Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh hay đầu tư vào một lĩnh vực nào đó trên thị trường. Tuy nhiên, dưới góc nhìn kinh tế, tài chính lợi nhuận lại được chia thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào mục đích của việc phân tích kết quả kinh doanh. Vậy lợi nhuận là gì? Trong kinh doanh có những loại lợi nhuận nào?
1. Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận đó chính là phần chênh lệch giữa doanh thu tổng và chi phí đã bỏ ra trong 1 giai đoạn hoạt động kinh doanh. Nếu lợi nhuận là số dương có nghĩa doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Nhưng trường hợp ngược lại, lợi nhuận âm, có nghĩa doanh nghiệp đang hoạt động thiếu hiệu quả.
Có thể nói lợi nhuận nói lên được rất nhiều điều về quá trình quản lý hoạt động của một tổ chức. Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ chứng minh được các chi phí bỏ ra được sử dụng một cách hợp lý. Lợi nhuận trong dài hạn có sự tăng trưởng nghĩa là doanh nghiệp ghi nhận được số lượng hàng hóa bán được nhiều hơn, hoặc chi phí sản xuất đang giảm xuống, quá trình đầu tư tài chính có lợi hơn. Khi lợi nhuận tăng cho thấy được hiệu quả hoạt động đang tăng.
2. Phân loại lợi nhuận trong kinh doanh
Định nghĩa lợi nhuận là gì khá đơn giản nhưng đi sâu vào các loại lợi nhuận của doanh nghiệp thì đôi khi sẽ khiến các bạn cảm thấy bối rối. Có 3 nhóm lợi nhuận trong kinh doanh chủ yếu như sau:
2.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Bước 1: Xác định doanh thu thực
DT thực = Tổng DT – Trừ các loại thuế gián thu và những khoảng giảm trừ khi bán hàng.
Tổng doanh thu chính là giá trị được ghi trên những hóa đơn cho quá trình bán hàng.
Thời điểm khách hàng phát sinh khoản nợ cho đến lúc nhận được tiền thanh toán sẽ xảy ra một vài trường hợp giảm trừ phần tiền đó so với con số ban đầu. Những khoảng đó bao gồm:
Phần chiết khấu khi khách hàng thực hiện trả nợ trước thời gian cam kết được gọi là khoảng tiền chiết khấu thanh toán.
Những loại hàng hóa phát sinh ra lỗi từ phia sản xuất buộc phải bồi thường cho khách hàng.
Những mặt hàng được giảm giá xuất phát từ các trường hợp như:
Giảm giá hàng bán, gồm 3 nguyên nhân:
Mua hàng với khối lượng lớn, khách hàng được giảm trừ dựa trên những tỷ lệ đã được quy định sẵn trên giá bán, điều này được áp dụng sau từng lần mua hàng.
Những khoảng giảm giá xuất phát từ nguyên nhân hàng hóa không đạt chất lượng, không đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Giảm giá khi khách hàng mua một số lượng nhất định trong một khoảng thời gian, điều này đã thỏa thuận trước đó.
Những khoảng thuế gián thu trong quá trình bán hàng, có nghĩa là các phần thuế do người tiêu dùng phải trả khi họ thực hiện việc mua hàng hóa, dịch vụ. Lúc này các công ty chỉ có trách nghiệm đứng ra thu và nộp thuế giúp người tiêu dùng. Trong đó có các loại thế xuất khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt…
Bước 2: Xác định lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = DT thực – Chi phí vốn hàng hóa.
Bước 3: Lợi nhuận từ quá trình kinh doanh, sản xuất
Lợi nhuận = LN gộp – Chi phí quản lý, chi phí bán hàng.
2.2 Lợi nhuận từ đầu tư tài chính
Phần lợi nhuận này sẽ được xác định từ quá trình hoạt động tài chính bằng cách lấy đi doanh thu trừ chi phí của quá trình hoạt động.
2.3 Lợi nhuận bất thường
Lợi nhuận bất thường đúng như cái tên đây là một trong các loại lợi nhuận của doanh nghiệp khó kiểm soát nhất và thường đến vào những lúc chúng ta không ngờ đến. Lợi nhuận bất thường là phần lợi nhuận không được hình thành từ trong kỳ kinh doanh mà từ những kỳ trước hoặc xuất phát từ khách hàng mang lại cho doanh nghiệp chứ không xuất phát từ kết quả kinh doanh. Cách xác định cũng khá đơn giản đó là lấy doanh thu trừ chi phí.
