Hướng dẫn trader cách đọc nến Nhật chứng khoán cơ bản

Nến Nhật là một công cụ dường như không thể thiếu khi nhắc tới lĩnh vực đầu tư tài chính đặc biệt là chứng khoán. Cách đọc nến Nhật trong chứng khoán là điều mà những ai đang có ý định áp dụng kỹ thuật trong đầu tư cần tìm hiểu. Đây là mô hình được xây dựng dựa trên những kiến thức thực tế và mang lại hiệu quả cao trong phân tích đầu tư. Để tìm hiểu về nến Nhật sẽ cần phải mất một khoản thời gian dài. Vì thế trong nội dung dưới đây sẽ mang tới cho NĐT những cái nhìn cơ bản nhất về nến Nhật.

Mô hình nến Nhật trong chứng khoán

Nến Nhật là một công cụ được sử dụng nhằm để xác định những sự thay đổi của giá các loại tài sản trên thị trường trong một phiên giao dịch. Đồ thị nến Nhật được vận dùng vào quá trình phân tích thị trường và thể hiện được diễn biến tâm lý của nhà đầu tư. Thời điểm đầu xuất hiện mô hình nến Nhật thì nó được sử dụng để phân tích thị trường hàng hóa đặc biệt là gạo. Sau nay mô hình đã được Steve Nison ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khiến cho nó được nhiều người sử dụng hơn.

Sử dụng nến Nhật trong chứng khoán.
Sử dụng nến Nhật trong chứng khoán.

Đối với cách hiển thị nến Nhật thì mỗi sàn sẽ có những quy định khác nhau về cách thiết lập màu sắc của nến khi giao dịch. Cụ thể màu xanh vẫn được dùng hầu hết cho những cây nến có giá trị tăng, những nến tương ứng với giá trị giảm sẽ được thể hiện bằng màu đỏ.

Cách đọc những loại nến Nhật thường gặp

Có rất nhiều loại nến trong mô hình nến Nhật. Tuy nhiên một vài mô hình được sử dụng một cách thường xuyên hơn những mô hình còn lại, sau đây sẽ là cách đọc nến Nhật trong chứng khoán phổ biến:

Nến Doji: Mô hình nến này sẽ không có phân thân hoặc phần thân của nó rất nhỏ, phần bóng nến sẽ dài gấp nhiều lần so với thân. Để phân biệt Doji sẽ có khá nhiều loại với những ý nghĩa khác nhau gồm có Doji chân dài, Doji chuồn chuồn, Doji bia mộ.

Cách đọc nến Nhật cơ bản.
Cách đọc nến Nhật cơ bản.

Nến Marubozu: Nến với hình dáng thân lớn với bóng nền gần như không có. Khi nến xuất hiện trên thị trường thì giá đóng và mở cửa sẽ chính là mức giá cao nhất tại phiên giao dịch.

Nến dù: Loại nến này sẽ có phần thân nhỏ và bóng nến dài hơn bình thường ở phần dưới, phần bóng nến ở trên sẽ không có hoặc cũng sẽ rất nhỏ.

Nến con quay: Nến với hình dạng thân nhỏ nhưng sẽ không giống như nến Doji khi có phần bóng dài. Phần bóng của nến con quay sẽ có độ dài tương đối.

Những mô hình nến Nhật đảo chiều

Khi những nến đơn được kết hợp với nhau sẽ dần tạo ra một số mô hình thể hiện được sự đảo chiều trên thị trường. Dưới đây là một số mô hình thể hiện được sự đảo chiều mạnh mẽ và được sử dụng một cách phổ biến nhất.

Nến búa (Hammer): Mô hình cho thấy sức bán trên thị trường đang có sự giảm đi rất nhiều, điều này có nghĩa bên mua đang dần lấy lại ưu thế của mình. Khi Hammer xuất hiện trong một xu hướng giảm có nghĩa thị trường sắp diễn ra sự đổi chiều từ giảm sang tăng hoặc cũng có thể diễn biến theo chiều ngang.

Nến người treo cổ (Hanging man): Mô hình nến thể hiện phe mua đang mất đi sức mạnh và bên bán dần lấy được thị trường. Khi mô hình này xuất hiện tại xu hướng tăng có nghĩa thị trường sắp tới có khả năng đảo chiều mạnh mẽ từ tăng sang dịch chuyển cân bằng hoặc cũng có thể giảm đi.

Mô hình nhấn chìm tăng: Đây là mô hình thể hiện những tín hiệu có liên quan tới nến xanh đang dần chiếm thị trường so với nến đỏ. Đây là chỉ bảo sẽ thể hiện độ chính xác khi thị trường đang có xu hướng giảm.

Mẫu hình nhấn chìm giảm: Đây là mẫu hình thể hiện được tín hiệu của quá trình đảo chiều từ nến xanh sang nến đỏ. Ngược lại như trên, tín hiệu màu này chỉ đúng khi thị trường đang tăng.

Google search engine