Financial Analyst là gì? Kỹ năng Financial Analyst cần có

Các ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính khác không ngừng tìm cách tối ưu hóa chiến lược đầu tư cho tương lai. Điều này có nghĩa là họ cần sự hỗ trợ của Financial Analyst (chuyên viên phân tích tài chính). Vậy Financial Analyst đòi hỏi những kỹ năng gì? Công việc này có thu nhập ra sao? 

Financial Analyst là gì?

Financial Analyst là người chịu trách nhiệm thu thập và phân tích dữ liệu tài chính, chuẩn bị các báo cáo và khuyến nghị cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc khách hàng. Họ phải nhạy với số, có hiểu biết sâu rộng về tài chính và có khả năng quản lý dữ liệu.

Financial Analyst
Financial Analyst là công việc “hot” trong thời gian gần đây

Financial Analyst thường kiểm tra dữ liệu tài chính và sử dụng những phát hiện của họ để giúp các công ty đưa ra quyết định kinh doanh. Thông thường, phân tích của Financial Analyst nhằm mục đích hỗ trợ việc quyết định đầu tư của các công ty.

Những người làm nghề này đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của một tổ chức. Ở cấp độ cao, họ nghiên cứu và sử dụng dữ liệu tài chính để hiểu hoạt động kinh doanh và thị trường để xem tổ chức hoạt động như thế nào. Dựa trên các điều kiện kinh tế chung và dữ liệu nội bộ, họ sẽ đề xuất các hành động để công ty thực hiện, như bán cổ phiếu hoặc thực hiện các khoản đầu tư khác.

Financial Analyst là làm gì? 

Một Financial Analyst thông thường sẽ chịu trách nhiệm về nhiều hoạt động bao gồm thu thập dữ liệu, sắp xếp thông tin, phân tích kết quả dữ liệu, đưa ra dự báo, đưa ra các đề xuất và tạo các mô hình. Giống như bất kỳ vị trí nào, các công việc cụ thể hàng ngày mà một nhà phân tích tài chính thực hiện cũng phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm của họ. 

Financial Analyst
Công việc Financial Analyst liên quan nhiều đến các con số

Cụ thể hơn, các công việc của Financial Analyst bao gồm:

  • Thu thập và sắp xếp thông tin: Cho dù đó là báo cáo tài chính và dữ liệu kế toán của một công ty hay thông tin kinh tế vĩ mô và nghiên cứu ngành, thì một Financial Analyst phải biết cách tìm, thu thập và tổ chức lượng lớn thông tin có liên quan đến doanh nghiệp và ngành của họ. Financial Analyst sử dụng các kỹ năng nghiên cứu của mình để xem xét cơ sở dữ liệu nội bộ và báo cáo từ các cơ quan chính phủ và nhập chúng vào cơ sở dữ liệu. 
  • Kiểm tra báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của một công ty chứa nhiều thông tin quan trọng đối với Financial Analyst. Sử dụng những tài liệu này họ có thể xác định giá trị của tổ chức. Đây là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của các Financial Analyst, vì thông tin này tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.
  • Khuyến nghị đầu tư: Sau khi phân tích tất cả các thông tin cần thiết, các Financial Analyst xây dựng dự báo về thị trường và cách thức hoạt động của công ty trong tương lai. Đây là lúc Financial Analyst phải sử dụng kiến ​​thức bên ngoài của mình cùng với việc tính toán tài chính để đưa ra các khuyến nghị cho công ty hoặc khách hàng. 
  • Quản lý quỹ: đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại
  • Quản lý danh mục đầu tư: Mọi tổ chức đều muốn có một danh mục đầu tư mạnh. Điều này đòi hỏi sự cân bằng phù hợp giữa các sản phẩm, dịch vụ, ngành công nghiệp và các khu vực toàn cầu để đầu tư, giúp trường tồn và thành công. Các chuyên viên phân tích tài chính sử dụng chuyên môn của họ để phân tích dữ liệu thị trường và kinh doanh nhằm đề xuất một chiến lược đầu tư tích cực và đo lường kết quả.
  • Phân tích rủi ro: phân tích nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư tài chính và tối đa hóa lợi nhuận.
  • Phân tích xếp hạng: Phân tích này tập trung vào việc hướng dẫn các doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ thông qua các chiến lược tốt nhất để trả các khoản nợ, trái phiếu.  Nếu chịu trách nhiệm mảng này, Financial Analyst tham gia rất nhiều vào việc tìm hiểu các khoản nợ của công ty và rủi ro liên quan nếu công ty không thể trả được chúng.

