Lệnh ATC là gì? ATC, viết tắt của “At The Closing” (tức là vào thời điểm đóng cửa). Lệnh ATC là lệnh được sử dụng vào phiên cuối cùng trong ngày giao dịch trên thị trường chứng khoán. Hiểu ngắn gọn thì lệnh ATC là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán theo mức giá đóng cửa. Bài viết sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin về lệnh ATC cùng những lưu ý khi thực hiện lệnh ATC trên thị trường chứng khoán.
Lệnh ATC là gì?
Định nghĩa lệnh ATC là gì trên thị trường chứng khoán
Lệnh ATC là lệnh giao dịch ở mức giá khớp lệnh xác định tại giá đóng cửa, tức là yêu cầu mua và bán được thực hiện tại mức giá khi thị trường chứng khoán đóng cửa và lệnh này chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa.
Lệnh ATC được khởi tạo trong hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ để nhằm xác định mức giá đóng cửa và tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định mức giá đóng cửa nếu lệnh mua hoặc bán không thực hiện được hoặc không thực hiện hết được. Lệnh này có bản chất tương tự lệnh ATO chỉ khác nhau ở thời điểm thực hiện lệnh.
Đặc điểm cơ bản của lệnh ATC
Lệnh ATC có những đặc biệt khác biệt so với những lệnh còn lại trên hệ thống, cụ thể như:
- Lệnh ATC luôn được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh;
- Lệnh ATC trong hệ thống được ký hiệu là U;
- Lệnh ATC chỉ được áp dụng trên hai sàn HNX và HOSE;
- Lệnh ATC không tham gia vào việc xác định giá khớp lệnh;
- Lệnh ATC không xác định được mức giá cố định. Giá chứng khoán ở lệnh ATC sẽ tuân thủ theo giá của thị trường, đồng nghĩa nghĩa là thực hiện với mức giá có sẵn ở thời điểm đó.
Ưu điểm khi sử dụng lệnh ATC
Lệnh ATC được các nhà đầu tư sử dụng rất phổ biến trong đầu tư chứng khoán bởi những tiện ích mà nó mang lại. Cụ thể như:
- Tạo lệnh ATC ở thời điểm cuối phiên giao dịch sẽ có giúp các nhà đầu tư nắm được giá chứng khoán khi đóng cửa;
- Khi tạo lệnh ATC, nhà đầu tư có thể có cơ hội mua hoặc bán chứng khoán với mức giá tốt nhất trong phiên cuối ngày giao dịch;
- Có thể sử dụng lệnh ATC để tạo ưu thế khi tranh mua hoặc bán trên thị trường. Cụ thể nếu thấy giá đang có xu hướng đi xuống, có thể dùng lệnh ATC để tranh mua hoặc dùng lệnh ATC để tranh bán khi giá đang có xu hướng đi lên.
Nhược điểm khi dùng lệnh ATC
Tuy nhiên, việc sử dụng lệnh ATC khi giao dịch cũng vấp phải một số nhược điểm cần lưu ý do đặc điểm của lệnh mang lại như:
- Nhà đầu tư không được quyền hủy hay sửa lệnh ATC vì bất kỳ lý do nào;
- Nhà đầu tư cần thận trọng khi thực hiện lệnh ATC, vì không thể xác định và kiểm soát được giá nên lệnh ATC thường yêu cầu có sự tính toán và kinh nghiệm nhiều trên thị trường chứng khoán để tránh trường hợp mua cao bán thấp.
Với những đặc điểm cũng như ưu khuyết điểm trên, lệnh ATC khớp như thế nào khi giao dịch?
Nguyên tắc khớp lệnh ATC trong phiên giao dịch
Trong hệ thống khớp lệnh liên tục, với các giao dịch được so khớp lệnh thì việc mua và bán chứng khoán sẽ tuân theo những quy luật về ưu tiên thời gian và giá cả. Vậy lệnh ATC khớp như thế nào? Làm sao để lệnh được ưu tiên hơn?
Thông thường lệnh ATC sẽ được khớp theo nguyên tắc như sau:
- Lệnh nào tạo trước thì khớp trước: đây là ưu tiên về thời gian tạo lênh. Khi các lệnh bán hoặc mua có cùng một mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên khớp trước;
- Khớp lệnh theo giá: Lệnh bán có giá thấp hơn và lệnh mua có giá cao hơn sẽ được ưu tiên khớp trước.