Tổng giá trị của lợi nhuận thuần(trước thuế) xuất phát từ 3 khoảng lợi nhuận bất thường cộng lại.
Lợi nhuận sau thuế được tính bằng cách lấy phần lợi nhuận đã tính ở trên trừ đi thuế thu nhập.
Những số liệu trên đều được ghi nhận hết vào những kết quả kinh doanh của tổ chức.
3. Vai trò của lợi nhuận là gì?
Chúng ta đã tìm hiểu qua lợi nhuận là gì? Cũng như cách tính lợi nhuận là gì? Vậy vai trò của nó đối với nền kinh tế chung và từng chủ thể tác động như thế nào? Đây là yếu tố đánh giá được hiệu quả cũng như sức mạnh của một nền kinh tế tại một quốc gia.
3.1 Doanh nghiệp
Lợi nhuận là gì? Lợi nhuận tác động đến doanh nghiệp như thế nào? Đây là vấn đề rất chủ chốt đối với quá trình tồn tại của một doanh nghiệp. Bởi đó là yếu tố giúp một tổ chức có thể tái đầu tư được hoạt động sản xuất. Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng xuất hiện nhiều hơn và tính cạnh tranh diễn ra một cách mạnh mẽ. Vì vậy một doanh nghiệp không tạo ra được lợi nhuận sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
Lợi nhuận là yếu tố tác động đến nhiều khía cạnh của một tổ chức. Lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ có tác động đến tình hình tài chính nói chung, mà còn ảnh hưởng tới các nghĩa vụ trả nợ và vận hành. Doanh thu từ quá trình kinh doanh thấp cũng chính là một hiểu hiện ban đầu của việc không có lợi nhuận. Khi đó tổ chức cần phải giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng.
Để đảm bảo được cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục thì đảm bảo doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng. Khi một doanh nghiệp hoạt động tạo ra lợi nhuận, phần tiền dư được sau khi giải quyết thuế sẽ thực hiện việc tái đầu tư, hay xây dựng quá trình mở rộng kinh doanh và phát triển các loại sản phẩm khác.
Đối với một doanh nghiệp thì để duy trì được vị trí của mình khi đã có chỗ đứng trên thị trường thì lợi nhuận đóng một vai trò thiết yếu. Vì có lợi nhuận liên tục mới tạo được lợi thế trong quá trình huy động vốn. Lãi được sinh ra cũng thể hiện được hiệu quả trong bộ máy quản lý của tổ chức. Những điều này thể hiện được tầm quan trọng của lợi nhuận là gì.
3.2 Người lao động
Người lao động là đối tượng trực tiếp nhận được tác động tích cực khi một mô hình hoạt động có lợi nhuận. Khi đó họ sẽ nhận được các phần lương thưởng cao hơn, niềm tin và trách nhiệm trong công việc cũng sẽ được nâng cao. Từ đó hiệu quả kinh doanh của tổ chức sẽ được đẩy mạnh hơn.
3.3 Nền kinh tế chung
Ảnh hưởng của nền kinh tế chung đối với lợi nhuận là gì? Một nền kinh tế tại một quốc gia có nhiều các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao được chất lượng chung của thị trường. Đây là kết quả tích cực mà nhiều quốc gia mong muốn có được.
Khi nền kinh tế phát triển với nhiều chủ thể có được lợi nhuận tốt, điều này sẽ đóng góp vào việc phát triển hạ tầng thông qua những khoảng thuế của đất nước. Những khoảng tiền này sẽ phục vụ cho an ninh, đường xá, trường học, bệnh viện… nâng cao được chất lượng sống của quốc gia.
4. Tổng kết
Lợi nhuận là gì? Phân loại và cách xác định những chỉ tiêu lợi nhuận đã được giải đáp một cách chi tiết thông qua nội dung trên. Chúng ta dễ dàng nhận ra được tầm quan trọng của lợi nhuận trong quá trình hoạt động của một tổ chức. Phụ thuộc vào quy mô hoạt động thì cách xác định lợi nhuận sẽ đơn giản và phức tạp. Nhưng chung quy lại cách xác định lợi nhuận cũng không quá khó để thực hiện. Mong rằng bạn sẽ áp dụng được các kiến thức này trong cuộc sống.