Financial Analyst: Cơ hội nghề nghiệp 

Một số ngành phổ biến nhất mà Financial Analyst làm việc như sau:

  • Ngân hàng: Các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn đều biết rằng rủi ro tồn tại trong ngành của họ. Đó là lý do tại sao các ngân hàng là nhà tuyển dụng lớn nhất của các Financial Analyst. Họ sử dụng chuyên môn của mình trong lĩnh vực tài chính và kỹ năng nghiên cứu để giúp đánh giá rủi ro cho vay và các dịch vụ khác. Ngoài ra, họ có thể giúp các ngân hàng xác định các cơ hội đầu tư mới.
  • Bảo hiểm: Một ngành khá rủi ro khác là bảo hiểm. Các chuyên viên phân tích tài chính trong lĩnh vực này có thể giúp các công ty sàng lọc các ứng viên và đánh giá các yêu cầu. Bằng cách tập hợp các mô hình dòng tiền chính xác và tạo ra các báo cáo về xu hướng thị trường, họ giúp các công ty bảo hiểm quản lý rủi ro và cung cấp cho khách hàng các chính sách phù hợp.
  • Đầu tư: Các khuyến nghị và lời khuyên của chuyên viên phân tích tài chính thúc đẩy các khoản đầu tư cho tương lai. Tại đây, họ có thể làm việc với tư cách là cố vấn độc lập cho các tổ chức hoặc làm cho một công ty tư vấn.
  • Kinh doanh: Với lĩnh vực này, các chuyên viên phân tích thường phải chuẩn bị các báo cáo và trình bày các khuyến nghị của họ về các vấn đề tài chính cho Ban Giám đốc. 
  • Chính phủ: Các cơ quan chính phủ cũng luôn cần các Financial Analyst, đặc biệt là những người chuyên về kinh tế vĩ mô. Công việc bao gồm hỗ trợ các khoản đầu tư của chính phủ bằng cách phân tích dữ liệu và xu hướng kinh tế. Và đôi khi sẽ có thể được kêu gọi để giúp xác định gian lận và cả những hoạt động phi pháp khác.
Financial Analyst
Cơ hội nghề nghiệp của Financial Analyst rất rộng

Làm sao để trở thành một Financial Analyst 

Có thể điểm qua những kỹ năng cần có ở một chuyên viên phân tích tài chính dưới đây:

Kỹ năng cứng:

  • Kế toán: đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ kế toán.
  • Tài chính: bạn cần biết cách đọc các báo cáo tài chính để có được những hiểu biết về thị trường đầu tư. Ngoài ra, phải hiểu các thuật ngữ tài chính và các quy trình trong lĩnh vực này.
  • Phân tích: kỹ năng phân tích là năng lực cốt lõi của một chuyên viên phân tích tài chính. Bạn phải có khả năng lấy dữ liệu và đưa ra dự báo chính xác, cũng như xác định và giải quyết các vấn đề tài chính. Biết cách sử dụng các công cụ phân tích cũng rất quan trọng và có thể giúp cải thiện năng suất của bạn.
  • Nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu là một trong những trách nhiệm chính của vị trí này. Một chuyên viên phân tích cần biết cách tiến hành nghiên cứu hiệu quả để tìm kiếm & đánh giá thông tin.
  • Làm báo cáo: bạn cần phải có khả năng tạo báo cáo và chuyển thông tin sang dạng văn bản để lưu trữ và chuyển đi cho những stakeholder liên quan. 

Kỹ năng mềm:

  • Giao tiếp: bạn cần phải có khả năng giao tiếp để diễn dịch công việc và các đề xuất của mình cho nhiều đối tượng khác nhau theo cách mà họ có thể hiểu được. Tương tự, bạn cần biết cách gửi email ngắn gọn và thực hiện các cuộc điện thoại để thảo luận về các thông tin tài chính quan trọng.
  • Thuyết trình: sau khi đưa ra kết luận về tương lai của thị trường, một chuyên viên phân tích tài chính sẽ cần trình bày những hiểu biết của họ với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoặc khách hàng của họ. Do đó, thuyết trình là một kỹ năng vô cùng quan trọng. 
  • Tổ chức: bạn sẽ được cung cấp một lượng lớn dữ liệu rời rạc mà bạn phải lược qua để chọn ra điều gì quan trọng. Kỹ năng này sẽ giúp bạn chuyển dữ liệu thô thành dữ liệu dùng được và quản lý những dữ liệu khác.
  • Giải quyết vấn đề: cuối cùng, các chuyên viên phân tích tài chính phải sử dụng các kỹ năng cứng và trực giác của họ để giải quyết vấn đề. Cần có tư duy phản biện để chuyển đổi những hiểu biết thu được từ dữ liệu và phân tích thành hành động.

Lời kết: 

Sự nghiệp của một Financial Analyst đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nỗ lực bền bỉ và làm việc chăm chỉ. Đây là một công việc tiềm năng không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn mang đến kiến thức cho bạn. Hiểu được Financial Analyst là gì và nỗ lực để theo đuổi từ bây giờ, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine