FED và sự ảnh hưởng của FED đến thị trường Forex như thế nào

Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng tại sao cần phải quan tâm đặc biệt đến đồng USD như vậy. Mỗi một sự điều chỉnh hay thay đổi của nó đều có tác động đến nền kinh tế. Với thị trường Forex cũng vậy, anh em Trader vẫn theo dõi và cập nhật thông tin từng ngày. Nguyên nhân được cho là do có sự tác động của FED. Tổ chức tài chính quyền lực nhất nước Mỹ.

1. FED là gì?

FED là tên viết tắt của Cục dự trữ Liên bang Mỹ – Federal Reserve System hay còn gọi là Ngân hàng Trung Ương của Mỹ. Đây là cơ quan tài chính quyền lực nhất nước Mỹ. Mọi vấn đề về tài chính, in tiền đều được thông qua và quyết định ở đây. 

Mọi quyết sách của FED không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến tình hình tài chính nước Mỹ mà nó còn ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia khác trên Thế giới. Và đó là lý do vì sao mà đồng Đô la Mỹ trở thành đồng tiền có tính thanh khoản lớn nhất trên Thế giới và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Bao gồm cả thị trường Forex. 

FED
FED – Cục dự trữ Liên bang Mỹ

2. FED được ra đời như thế nào?

Vào ngày 23/12/1913, tổng thống Hoa Kỳ khi đó là ông Woodrow Wilson đã ký quyết định thành lập nên FED. Ngân hàng Trung Ương Hoa Kỳ ra đời với mục đích chính là duy trì các chính sách tiền tệ của đất nước. Đảm bảo sự linh hoạt, an toàn và ổn định thị trường kinh tế của nước Mỹ. 

Cũng từ đây, tổ chức tiền tệ quyền lực lớn nhất của nước Mỹ được ra đời. Là nơi duy nhất được phép in đồng Đô la Mỹ. Tất cả các chính sách tiền tệ của nước Mỹ đều từ đây mà ra. Sức ảnh hưởng của FED là không hề nhỏ chút nào. Chỉ một tác động nhỏ của FED cũng đã đủ khiến cho hàng loạt nhà đầu tư phải lao đao. Hay mỗi khi nghe tin FED tăng lãi suất, không chỉ cá nhân, tổ chức mà thậm chí nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng theo. 

Nguồn gốc của sự hình thành nên FED phải bắt nguồn từ năm 1910. Khi mà các nhà cầm quyền lúc bấy giờ nhận ra một vấn đề rằng sự thiếu linh hoạt trong hệ thống tiền tệ đất nước này có nguy cơ gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế. Một cuộc khủng hoảng tài chính hoàn toàn có thể xảy ra bởi hệ thống tiền tệ ở thời điểm đó không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. 

Sau khi đã đạt được thống nhất từ rất nhiều ý kiến khác nhau thì cuối cùng vào năm 1913 “Đạo luật Dự trữ liên bang” được ra đời và nó là tiền đề để hình thành nên FED. Và năm 1915, FED cũng đã chính thức đi vào hoạt động, đảm nhận nhiều vai trò và tác động tích cực đến nền kinh tế của Mỹ lúc bấy giờ. 

Điểm đặc biệt của FED là nó không chịu bất kỳ sự kiểm soát hay chi phối nào từ Chính phủ Mỹ. FED hoạt động gần như là một cơ quan độc lập, không bị tác động bởi cá nhân hay tổ chức nào. Chính vì vậy, cách mà FED hoạt động sẽ không chi phối hay ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của đơn vị hay cơ quan, tổ chức nào cả. 

Chính xác là những gì mà FED đang làm là hướng đến lợi ích chung của người dân nước Mỹ và lợi ích của cộng đồng. Điều này khác biệt rất lớn với các tổ chức kinh tế hay Ngân hàng ở các quốc gia khác. Trong đó có cả Việt Nam. 

FED
FED – Hoạt động một cách độc lập

3. FED có vai trò gì trong nền kinh tế

Điều đặc biệt ở FED là nó không chỉ đơn thuần là một nơi in hay phát hành đồng Đô la Mỹ. Sau quá trình sửa đổi diễn ra liên tục, trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển. Từ đạo luật sơ khai lúc ban đầu, năm 1977, Đạo luật Dự trữ Liên bang ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó đã bổ sung rất nhiều chức năng và nhiệm vụ mới của FED. 

