Ký hiệu ngoại tệ của đồng tiền các nước trên thị trường Forex có nhiều khác biệt và những nguyên tắc viết riêng. Nếu bạn là những nhà đầu tư mới trong lĩnh vực này thì đây sẽ là bài viết hữu ích khi cung cấp nhiều thông tin thú vị về các cặp tiền tệ trong Forex.
1. Ký hiệu ngoại tệ của các loại tiền tệ
Ký hiệu ngoại tệ là ký hiệu viết tắt chính thức của tiền tệ các nước. Ký hiệu ngoại tệ có 3 số mã ngoại tệ, được thành lập dựa trên tiêu chuẩn ISO 4217 với hai chữ đầu là mã hay tên của một quốc gia theo tiếng Latinh và chữ thứ ba là tên loại tiền tệ đó.
Ký hiệu này khác với ký hiệu đơn vị tiền tệ, ký hiệu đơn vị tiền tệ thường được dùng để làm ngắn tên gọi của một ngoại tệ.
Ví dụ như ký hiệu ngoại tệ của Mỹ là USD là viết tắt của United States Dollar, trong đó hai chữ đầu US là viết tắt tên quốc gia, trong khi chữ thứ ba D là tên đồng tiền (Dollar). Trong khi ký hiệu tiền tệ của tiền tệ Mỹ là $
Tương tự vậy ta có ký hiệu của Đô la Canada, Đô la Hồng Kông hay Yên Nhật lần lượt được kí hiệu là CAD, HKD, JPY và ký hiệu tiền tệ lần lượt là C$ ($), HK$ ($), ¥.
Đối một số nước ví dụ như Thuỵ Sỹ thì ký hiệu ngoại tệ của nước này là CHF (đồng Franc), dù tên viết tắt của nước này theo tiếng Anh đáng lẽ là SW (Switzerland) nhưng CH (Confoederatio Helvetica) mới là tên viết tắt của nước này theo tiếng Latinh.
Đối với những ai mới tham gia đầu tư vào thị trường Forex thì nên làm quen với các ký hiệu này và sử dụng thuần thục ký hiệu các cặp tiền tệ để tránh những sai lầm đáng tiếc trong giao dịch.
2. Các cặp tiền tệ trong thị trường Forex
Các cặp tiền tệ là gì?
Trên thị trường Forex thì các đồng tiền không bao giờ đi riêng lẽ mà sẽ được kí hiệu theo từng cặp tiền tệ, quá trình giao dịch cũng sẽ diễn ra theo từng cặp. Trong đó kí hiệu cặp tiền, đồng tiền đứng phía trước được gọi là đồng tiền cơ sở hay đồng tiền yết giá, đây cũng là đồng có giá trị lớn hơn. Đồng tiền phía sau gọi là đồng tiền định giá. Ví dụ như tỷ giá của cặp Đô la Mỹ và Yên Nhật có ký hiệu là USD/JPY, chứ không phải ngược lại.
Các cặp tiền chính trong thị trường Forex
Khái niệm cặp tiền chính chỉ những cặp tiền phổ biến và được giao dịch nhiều nhất trên thị trường này. Hầu hết ngoại tệ trong các cặp tiền này đều thuộc về những quốc gia hay khu vực có nền kinh tế vững mạnh như Anh, Mỹ, Úc, Châu Âu, Nhật Bản,…
Hiện nay có 7 cặp tiền tệ chính có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường là: EUR/USD, USD/CAD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CHF, NZD/USD và AUD/USD. Những cặp tiền này thường có mức phí chênh lệch spread dễ chịu hơn những cặp tiền khác. Điều này khiến các cặp tiền chính trên rất thích hợp khi nhà đầu tư muốn giao dịch lướt sóng hay những giao dịch mua bán trong cùng ngày.
Nhìn vào những cặp tiền chính có thể thấy đều có mặt của Đô la Mỹ, nơi được xem là nền kinh tế mạnh nhất thế giới và cũng là tiền tệ được sử dụng thanh toán phổ biến toàn cầu. Những đồng tiền còn lại trong nhóm cũng thuộc những nền kinh tế mạnh và có tính thanh khoản cao.
Điều đặc biệt là trong số những cặp tiền này không có tiền tệ của Trung Quốc dù đây cũng là một cường quốc kinh tế. Mặc dù cặp tiền USD/CNY (Nhân dân tệ) cũng có khối lượng giao dịch khá lớn nhưng do đồng tiền ngoại tệ này được kiểm soát bởi chính sách của Ngân hàng Trung ương. Trong khi đồng tiền trong các cặp tiền chính phải là đồng tiền được tự do giao dịch thay vì chịu sự kiểm soát của chính phủ lên dòng vốn ra vào.
