Thị trường chứng khoán là một thị trường đầy tiềm năng và phát triển rất nhanh trong thời gian trở lại đây. Một cơ hội đầu tư cực kỳ lớn để mọi người có thể gia tăng thêm thu nhập, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi. Tuy nhiên, việc đầu tiên phải làm là nắm rõ các loại lệnh giao dịch chứng khoán, thời gian diễn ra các lệnh thì mới có thể tham gia vào các sàn chứng khoán.
Khi các bạn nắm rõ được các chức năng và cách hoạt động của những loại lệnh thì các bạn sẽ biết các áp dụng nó vào trong giao dịch. Nhờ vào đó bạn sẽ đưa ra những lệnh giao dịch thích hợp với chiến lược của bản thân.
1. Lệnh giao dịch giới hạn (LO)
Lệnh LO viết tắt của chữ Litmit Oder nghĩa là lệnh giới hạn. Lệnh này được thực hiện khi nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc bán theo mức giá chỉ định hoặc cao hơn. Hiệu lực của lệnh giới hạn LO là một ngày – cuối ngày của phiên giao dịch hoặc do nhà đầu tư tự hủy.
Trên các sàn giao dịch hiện nay, lệch LO chủ yếu được thực hiện cho các lệnh chờ. Người đặt lệnh sẽ không được thực hiện luôn mà bắt buộc phải treo lệnh ở đó, sau đó chờ đến lượt của mình mới được thực hiện các giao dịch mua bán.
Lợi nhuận của nhà đầu tư lớn hay bé, có hay không khi thực hiện lệnh LO phụ thuộc rất lớn và biến động của thị trường. Nếu thị trường có biến chuyển tốt, theo đúng dự đoán của họ thì nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận cao hơn, giảm thiểu rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, nếu như thị trường diễn ra không như mong muốn, sẽ gây cảm giảm căng thẳng và tạo áp lực, mất thời gian chờ đợi lệch.
2. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO)
Lệnh ATO là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa và chỉ được áp dụng cho các sàn chứng khoán tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian để thực hiện lệnh này là từ thời điểm giá mở cửa bắt đầu mở hoặc nhà đầu tư có thể đặt trước đó.
Thời gian cụ thể là khoảng thời gian từ 8h-9h sáng hàng ngày. Lúc này, hệ thống sẽ ghi nhận các thông tin về lệnh. Sau thời điểm 9h15, các lệnh chứng khoán về ATO sẽ không được ghi nhận, nếu còn một phần của lệnh thì chúng cũng bị tự động hủy. Nhà đầu tư phải thực sự lưu ý vấn đề này để tránh bị mất những giao dịch không đáng có.
Khi có đồng thời cả lệnh ATO và lệnh LO thì lệnh ATO sẽ được ưu tiên hơn khi so khớp lệnh, nhà đầu tư đặt lệnh trên phiếu tại các công ty chứng khoán cũng không cần ghi giá cụ thể vào là bao nhiêu. Chỉ cần ghi lệnh ATO, hệ thống sẽ tự động cập nhật và tự hiểu.
Ưu điểm của loại lệnh này là nhà đầu tư có cơ hội mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá tốt nhất tại thời điểm đầu của mỗi phiên giao dịch. Tuy nhiên, chúng cũng rất khó để kiểm soát về mức giá khớp lệnh. Muốn có được hiệu quả cao nhất, đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm và khả năng tính toán rất tốt.
3. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định đóng cửa (ATC)
Lệnh giao dịch ATC ngược lại với lệnh ATO, chúng được thực hiện ở thời điểm đóng cửa của mỗi phiên giao dịch. Là tên viết tắt của At The Closing. Đây là lệnh đặt mua hoặc đặt bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa.
Ở thời điểm hiện tại, lệnh ATO chỉ được thực hiện tại hai sàn là HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) và sàn HNX (Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội). Thời gian khớp lệnh ATC là từ 14h30 – 14h45. Lệnh ATC luôn được ưu tiên so với lệnh LO.
Lệnh ATC không có mức giá cố định, nó sẽ được thực hiện và áp theo mức giá ngoài thị trường, tức là các mức giá đang có sẵn ở thời điểm đó.
Trong các loại lệnh giao dịch chứng khoán, thì lệnh ATC cực kỳ phổ biến bởi chúng diễn ra liên tục nếu muốn tiến hành khớp lệnh nhưng chỉ được thực hiện duy nhất một lần ở thời điểm khớp lệnh cuối cùng trong phiên giao dịch ngày hôm đó. Trong thời gian khớp lệnh cuối phiên, nếu chưa thực hiện xong hệ thống sẽ không ghi nhận hoặc một phần của lệnh chưa thực hiện xong cũng sẽ bị tự động hủy.
4. Lệnh khớp sau giờ (PLO)
Lệnh khớp sau giờ PLO là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi đã kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Lệnh này mới được áp dụng và chỉ được thực hiện tại Sàn giao dịch Hà Nội từ sau ngày 05/11/2018 trong các loại lệnh giao dịch chứng khoán.
Lệnh PLO này được thực hiện vào thời điểm cuối phiên giao dịch trong ngày, từ 14h45 – 15h hàng ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6.
Mục đích chính của lệnh PLO này là giúp cho những nhà đầu tư đang do dự có thêm thời gian để suy nghĩ và chốt lệnh. Nó không khác gì một phiên khớp lệnh bổ sung nhưng được kéo dài một chút thời gian.
Mức giá của lệnh PLO được xác định là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch hôm đó. Nhà đầu tư sau khi đã nhập lệnh thì không được phép sửa giá, sửa lệnh hay thậm chí là hủy lệnh. Ngay sau khi nhập vào hệ thống, lệnh PLO sẽ được khớp lệnh nếu như có lệnh đối ứng nào đó đang chờ sẵn.
Tuy nhiên, nếu như ở phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ mà không xác định được giá khớp lệnh thì lệnh PLO sẽ không được công nhận và ghi vào hệ thống giao dịch.
5. Lệnh MP
Lệnh MP là lệnh mua bán chứng khoán theo giá tốt nhất của thị trường trong các loại lệnh giao dịch chứng khoán. Giải thích dễ hiểu chức năng của lệnh MP là gì, nó sẽ là mức giá thấp nhất đối với người mua và mức giá cao nhất đối với người bán (tính theo giá thị trường). Đây là lệnh chỉ được thực hiện ở sàn TP HCM.
Lệnh MP được thực hiện ở nhiều bước giá. Đầu tiên, nếu như khối lượng cổ phiếu chưa được mua bán hết, nhà đầu tư sẽ thực hiện lệnh MP để mua với giá bán cao hơn hoặc bán tại giá mua thấp hơn tiếp theo ở mức giá đang có trên thị trường.
Nếu ở bước giá này vẫn chưa khớp được thì sẽ chuyển sang lệnh giới hạn LO. Với lệnh LO, thì cổ phiếu sẽ bán ở giá sàn và mua ở giá trần.
Tại sàn HNX, cũng có lệnh tương đương lệnh MP nhưng được chia thành 3 loại: Lệnh thị trường giới hạn (MTL), lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK), lệnh thị trường khớp và hủy (MAK). Tất nhiên, giữa ba lệnh này sẽ có sự khác nhau để nhà đầu tư có thể lựa chọn phù hợp với tình hình của mình, hạn chế thiệt hại cho mình.
-Lệnh MTL: là lệnh thị trường giới hạn sau khi khớp lệnh, số lượng chứng khoán còn lại sẽ chuyển sang lệnh LO nếu còn.
Hiệu lực của lệnh MTL là trong các phiên khớp lệnh liên tục.
-Lệnh MOK: là lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy. Nghĩa là khi thực hiện lệnh này, nếu như chứng khoán không được khớp toàn bộ thì hệ thống sẽ tự động hủy ngay. Nếu muốn thực hiện được lệnh này thì lệnh mua và lệnh bán bắt buộc phải đối ứng với nhau về số lệnh đặt và khối lượng giao dịch.
-Lệnh MAK: là lệnh có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần dư chưa được thực hiện sẽ bị hủy ngay khi vừa khớp lệnh.
Khi thực hiện hai lệnh MOK và MAK thì phải thực hiện theo trình tự ưu tiên và nguyên tắc sau:
+Ưu tiên thực hiện lệnh ATO.
+Ưu tiên về giá.
+Ưu tiên về thời gian.
6. Lệnh điều kiện
Lệnh điều kiện hay còn gọi là lệnh chờ là lệnh giới hạn nhưng cho phép nhà đầu tư có thể kéo dài và duy trì nó trong nhiều ngày cho đến khi khớp lệnh hoặc hết thời gian cho phép.
Giá của lệnh điều kiện bắt buộc phải nằm giữa mức giá trần và giá sàn. Lệnh chờ cũng bắt buộc phải đáp ứng một số điều kiện của các lệnh thông thường và có thể khớp toàn bộ hoặc khớp một phần.
Tổng kết
Như vậy, chúng tôi vừa giải thích các loại lệnh giao dịch chứng khoán, các lệnh chứng khoán phổ biến và cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nằm lòng nếu muốn tham gia vào thị trường này. Sử dụng các loại lệnh giao dịch chứng khoán ở thời điểm thích hợp sẽ giúp cho nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội hơn.
Tổng hợp: toptradingforex.com