Federal reserve là gì? Federal reserve (FED) là Cục dự trữ liên bang Mỹ và cũng là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Trên cơ sở là Ngân hàng trung ương, Federal reserve đóng vai trò ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang. FED hoạt động nhằm đảm bảo duy trì một chính sách tiền tệ an toàn, ổn định và linh hoạt phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài của nước Mỹ.
Lịch sử hình thành Federal reserve
Khi đã hiểu được Federal reserve là gì? ta sẽ xem qua lịch sử hình thành của nó.
Đồng hành cùng quá trình tồn tại và phát triển của nước Mỹ, FED đóng vai trò cốt lõi trong hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế Mỹ.
Ra đời vào 23/12/1913 dưới quyền tổng thống Woodrow Wilson theo đạo luật Federal Reserve Act, đây là một hệ thống với mạng lưới của 12 ngân hàng dự trữ liên bang và các chi nhánh nhỏ hơn. Các ngân hàng dự trữ liên bang sẽ quản lý một khu vực, trong đó khu vực New York đóng vai trò quan trọng hơn cả.
Đội ngũ lãnh đạo Federal reserve được gọi là ban thống đốc trong đó gồm 7 thành viên được Tổng Thống Mỹ bổ nhiệm và thông qua sự phê duyệt qua Thương viện. Ban thống đốc này đóng vai trò cốt lõi trong Uỷ ban thị trường mở Hòa Kỳ (FOMC), cơ quan đưa ra các chính sách tiền tệ cho nền kinh tế nước Mỹ bên cạnh chủ tịch của ngân hàng dự trữ liên bang New York và chủ tịch 4 ngân hàng dự trữ liên bang khác.
Chủ tịch thứ 16 đương nhiệm của FED hiện nay là Jerome Powell từ 5 tháng 2 năm 2018. Trước đó, ông từng là thành viên của hội đồng thống đốc và hiện tại ông cũng kiêm chức chủ tịch Ủy ban Thị trường mở Liên bang, điều hành chính sách tiền tệ.
Federal reserve có trách nhiệm với toàn dân Mỹ, Quốc hội và đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của các chính sách tiền tệ và được kiểm toán độc lập định kỳ để đảm bảo các trách nhiệm và nghĩa vụ tài chính.
Hệ thống ngân hàng cấu thành nên Federal reserve
Dưới đây là 12 ngân hàng dự trữ riêng tương ứng với 12 khu dự trữ Liên bang của Mỹ, bao gồm: Boston, New York, Cleveland, Philadelphia, Richmond, Chicago, Atlanta, St. Louis, Kansas, Dallas, Minneapolis, Francisco.
Federal Open Market Committee (FOMC)
Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) là được Federal reserve lập ra nhằm thiết lập chính sách tiền tệ cho nước Mỹ đồng thời cũng phụ trách việc kiểm soát và điều hành để chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả.
FOMC sẽ đề xuất những mục tiêu cho dự trữ bắt buộc, lãi suất dự trữ liên bang mục tiêu và đưa ra những lý giải và cách thực hiện cũng như dự báo những tác động mà điều chỉnh mang lại cho nền kinh tế.
Ba nghiệp vụ chính của FOMC có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ bao gồm:
- Nghiệp vụ thị trường mở: Tăng giảm cung cầu trái phiếu trên thị trường mở sẽ tác động đến nguồn cung tiền tệ và chính sách lãi suất. Bán trái phiếu àm giảm cung tiền tệ và tăng lãi suất. Mua trái phiếu làm tăng cung tiền tệ và giảm lãi suất;
- Tỷ lệ chiết khấu: đây là tỷ lệ mà các ngân hàng phải trả khi vay tiền từ ngân hàng trung ương. Khi tỷ lệ này thấp, thì lãi suất quỹ liên bang cũng thấp, tỷ lệ quỹ liên bang cũng thấp;
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là chính sách yêu cầu các ngân hàng phải tạo khoản dự trữ cho các hoạt động tiền gửi của khách hàng. Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản tăng, khi hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì các ngân hàng sẽ có ngân sách cao hơn cho hoạt động tín dụng và lãi suất cho vay sẽ giảm xuống.
Nhiệm vụ của Federal Reserve là gì?
Đưa ra chính sách tiền tệ, chỉnh sửa và kiểm soát hiệu quả hoạt động của nó là nhiệm vụ cốt lõi của Federal Reserve. Trong đó, chính sách tiền tệ do FOMC đề ra phải đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra lợi nhuận, thêm nhân công, giảm tỷ lệ thất nghiệp và duy trì lạm phát 2% trong dài hạn. FED sử dụng các công cụ tài chính trong đó bao gồm lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thị trường mở… để thực thi chính sách tiền tệ.