3.1 FED có nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ

Tất nhiên, nhiệm vụ không thể thiếu của một Ngân hàng Trung Ương. FED có nhiệm vụ thực hiện các chính sách kinh tế, ổn định giá cả hàng hóa. Cùng với đó là đưa ra các biện pháp để điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, thị trường của đất nước theo từng mốc thời gian dài hạn và trung hạn. 

Tiếp đến, là tạo các công ăn việc làm cho người dân. Hỗ trợ những người thất nghiệp và doanh nghiệp thông qua các gói hỗ trợ. 

3.2 Kiềm chế rủi ro từ FED

Nhiệm vụ tiếp theo mà FED phải đảm nhận đó là duy trì sự ổn định của nền kinh tế. Thông qua các biện pháp mà Chính phủ đã phê duyệt, FED phải tiến hành thực thi, điều chỉnh sao cho phù hợp. Tránh để đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng. 

Với các rủi ro phát sinh trong hệ thống điều hành, FED phải tìm cách đưa nó về sự cân bằng vốn có. Cùng với đó là hạn chế tối đa các tác động mà nó gây ra lên thị trường tài chính. 

Tiếp đến là thực hiện việc bình ổn giá sản phẩm, dịch vụ, hạn chế tối đa lạm phát. Bảo vệ người tiêu dùng và các tổ chức kinh tế. 

3.3 FED thực hiện việc giám sát ngân hàng

Bên dưới FED chính là các ngân hàng cá nhân và Nhà nước. Nhiệm vụ của FED là giám sát các hoạt động tài chính, cho vay, tín dụng của các Ngân hàng này. Về lâu dài phải đảm bảo được sự an toàn cho cả hệ thống kinh tế, tín dụng của đất nước. Đảm bảo các quyền lợi tín dụng cho người dân khi sử dụng. 

3.4 FED cung cấp các dịch vụ tài chính

Bên cạnh việc giám sát các ngân hàng bên dưới thì FED cũng cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp. Các đơn vị này không chỉ riêng ở trong nước mà phạm vi toàn cầu. 

Thậm chí FED còn cung cấp các dịch vụ cho các Quốc gia, Chính phủ các nước khác. Và cũng chính bởi vậy mà mỗi khi FED thực hiện việc điều chỉnh lãi suất, nó ảnh hưởng không chỉ trực tiếp mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến rất nhiều quốc gia khác. 

FED
FED – Thực hiện nhiều vai trò và nhiệm vụ quan trọng

4. Vì sao FED có tầm ảnh hưởng lớn đến vậy?

Nếu như các bạn chưa biết thì USD là đồng tiền có tính thanh khoản đứng đầu Thế giới. Nó được xem như là đồng tiền chủ chốt có sức ảnh hưởng trên toàn cầu. Được coi là đồng tiền chung, tiền quy đổi và tiền pháp định của nhiều quốc gia khác chứ không phải đơn thuần chỉ có Mỹ. 

Với sức ảnh hưởng lớn như vậy mà FED lại là nơi duy nhất trên Thế giới có quyền in và phát hành đồng USD. Cũng không chỉ đơn thuần là in hay phát hành ra đồng USD, FED còn có quyền quyết định điều chỉnh việc tăng giảm lãi suất như thế nào. 

Việc tăng giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, từ đó ảnh hưởng đến tình hình của nền kinh tế trên nước Mỹ và xa hơn là các quốc gia khác. 

Giả sử như FED tăng lãi suất, điều này khiến cho đồng USD được tăng thêm sức mạnh, lạm phát được kiềm chế. Tình hình nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm, đầu tư vào Mỹ giảm. Và ngược lại. Nếu như đồng USD bị giảm đi sức mạnh thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của xuất khẩu và đầu tư vào Mỹ. Tuy nhiên, lúc này lại có thể xuất hiện tình trạng lạm phát trên đất nước Mỹ. 

Chưa dừng lại ở đó, các loại tài sản khác như vàng, dầu mỏ đều được định giá chung bằng USD. Vậy nên, mỗi khi FED thực hiện bất cứ việc điều chỉnh nào đó, vô tình tác động gián tiếp đến các loại tài sản khác, một hình thức kiểm soát gián tiếp từ FED. Chính bởi vậy nên không khó hiểu khi vì sao FED có thể tác động đến cả nền kinh tế của Thế giới. 

Google search engine