Indicator là gì? Có bao nhiêu loại indicator trong forex?

Indicator là gì? Tại sao lại nói hầu như tất cả các nhà giao dịch trên thị trường đều đặt niềm tin vào ít nhất một chỉ báo kỹ thuật để đưa ra quyết định mua hoặc bán? Tất cả những điều thú vị về chỉ báo sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

Indicator là gì
H1: Indicator là gì?

1. Indicator là gì?

Indicator là chỉ báo kỹ thuật dưới dạng biểu đồ. Nó được tính toán dựa trên khối lượng hoặc giá cả được tổng hợp trên các tài sản tài chính trong lịch sử hoặc thông tin về hợp đồng tương lai. Mỗi một loại indicator có một công thức tính khác nhau và mang ý nghĩa độc lập.

Một số loại indicator như là MA, CCi, RSI và Momentum, … chỉ gồm duy nhất 1 thành phần. Trong khi cũng có nhiều loại chỉ báo khác được tính từ nguồn nhiều thành phần như là đường MACD, Bollinger Bands, … Mỗi giá trị chỉ báo sẽ tương đương với 1 giai đoạn đóng và mở phiên giao dịch (1 phiên). Tổng hợp hết tất cả giá trị chỉ báo lên cùng 1 hệ quy chiếu ta có một biểu đồ.

2. Ý nghĩa của indicator

Dù cho bạn là nhà giao dịch theo trường phái nào (phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật thì kiến thức về quan sát indicator vẫn luôn luôn là cần thiết. Hiện nay nhiều người mới bước chân vào con đường trader, chọn đi theo phân tích cơ bản và ảo tưởng với niềm tin rằng tôi không cần phân tích kỹ thuật, không cần kỹ năng xem biểu đồ. Tuy nhiên bạn cần biết là kể cả những trader kì cựu nhất cũng vẫn thường xuyên dựa vào công cựu này để tính toán.

Chẳng ai dám bỏ hẳn các indicator ra ngoài chiến thuật chiến lược của mình. Sau đây là một số ý nghĩa của indicator để bạn hiểu rằng tại sao nó lại là cần thiết.

Indicator là kết quả của những phép tính được ra đời từ việc thu thập dữ liệu thị trường trong quá khứ. Do vậy, các indicator này cho ta bức tranh phác họa sơ lược về mối liên hệ giữa giá hiện tại và giá trong quá khứ, cũng như từ đó đưa ra dự đoán về mức tương quan của 2 loại giá này để có được giá tương lai theo một mức độ tương đối nhất định.

Dựa vào các indicator, người giao dịch sẽ thiết lập được cho mình chiến thuật vào lệnh hiệu quả nhằm tối ưu lợi nhuận cũng như giảm đi mức độ rủi ro.

Trong phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư thương vận dụng 3 loại công cụ cơ bản là chỉ báo – indicator, mô hình nến – candle pattern, mô hình giá – chart pattern. Trong đó, nhờ sự basic nhanh gọn và dễ ứng dụng, indicator (chỉ báo) được nhiều trader mới tập sự cũng như lão làng trong ngành ưu tiên sử dụng nhiều hơn cả.

Dựa vào các chỉ báo có sẵn, các trader phần nào phân tích đoán được hành vi của thị trường, biết được xu hướng giá đang đi lên hay đang đi xuống hoặc cân bằng, giai đoạn này là mới bắt đầu hay đang dần thoái trào chuẩn bị đảo chiều, mức độ biến động cao hay thấp, … Từ đó có chiến lược nên vào lệnh tại giá nào, khi nào nên đóng lệnh, take profit hoặc stop loss bao nhiêu pip, …

Với những công năng bá đạo từ các chỉ báo, không phải tự nhiên mà hầu như tất cả các hình thức giao dịch finance hiện nay trên thị trường đều có bóng dáng của ứng dụng indicator này, từ forex, cryptocurrency, stock hay cả giao dịch quyền chọn nhị phân (binary option), …

3. Hai loại indicator

Nói về số lượng indicator mà thị trường sử dụng, chưa kể đến từng loại chỉ báo do phương pháp riêng của mỗi người tự nghĩ ra và độc quyền của những nhà giao dịch kỳ cựu, đã lên đến vài trăm loại khác nhau. Vì vậy để phân nhóm các tín hiệu chỉ báo thường chỉ có thể chia được tổng quát thành 2 loại chính dựa trên độ trễ so với giá hiện tại, đó là : Chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm (hay trong tiếng Anh gọi là leading indicator và lagging indicator).

3.1. Leading indicator – Chỉ báo nhanh

Còn có tên khác là indicator bán dao động. Loại chỉ báo này cung cấp các tín hiệu đi trước biến động thực tế của price thị trường. Nói theo cách đơn giản hơn thì chỉ báo này có tín hiệu chạy trước, rồi sau đó giá mới chạy theo sau.

