Bất kể doanh nghiệp lớn hay nhỏ, kinh doanh sản phẩm nào cũng cần dùng đến đòn bẩy tài chính. Đây được coi là công cụ “bỏ túi” cho doanh nghiệp tăng tỷ suất lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, đòn bẩy cũng đem lại tín hiệu tích cực, mà đôi khi chúng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến chủ sở hữu “tay trắng”. Để biến “đòn bẩy” về tài chính trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Top Trading Forex!
1. Khái niệm đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là mức độ sử dụng tiền vay vốn từ các công ty môi giới để đầu tư với hy vọng lợi nhuận thu được cao hơn tiền vay ban đầu. Tỷ lệ đòn bẩy quan hệ chặt chẽ với hệ số nợ. Hệ số nợ càng cao, đòn bẩy càng cao, và ngược lại.
2. Đánh giá của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp
Xét khách quan, đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp có những lợi ưu điểm và hạn chế sau đây:
2.1 Ưu điểm vượt trội
- Đòn bẩy tạo cơ hội tăng cao nguồn thu nhập: Hầu hết các doanh nghiệp muốn tham gia các dự án đầu tư đều sử dụng công cụ đòn bẩy, điển hình là trong lĩnh vực bất động sản theo hình thức “lướt sóng”. Thực tế chứng minh rằng rất nhiều doanh nhân đã đi lên từ “hai bàn tay trắng” nhờ áp dụng linh hoạt, nhạy bén đòn bẩy.
- “Lá chắn” thuế được hiểu là khoản tiền lãi vay bạn phải trả khi vay vốn sẽ được trích trừ vào tiền chịu thuế của doanh nghiệp. Do đó, thuế thu nhập cá nhân sẽ được giảm. Đồng thời tạo điều kiện để tăng thu nhập.
- Tối ưu và linh động nguồn vốn: Nếu không đủ điều kiện tài chính, chủ đầu tư có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để kiếm lời. Yếu tố đòn bẩy trong tài chính cho phép chủ đầu tư có thêm nguồn vốn hợp pháp để tham gia đầu tư nhiều hơn, tạo cơ hội xoay vòng vốn nhằm phát triển kinh doanh.
- Chi phí thấp: Gần như tất cả các nhà đầu tư đều có thể giao dịch với Financial Leverage vì sản phẩm giao dịch của chúng khá rẻ.
- Bán khống thị trường: Hình thức này đang được nhiều nhà đầu tư áp dụng hơn hết. Bán khống được hiểu là trader tận dụng việc giao dịch các sản phẩm có đòn bẩy để dự đoán xu hướng tăng – giảm của giá thị trường. Từ đó, có hướng đặt lệnh BUY – SELL để kiếm lời.
- Ngoài ra, một số ưu điểm khác của Financial Leverage nữa là: Yêu cầu vốn tự chủ của nhà đầu tư thấp, trong một số trường hợp, đòn bẩy còn có tác động tích cực đến tính thanh khoản.
2.2 Một số hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì đòn bẩy cũng chứa những rủi ro không mong muốn. Bạn nên cẩn trọng khi lựa chọn yếu tố đòn bẩy để có hiệu quả cao nhất.
- Dễ rơi vào khủng hoảng tài chính: Vì vốn đầu tư ban đầu của bạn thấp, trong khi số tiền vay vốn để đầu tư phải chịu lãi suất mỗi ngày. Nếu việc kinh doanh gặp khó khăn, thực trạng ngưng đọng vốn sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, thậm chí là phá sản, vỡ nợ.
- Hệ số đòn bẩy chịu tác động mạnh mẽ từ biến động của thị trường giá. Nếu thị trường tụt dốc hoặc đóng băng, Financial Leverage sẽ phản tác dụng, v.v.
Rủi ro là một phần tất yếu của thị trường. “Cuộc đua” đầu tư phát triển là một hành trình dài, cần sự hiểu biết và nghiên cứu của nhà đầu tư. Bạn nên thận trọng trong việc sử dụng công cụ đòn bẩy, kết hợp với dự đoán xu hướng thị trường nhằm hạn chế rủi ro, gia tăng doanh số.