Hướng dẫn sử dụng lệnh ATC khi giao dịch
Khi thị trường chứng khoán bắt đầu tiến hành khớp lệnh liên tục thì lệnh ATC cũng theo đó được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý những thông tin sau để sử dụng lệnh ATC chính xác và đem lại hiệu quả.
- Chỉ sử dụng một lần duy nhất trong đợt khớp lệnh cuối trong phiên giao dịch;
- Lệnh ATC không được phép sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục và không được sử dụng trên sàn UPCOM;
- Trước khi tạo lệnh ATC, nhà đầu tư có thể lấy tổng số tiền trong tài khoản chứng khoán chia cho mức giá trần của của phiên giao dịch để ước tính được khối lượng cổ phiếu cần mua để đảm bảo số dư tài khoản đủ để khớp lệnh;
- Nhà đầu tư không sửa đổi, hủy hoặc thay đổi bất cứ thông tin gì của lệnh ATC;
- Trong phiên ATC, nếu lệnh giới hạn (LO) mua có giá bằng hoặc cao hơn mức giá chốt phiên và ngược lại thì lệnh LO này sẽ khớp;
- Trên bảng giá chứng khoán nếu chỉ có ATC thì giá khớp lệnh sẽ không thể nào xác định được;
- Nếu sử dụng lệnh ATC để tranh mua hoặc tranh bán trong các phiên đóng cửa, nhà đầu tư nên xem xét đưa lệnh ATC mua vào khi giá khớp ở mức thấp nhất và đưa lệnh ATC bán vào khi giá khớp ở mức cao nhất.
Lệnh ATC có thể xem là lệnh giúp nhà đầu tư gỡ gạc lợi nhuận khi đặt niềm tin vào xu hướng của thị trường hoặc là có nhu cầu mua bán ở bất kì mức giá nào. Tuy nhiên lệnh ATC này không nên bị lạm dụng bởi những nhà đầu tư F0 thiếu kinh nghiệm và hiểu biết thị trường.
Nếu bạn là tay mơ thì sử dụng lệnh ATC có thể khiến bạn phải ngậm ngùi khi mua phải giá cao và tiếc nuối nếu bán ra thấp hơn mong đợi đấy.
Phiên trong lệnh ATC là gì?
Phiên ATC là gọi tắt của phiên giao dịch khớp lệnh xác định giá đóng cửa, trong đó có khớp lệnh ATC. Phiên ATC gồm: Khớp lệnh liên tục, khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh thỏa thuận. Cụ thể như sau:
- Khớp lệnh liên tục: hình thức giao dịch được diễn ra trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán ngay khi lệnh được tạo trên hệ thống;
- Khớp lệnh định kỳ: hình thức giao dịch được diễn ra trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán tại một thời điểm cụ thể. Nguyên tắc xác định giá là lựa chọn mức giá đang thực hiện có khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu không có mức giá đủ yêu cầu thì chọn mức giá sát hoặc trùng với mức giá lần khớp lệnh gần nhất. .
- Khớp lệnh thỏa thuận: là hình thức giao dịch được diễn ra trên cơ sở bên bán và bên mua tự đàm phán với nhau về điều khoản giao dịch và thông báo cho công ty chứng khoán để cập nhật kết quả giao dịch vào hệ thống.
Phiên ATC thường là phiên giao dịch rất sôi động và có khối lượng giao dịch rất lớn. Đây là phiên cạnh tranh quyết liệt giữa các bên mua và bán để thiết lập giá chứng khoán cho thị trường. Tuy nhiên đây cũng là sân chơi thích hợp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Giá trong lệnh ATC là gì?
Giá ATC là giá đặt bán hoặc mua chứng khoán tại giá đóng cửa phiên giao dịch. Giá ATC có hiệu lực trong thời gian tính từ thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm trước đến khi mở cửa phiên giao dịch ngày kế tiếp.
Cách làm giá ATC sẽ dựa trên trên nguyên tắc khớp lệnh định kỳ. Giá ATC là giá khớp đạt khối lượng giao dịch lớn nhất trên một sàn. Nguyên tắc thứ hai được nhiều sản chứng khoán áp dụng là dựa trên phân tích kỹ thuật che bảng giá để xác định giá ATC.
Trên đây là những thông tin cơ bản về lệnh ATC cũng như những lưu ý khi sử dụng lệnh ATC. Hy vọng bài viết có thể giúp nhà đầu tư hiểu rõ về lệnh ATC là gì cũng như lệnh ATC khớp như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu khi giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tham khảo thêm về các lệnh khác trong chứng khoán như ATO, LO, MP… tại toptradingforex.com – website tư vấn hỗ trợ đầu tư hiệu quả.