Các cặp tiền tệ khác
Ngoài cặp tiền tệ chính thì trên thị trường giao dịch Forex, các cặp tiền tệ còn được chia thành cặp tiền chéo (Cross Pair) và cặp tiền ngoại lai (Exotic pair).
Cặp tiền tệ chéo
Đây là cặp tiền được kết hợp bởi 2 đồng tiền ngoại tệ của các quốc gia hay khu vực có nền kinh tế tài chính lớn ngoài Mỹ. Cặp tiền chéo được kết hợp bởi 7 đồng tiền phổ biến sau: EUR, GBP, JPY, NZD, CAD, CHF, AUD. Ngoài ra cũng có 2 đồng tiền khác đôi lúc cũng xuất hiện trong nhóm này là SGD (Đô la Singapore) và HKD.
Dù trong nhóm này không có USD nhưng đây cũng là những cặp tiền được ưa chuộng trong giao dịch nhờ có biên độ giao động lớn. Muốn đầu tư vào những cặp tiền chéo hiệu quả thì nhà đầu tư nên chọn những sàn giao dịch uy tín vì tại đây chi phí chênh lệch spread của các cặp này cũng khá thấp.
Cặp tiền ngoại lai
Cặp tiền này là sự kết hợp giữa một ngoại tệ chính EUR, USD với một ngoại tệ của một nền kinh tế mới nhỏ hay mới nổi. Có thể kể đến một số ngoại tệ thuộc nền kinh tế này như THB (Baht Thái Lan), DKK (Krone Đan Mạch), SEK (Krona Thụy Điển), AR (Rand Nam Phi),…
Các cặp tiền tệ này sẽ ít được các nhà đầu tư chọn lựa khi giao dịch vì nó không phổ biến và chi phí giao dịch cũng cao (do chi phí chênh lệch spread của nhóm này cao nhất trong tất cả các ngoại tệ). Một số cặp tiền hiện được giao dịch là EUR/SEK, USD/THB, USD/NOK,…
3. Cách đọc chính xác tỷ giá của các cặp tiền tệ
Ký hiệu ngoại tệ trong các phần mềm
Một điều cần lưu ý khi giao dịch Forex trên các phần mềm là cách ký hiệu ngoại tệ của những cặp tiền. Khác với trên thị trường, trong phần mềm giao dịch MT4 thì hai loại tiền tệ sẽ được viết liền và bỏ đi dấu “/”. Tuy nhiên nguyên tắc sắp xếp vẫn sẽ được giữ nguyên là phí trước là đồng tiền cơ bản (yết giá) và phía sau là đồng tiền định giá. Ví dụ như các cặp tỷ giá sẽ có ký hiệu ngoại tệ là USDJPY, USDCHF, GBPUSD.
Ngoài ra còn một lưu ý là khi xem các bài phân tích hay trong các cuộc nói chuyện thì các trader sẽ sử dụng tiếng lóng cho các cặp tiền thay vì đọc một tên ngoại tệ dài. Tiếng lóng của một số cặp tiền phổ biến được thể hiện ở cột thứ 3 (nickname) trong hình 1 ở trên. Ví dụ như GBP/USD (Cab/Cable), EUR/USD (Fiber), NZD/USD (Kiwi), USD/JPY (Ninja),…
Cách đọc tỷ giá
Tỷ giá hối đoái được hiểu đơn giản là giá của một đơn vị tiền tệ được mua bằng đồng tiền của quốc gia khác. Ví dụ như cặp NZD/CAD có tỷ giá là 1.13264, nghĩa là 1 NZD = 1.13264 CAD, hay để mua 1 NZD thì cần có 1.13264 CAD.
Để tập làm quen với cách đọc tỷ giá hối đoái của các cặp tiền thì bạn nên chia tỷ giá chia thành từng phần để đọc. Trong đó phần nguyên là phần trước dấu “.” (dấu thập phân). Hai chữ số sau liền kề dấu “.” là phần số và hai chữ số sau cùng là phần điểm (còn gọi là point). Ví dụ tỷ giá cặp tiền USD/JPY = 1.2571 sẽ được đọc là “Tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ và đồng yên Nhât bằng 1 phẩy 25 số 71 điểm”.
Ngoài ra còn một cách đọc tỷ giá hối đoái là dùng tên thủ đô quốc gia. Ví dụ như tỷ giá của cặp tiền USD/JPY (JPY là ký hiệu ngoại tệ của Nhật Bản) sẽ được đọc là “Tỷ giá đôla – Tokyo”
4. Kết luận
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về ký hiệu ngoại tệ của các quốc gia nói chung và các cặp tiền tệ trong thị trường Forex nói riêng. Bên cạnh đó, việc viết đọc các cặp ngoại tệ này cũng là điều rất cần thiết nếu bạn muốn đầu tư trong thị trường này và đừng quên tìm hiểu kỹ đặc điểm cặp tiền tệ mà bạn đang quan tâm để đầu tư có hiệu quả.