Federal Reserve có một số nhiệm vụ cụ thể như:
- Thông qua chính sách tiền tệ duy trì tỷ lệ người lao động có việc làm, chỉ số giá cả ổn định và lãi suất đúng theo quy hoạch;
- Kiểm soát, quản lý và giám sát các hoạt động ngân hàng và đảm bảo các hoạt động tài chính ngân hàng hoạt động an toàn, đúng quy định pháp luật và bảo vệ được tiền gửi và quyền tín dụng của người dân;
- Cung cấp các dịch vụ tài chính liên ngân hàng cho các tổ chức tín dụng, các ngân hàng Trung ương các nước khác và xử lý một số vấn đề tài chính cho Chính Phủ bao gồm phát tiền tiền, thanh toán bù trừ liên ngân hàng, thanh toán điện tử…;
- Federal Reserve cũng thực hiện các nghiên cứu về tình hình kinh tế chung và các bang trên toàn nước Mỹ nằm đưa ra các khuyến cáo và điều chỉnh chính sách;
- Xuất bản các ấn phẩm cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế, tổ chức các hội thảo về kinh tế tài chính trong và ngoài nước;
Tác động của Federal Reserve tới kinh tế toàn cầu
Trên cương vị là ngân hàng Trung Ương của một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, mọi quyết định, động thái của Federal Reserve sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nền kinh tế nước Mỹ và toàn cầu.
Cụ thể, việc tăng giảm lãi suất cơ bản của thị trường ở Mỹ sẽ tác động trực tiếp đến giá trị và vị thế của đồng USD trên thị trường thế giới, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cầu nền kinh tế của các quốc gia có mối quan hệ thương mại với Mỹ đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.
Ví dụ dễ thấy là trong trường hợp Fed tăng lãi suất USD để giảm lạm phát trong nước sẽ khiến đồng USD tăng giá, gây áp lực lên hoạt động nhập khẩu của các quốc gia khác, đồng thời sẽ khiến xuất siêu trong nước giảm, nhập siêu tăng. Cán cân thương mại sẽ thay đổi. Tiền USD tăng giá cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư vào Mỹ.
Phân tích cụ thể cho thấy, khi kinh tế tăng trưởng quá nóng, thì chính sách tăng lãi suất theo một lộ trình nhất định sẽ không làm cho tốc độ phát triển bị chững lại mà sẽ giúp cho việc điều chỉnh lãi suất để kích cầu nền kinh tế được hiệu quả hơn khi tốc độ tăng trưởng bắt đầu suy giảm.
Lãi suất cơ bản sẽ bao gồm lãi suất thực cộng với lạm phát. Vì vậy, để tăng mức lãi suất thực mà vẫn giữ được tỷ lệ lạm phát thì Federal Reserve sẽ điều chỉnh lãi suất cơ bản. Việc điều chỉnh lãi suất sẽ ngăn chặn việc chi tiêu quá mức trong xã hội và giảm thiệu các bong bóng kinh tế trong thị trường tài chính, ngân hàng và bất động sản.
Bên cạnh đó, Federal Reserve cũng có trách nhiệm trong việc xác lập giá trị của tiền USD thông qua các hoạt động ngoại hối với các loại tiền tệ khác. Việc thực hiện chính sách tăng hoặc giảm mua một loại ngoại tệ sẽ trực tiếp khiến tỷ giá của USD và ngoại tệ đó thay đổi trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, sẽ có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến điều chỉnh chính sách tiền tệ của Federal Reserve nên việc nắm bắt tình hình chung của kinh tế xã hội sẽ hiệu quả cho việc nắm bắt được xu thế nền kinh tế. Vì vậy, các nhà đầu tư tài chính, tiền tệ sẽ bám sát những chính sách của Federal Reserve để xem xét động thái và phản ứng của thị trường nhằm có kế hoạch đầu tư phù hợp.
Tổng kết
Nền kinh tế Mỹ cũng như thế giới phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách tiền tệ mà Federal Reserve ban hành. Việc nắm bắt được Federal Reserve là gì cũng như những tác động của nó đến nền kinh tế toàn cầu sẽ là bước cần thiết cho nhà đầu tư trong việc xác định được mục tiêu và kế hoạch đầu tư trong ngắn, trung và dài hạn.