẽ được khớp lệnh, 200 cổ phiếu còn lại sẽ bị hủy.
Và đó cũng chính là lý do vì sao chúng tôi nhấn mạnh ngay từ đầu, nhà đầu tư cần phải nắm rõ bản chất và đặc điểm của từng lệnh một. Bởi mỗi lệnh sẽ có bản chất riêng, nếu như không nắm vững thì có thể mất đi những cơ hội đầu tư tốt hơn rất nhiều.
4. Khi nào nên đặt lệnh MTL?
Trong thị trường chứng khoán, nắm bắt cơ hội là cực kỳ quan trọng. Nó chính là yếu tố và chìa khóa để nhà đầu tư nhận được nhiều giá trị hơn cho bản thân mình. Đó chính là lý do mọi người nên cân nhắc sử dụng lệnh MTL trong các trường hợp dưới đây:
-Đặt lệnh MTL khi nhận thấy mức giá hiện tại là tốt nhất. Trong trường hợp nhà đầu tư nhận được dấu hiệu tốt về giá, cần chớp ngay thời cơ để khớp lệnh để thu lợi nhuận hoặc cắt lỗ. Thì đây chính là lúc để đặt lệnh MTL.
-Khi đặt lệnh LO nhưng không được như kỳ vọng: Nếu đã đặt lệnh LO – lệnh giới hạn nhưng vẫn không đạt được mức giá như kỳ vọng mong muốn nhưng vẫn không muốn bỏ lỡ cơ hội này thì nên khớp lệnh ngay với lệnh MTL. Đặc biệt là tập trung vào giá, bởi chứng khoán càng nhiều thì lại càng phải để ý về giá.
-Thực hiện theo trường phái lướt sóng: Nếu nhà đầu tư đang thực hiện và theo trường phái lướt sóng, muốn thực hiện các giao dịch và kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn thì đừng bỏ qua lệnh MTL.
Tổng kết
Nắm vững khái niệm lệnh MTL là gì không phải chỉ là hiểu về khái niệm, điều quan trọng là nhà đầu tư phải hiểu được bản chất và đặc điểm của nó. Sự khác biệt cũng như việc khi nào nên đặt lệnh và đặt ở thời điểm nào cho phù hợp. Khi đặt lệnh cần tuân thủ theo nguyên tắc nào, có lệnh ưu tiên nào ở đó không. Đó mới chính là hiểu và vận dụng được hiệu quả. Chính việc này mới làm nên sự khác biệt khi chơi chứng khoán.
Hi vọng, với các thông tin đã cung cấp, nhà đầu tư sẽ có được cho mình khối lượng thông tin cần thiết để hiểu hơn về lệnh MTL cũng như một phần giao dịch của thị trường chứng khoán.
Tổng hợp: toptradingforex.com