3. Các hệ số đòn bẩy tài chính
Không có con số cụ thể về việc đầu tư đòn bẩy là bao nhiêu. Tùy vào điều kiện kinh tế, khả năng phán đoán tình hình phát triển của doanh nghiệp để đưa ra mức đòn bẩy phù hợp. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp và nhà đầu tư nên quan tâm đến hệ số đòn bẩy tài chính. Bởi đây là cơ sở đo lường chỉ số đòn bẩy.
3.1 Hệ số D/A (Số nợ/Tổng số tài sản)
Hệ số này phản ánh mức độ vay nợ trên tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp. Nếu chỉ số D/A cao nghĩa là chủ sở hữu đang tận dụng tốt kênh Financial Leverage trong kinh doanh. Tuy nhiên trong tương lai, doanh nghiệp sẽ khó lòng huy động vốn nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh.
Hệ số D/A phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: lĩnh vực hoạt động, mô hình kinh doanh, quy mô sản xuất, mục đích vay vốn. Nên kết hợp với nhiều tỷ số khác để có góc nhìn tổng quan hơn về hệ số D/A.
3.2 Hệ số D/C (Số nợ/vốn)
Hệ số D/C cho biết tỷ lệ nợ chiếm bao nhiêu trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, D/C còn phản ánh sức mạnh của tài chính của doanh nghiệp, khả năng chi trả nợ và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Nếu hệ số D/C của doanh nghiệp cao hơn mức bình quân ngành, nghĩa là tình hình tài chính của doanh nghiệp không mấy khả quan. Khả năng cao doanh nghiệp đang gánh một khoản nợ không nhỏ, điều này kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
3.3 Hệ số D/E (Số nợ/vốn chủ sở hữu)
Hệ số nợ/số vốn chủ sở hữu cho biết quy mô tài chính của doanh nghiệp. Nói cụ thể hơn là cho biết được tỷ lệ nợ và vốn tự có mà doanh nghiệp dùng để chi trả cho hoạt động kinh doanh. Đây là tỷ số đòn bẩy được sử dụng phổ biến nhất.
Nếu D/E lớn hơn 1 đồng nghĩa doanh nghiệp đang chủ yếu dùng nguồn vay vốn bên ngoài để kinh doanh. Điều này có thể gây áp lực cho doanh nghiệp do việc chi trả lãi suất khá lớn. Tuy nhiên, mặt lợi của việc vay nợ để đầu tư mang lại là “lá chắn” thuế. Doanh nghiệp nên tận dụng yếu tố này để khai thác hiệu quả từ thuế.
3.4 Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy được tính bằng: Số vốn vay/Số vốn chủ sở hữu. Nếu hệ số Financial Leverage thấp tức là doanh nghiệp đang dùng phần lớn số vốn tự có để kinh doanh, khả năng tận dụng đòn bẩy tài chính chưa hiệu quả.
3.5 Hệ số chi trả lãi vay
Đây là hệ số phản ánh khách quan lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi càng lớn. Nếu chỉ số này thấp hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đang chịu sức ép quá lớn từ lãi vay (hoặc số tiền vay quá nhiều, hoặc lợi nhuận thu lại trong quá trình kinh doanh quá ít, không có khả năng trả lãi vay).
Vay nợ là một khoản chi phí không chịu thuế. Nợ càng ngày càng rẻ. Do đó, doanh nghiệp được tạo điều kiện để đầu tư qua việc vay nợ. Tuy nhiên, khi khoản nợ đã quá lớn sẽ gây sức ép đến doanh nghiệp. Lúc này, kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, đó chính là phá sản. Doanh nghiệp nên hết sức cẩn trọng trước các khoản vay nợ, khối lượng vay nợ và hướng đầu tư.
4. Lời kết
Tóm lại, đòn bẩy tài chính là công cụ hỗ trợ đắc lực nhằm tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Sử dụng đòn bẩy phù hợp tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh phát triển, ngược lại, nếu áp dụng chiến lược đòn bẩy bừa bãi khiến doanh nghiệp thua lỗ. Hy vọng qua những thông tin cần thiết trên đây, các bạn sẽ biết cách đầu tư, sử dụng đòn bẩy chính xác, phù hợp và hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!