Một số loại indicator nhanh mà các nhà giao dịch thường ứng dụng là CCI, Stochastic, RSI, …

Indicator là gì
H2: Leading indicator

Những loại leading indicator này có biên độ nằm gói gọn trong 2 giá trị cố định. Chẳng hạn như với CCI thì biên giới hạn là -100 – 100 và -200 – 200 tùy theo tình hình thị trường hiện tại. Với đường RSI biên giới hạn là 0 – 100, và Stochastic cũng có cùng biên độ dao động với RSI.

Ứng dụng với biên độ dao động bị chặn ở 2 đầu như vậy, nhóm leading indicator khi tiệm cận biên trần sẽ có dầu hiệu điều chỉnh giảm (do thị trường đã tiến sâu đến vùng quá mua không thể lên quá nhiều được nữa), và người lại đối với biên sàn ở dưới là vào vùng quá bản, thị trường sẽ chuẩn bị tăng. Với từng loại indicator, vùng quá mua hoặc bán sẽ linh động tùy thuộc từng loại, như RSI có 2 đường biên trần và biên sàn các trader quy ước là 70-30, còn Stochastic là 80-20.

Điểm mạnh – điểm yếu của leading indicator:

Điểm mạnh của indicator nhanh là mang lại nhiều cơ hội hơn cho nhà giao dịch vì tường đón đầu được con sóng thị trường. Tối ưu được lợi nhuận.

Điểm yếu của indicator nhanh, như câu nói “Dục tốc bất đạt”, những gì nhanh quá thường dễ xảy ra lỗi, đôi khi là tín hiệu ảo, nếu chỉ dựa vào duy nhất 1 chỉ báo đã vào lệnh thì nguy cơ là khá cao.

3.2. Lagging indicator – Chỉ báo chậm

Còn có tên khác là chỉ báo động lượng, bởi vì chỉ khi xu hướng thị trường hình thành tương đối rõ ràng rồi mới thể hiện các tín hiệu qua indicator. Nói cách khác thì chỉ báo chậm sẽ đi sau giá, khi giá đã đi được một đoạn để tạo ra được một xu hướng mới.

Một số loại chỉ báo chậm mà các nhà giao dịch thường ứng dụng là đường MA, MACD, Momentum, …

Trái ngược với leading indicator ở chỗ, các lagging indicator có biên độ dao động quanh 1 đường trung tâm chứ không bị lệ thuộc phải nằm giữa biên trần và biên sàn. Chẳng hạn đường MACD dựa vào trục O để di chuyển xung quanh, Momentum thì trục 100. Trong khi đó đường MA có cách chuyển động khá độc đáo khi nó đi dọc so với giá.

Điểm mạnh – điểm yếu của lagging indicator:

Điểm mạnh của lagging indicator là tạo tín hiệu có độ tin cậy và độ chính xác tương đối cao hơn khi so với lead indicator

Nhược điểm là bởi tính chắc chắn đó mà chỉ bám chậm thường đến trễ là người giao dịch chậm đón đầu xu hướng hơn, vì vậy giảm rủi ro nhưng cũng giảm biên lợi nhuận.

4. Indicator MT4

Sau đây là một số indicator có hỗ trợ trên phiên bản MT4 để bạn tham khảo cài đặt và ứng dụng:

  • Show Pips Indicator: Loại chỉ báo cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho trader, giúp các trader chủ động trong quản lý vốn, tính được profit, spread và tránh tình trạng cháy tài khoản.
Indicator là gì
H3: Show Pips Indicator
  • Renko Chart Indicator: Chuyển đổi chart dạng cổ điển sang dạng Renko hỗ trợ lọc những thông tin nhiễu hiệu quả, giúp trader dễ dàng focus hơn vào trend chính.
  • MACD Divergence Indicator: Phát đi tín hiệu cho nhà giao dịch nhanh chóng nhận biết phân kì.
  • Automatic Trendline Indicator: Giúp trader tự động vẽ được đường trendline một cách chính xác và nhanh chóng.
  • Support & Resistance Indicator: Giúp trader tự động vẽ được đường hỗ trợ và kháng cự một cách chính xác và nhanh chóng.
  • Free Automatic Fibonacci Indicator: Giúp trader tự động vẽ chú thích lại các mức Fibonacci một cách chính xác và nhanh chóng.

5. Lời kết

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu thế nào là indicator cũng như các loiaj indicator được hỗ trợ trong phiên bản MT4. Hãy theo dõi tiếp các bài viết về lĩnh vực đầu tư giao dịch tài chính trên trang web của chúng tôi nhé. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine