Co-Founder là gì? Hiểu đầy đủ và chính xác về Co-Founder

Trong hệ thống của doanh nghiệp, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của Co-Founder cho sự phát triển của công ty. Co-Founder là người đồng sáng lập doanh nghiệp. Họ cùng với một hay vài người khác tạo nên đế chế riêng của mình.

1. Co-Founder là gì?

Co-Founder là một vị trí mà chúng ta thường được nghe nhắc tới trong lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp. Chúng ta có thể hiểu rằng Co-Founder là một vị trí mà họ có đóng góp công sức trực tiếp tới sự thành lập của công ty.

Trong một doanh nghiệp không nhất thiết chỉ có một người đứng đầu. Có những công ty được thành lập bởi hai hay nhiều người và họ có chức vụ, quyền hạn tương đương nhau được gọi là Co-Founder

Co-Founder người cùng điều hành doanh nghiệp với người khác để tạo lợi ích chung cho công ty. Họ có “tiếng nói” không khác gì Founder. Chỉ là tiếng nói ấy được chia sẻ với người khác. Vì số vốn, công sức họ đóng góp vào nhiều như nhau.

co-founder
Co-Founder là người đồng sáng lập doanh nghiệp

Hiện nay hình thức Co-Founder ngày càng xuất hiện nhiều và trở nên phổ biến. Nhất là những công ty startup. Vì mới thành lập chưa có kinh nghiệm nên họ hợp tác để bổ trợ cho nhau trong quá trình quản lý, xây dựng doanh nghiệp.

Có nhiều trường hợp đó là những người bạn, anh em, họ hàng muốn lập công ty chung. Những Co-Founder thường cùng chung lý tưởng, mục tiêu thì mới dễ dàng trong việc hợp tác và phát triển công ty. Qua những khái niệm và phân tích trên bạn đã hiểu Co-Founder nghĩa là gì rồi phải không nào?

2. Vai trò của Co-Founder đối với doanh nghiệp 

Co-Founder có vai trò quan trọng không kém gì Founder. Họ có thể là người đưa ra những ý tưởng để thành lập công ty. Trong quá trình hoạt động, những chiến lược đúng đắn của Co-Founder sẽ giúp công ty phát triển. 

Co-Founder còn thể hiện quyền lực của mình trong các cuộc họp cổ đông. Những ý kiến đồng tình hay phản bác của người này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến kết quả chung. Những lá phiếu hay cái gật đầu của Co-Founder có khả năng thay đổi cục diện. 

Co-Founder nghĩa là người hỗ trợ chuyên môn, kỹ năng cho công ty. Họ có thể là chuyên gia trong lĩnh vực mà công ty đang theo đuổi. Nhờ những kiến thức uyên bác của Co-Founder mà doanh nghiệp dễ dàng hiện thực những mục tiêu đã đề ra. 

Những kỹ năng mềm: giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, ngoại ngữ… của Co-Founder cũng đáng nể không kém. Nhờ các kỹ năng ấy họ nhanh chóng ký được hợp đồng với các đối tác lớn. Trở thành diễn giả để trình bày trước hàng nghìn nhân viên. Co-Founder giúp chia sẻ văn hóa doanh nghiệp sẽ lan tỏa được sức hút với nhân viên và truyền thông. 

3. Sự khác nhau giữa Founder và Co-Founder

Nếu Co-Founder là người đồng sáng lập công ty thì Founder là người duy nhất lập nên doanh nghiệp đó. Như vậy, một mình Founder có quyền hành, trách nhiệm cao nhất trong công ty. 

Founder là người duy nhất đưa ra những ý tưởng để khởi nghiệp. Họ không tham khảo, bàn bạc và nhận nghĩa vụ hay trách nhiệm của một người nào khác cho quá trình ban đầu lập nghiệp. Nhìn chung Founder là người tiên phong duy nhất tạo nên công ty. 

co-founder
Founder và Co-Founder có những điểm khác nhau rõ ràng

Founder nắm trong tay quyền lãnh đạo tất cả các phòng ban. Những quyết định của họ có tính chủ quan nếu như không được bàn bạc với các cổ đông hay trưởng phòng. Founder còn gánh vác trên vai nhiều trọng trách. Từ các kiến thức chuyên môn đến kỹ năng đều cần am hiểu vững vàng vì không có sự kề vai sát cánh của một người có trách nhiệm, tài năng tương đương mình. 

Nếu bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp hãy cân nhắc giữa việc trở thành Co-Founder hay Founder. Cả hai đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng. Co-Founder không có quyền hành 100% vì thế trọng trách cũng được san sẻ cho người khác. Ngược lại Founder dù nắm trong tay khả năng lãnh đạo công ty nhưng áp lực và khối lượng công việc cũng không đếm xuể.

4. Những tố chất để trở thành Co-Founder giỏi 

Để trở thành Co-Founder giỏi cần rất nhiều tố chất. Bao gồm những tố chất sẵn có và những điều học hỏi, trau dồi được. Trong đó trình độ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất là rất quan trọng. 

Về trình độ kiến thức: bạn cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị, điều hành và những kiến thức liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn kinh doanh. Ngoài ra nếu am hiểu về luật sẽ giúp doanh nghiệp bạn tránh các rủi ro đáng tiếc. 

Về kỹ năng: nhiều người thành công đều đã phát biểu rằng kỹ năng quyết định đến hơn 70% sự thành công của con người. Đối với Co-Founder cũng vậy, kỹ năng là tố chất để họ chinh phục mọi thử thách. 

Có thể kể đến kỹ năng giao tiếp, đàm phán. Nó giúp Co-Founder trò chuyện gắn kết với đối tác và cả nhân viên. Từ đó tạo được sự thiện cảm và thuận lợi trong công việc. Kỹ năng nói chuyện trước đám đông, thuyết trình sẽ giúp bạn tự tin thể hiện những thông điệp, phát biểu trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Những người khác sẽ càng nể phục và tôn trọng người đồng sáng lập đa tài. 

Về phẩm chất: đó phải là người có tầm nhìn xa trông rộng để hoạch định chiến lược, mục tiêu cho doanh nghiệp. Với sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu thế thị trường bạn sẽ dễ dàng có những quyết định đẩy công ty vươn xa. Ngoài ra bạn cần khéo léo, mềm dẻo và có sự tương hỗ với người cộng sự đồng sáng lập với mình. Vì đây là doanh nghiệp chung nên sự quan tâm, chia sẻ công việc sẽ rất cần thiết. Luôn giữ đoàn kết, hòa khí để tránh sự xung đột không đáng có giữa các thành viên nữa nhé. 

5. Kinh nghiệm dành cho các startup 

Nếu bạn đang có dự định hoặc vừa mới startup thì cần học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau để rút ngắn con đường thành công của mình. Bởi vì nếu phải tự mình trải nghiệm tất cả những điều đó bạn sẽ phải trả giá rất nhiều cả về tiền bạc, thời gian, sức lực và cả doanh nghiệp mà mình cất công xây dựng. 

Điều đầu tiên, các Co-Founder cần ngồi lại để lên ý tưởng, chiến lược và mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho doanh nghiệp. Việc vẽ nên bức tranh muôn màu và chi tiết sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng những gì mình cần phải làm, tránh trường hợp làm trong mơ hồ, mất phương hướng. 

Co-Founder
Kinh nghiệm dành cho các Co-Founder mới startup

Tiếp theo bạn cần lựa chọn nhân sự phù hợp, có tài và có đức. Những nhân sự đầu tiên sau này sẽ trở thành những người theo sát, giúp đỡ bạn rất nhiều. Nên chọn những người nhiệt huyết vì trong giai đoạn đầu startup sẽ rất khó khăn nếu không có tố chất này họ khó lòng làm hết sức vì bạn. 

Nhân sự còn phải là những người trung thực, đáng tin cậy. Đây là điều mà doanh nghiệp mới hay lâu năm đều đặt lên hàng đầu khi tuyển dụng. Những bí mật nội bộ nếu để đối thủ biết sẽ gây tác hại khó lường. Ngoài ra kiến thức chuyên môn cũng rất quan trọng để tạo nên hiệu suất công việc cao cho doanh nghiệp của bạn. 

Thứ ba, tạo văn hóa doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu tiên. Có lẽ đây là điều mà các startup hay bỏ qua. Nhưng thật sự việc tạo nên văn hóa cho công ty rất quan trọng trong việc truyền thông nội bộ lẫn bên ngoài. Có thể kể đến văn hóa đọc sách, mỉm cười, tương tác lẫn nhau hay chào cờ mỗi sáng thứ hai. Hãy tìm hiểu và lên danh sách những điều bạn muốn người khác nghĩ về doanh nghiệp của mình nhé. 

Lời kết 

Để mở một doanh nghiệp và giúp nó đứng vững, vươn xa trên thị trường không phải là điều dễ dàng. Đó là cả quá trình dài cần sự chung sức của các Co-Founder và toàn thể nhân viên. Cùng với những chiến lược hiệu quả, đón đầu thị trường sẽ là yếu tố giúp công ty bạn tăng trưởng vượt bậc. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về khái niệm Co-Founder là gì và những nội dung bổ ích xoay quanh vị trí này. Biết đâu đến tron tương lai bạn sẽ nhanh chóng trở thành một Co-Founder tài giỏi, lập nhiều thành tích và được nhiều người ngưỡng mộ. Chúc bạn thành công nhé! 

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine