Kinh tế thị trường mở là điều kiện thuận lợi để cải thiện nền kinh tế, chính trị của một đất nước. Thu hút đầu tư càng nhiều, quốc gia, đặc biệt là những nước nghèo càng có cơ hội để bật lên để cải thiện đời sống cho người dân, tăng vị thế của mình. Tuy nhiên, mỗi một hình thức đầu tư đều có những tác động đến nền kinh tế. Điển hình như FDI. Tích cực có, nhưng tiêu cực cũng không ít.
1.FDI là gì? Khái niệm và bản chất của FDI
1.1 Khái niệm FDI
FDI viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một trong những hình thức kinh doanh cực kỳ phổ biến trong nền kinh tế mở cửa hiện nay. Doanh nghiệp của nước này nhưng lại hoạt động, kinh doanh trên lãnh thổ của nước khác với mục đích có được lợi ích lâu dài và có thể trực tiếp, chủ động trong việc nắm quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của mình.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp yêu thích hình thức kinh doanh này, nó không chỉ mở rộng ra cơ hội cho nhà đầu tư. Mà ngay cả chính những người dân của đất nước sở tại cũng đạt được nhiều lợi ích này. Hiện nay tại Việt Nam, Chính phủ và Quốc hội vẫn đang nỗ lực để thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư về Việt Nam nhiều hơn.
1.2 Bản chất của FDI
FDI hay các doanh nghiệp FDI không phải là hình thức kinh doanh xuất hiện đầu tiên trên thị trường kinh tế mở. Nó ra đời muộn hơn rất nhiều so với các hình thức khác. Xong nó lại đang là xu hướng tất yếu trong những năm tiếp theo với các quốc gia trên thế giới.
Bản chất của FDI là sự gặp gỡ giữa các bên có nhu cầu để cùng tạo ra được lợi ích chung và lâu dài. Cụ thể một bên là nhà đầu tư (tổ chức hoặc cá nhân), một bên là Chính phủ nơi tiếp nhận đầu tư.
FDI phải thể hiện được nhiều điều kiện, lợi ích và nhu cầu của cả hai bên chứ không đơn thuần chỉ là lợi ích từ một phía:
-Nhà đầu tư khi thành lập FDI phải cam kết về quyền và nghĩa vụ đối với lãnh thổ mà mình đầu tư. Đặc biệt là các vấn đề về kinh tế và môi trường.
– FDI phải có sự gắn kết giữa sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế. Song hành, thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau.
– FDI thể hiện quyền chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất của nhà đầu tư đối với nước được đầu tư.
-Cần đảm bảo mối quan hệ trong việc mở rộng thị trường giữa các doanh nghiệp theo hình thức đa quốc gia, đa công ty.
-Thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý đối với số vốn đã đầu tư.
2. Khái niệm về vốn FDI
Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sang nước khác thông qua các hình thức kinh doanh, sản xuất. Mục đích của việc này là mang đến lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư.
Nguồn vốn FDI được thể hiện bằng nhiều hình thức tài sản khác nhau như tiền, vàng, tài sản, v.v.
3. Tác động của FDI đối với nền kinh tế
Mỗi một hình thức kinh doanh ra đời sẽ đều có tác động đến nền kinh tế. Bởi nó không tự nhiên được sinh ra. Đây là kết quả của sự nỗ lực đến từ nhiều bên, hình thành trong nhiều năm liền để có được những hình thức đó.
Với FDI nó không đơn thuần chỉ là mang tiền sang nước ngoài đầu tư, kinh doanh để kiếm lợi nhuận. Nó còn có sự ảnh hưởng đến chính trị, văn hóa của một quốc gia.
3.1 Tác động tích cực của FDI
Lợi ích cho cả hai phía, nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư FDI, đó là điều hiển nhiên.
+Đối với nhà đầu tư FDI:
-Khai thác được nguồn nhân công, khoáng sản, thị trường tiềm năng của nước tiếp nhận đầu tư. Từ đó, mở rộng được quy mô kinh doanh của công ty mẹ hoặc cá nhân, mang đến lợi ích cao hơn.
-Hạn chế cạnh tranh ở nước sở tại khi cùng kinh doanh một mặt hàng hoặc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
– FDI mở rộng thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh.
-Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
+Đối với nước tiếp nhận đầu tư FDI:
– FDI tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước.
– FDI tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước.
-Nhà đầu tư là người nước ngoài trực tiếp quản lý và kiểm soát do vậy, họ sẽ có trách nhiệm với số vốn cũng như hoạt động kinh doanh của mình.
– FDI sẽ giúp nước tiếp nhận đầu tư được bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế trong nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện năng lực sản xuất, trình độ lao động, chuyển giao công nghệ hiện đại v.v. Từ đó, tạo điều kiện để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
-Thu hút không chỉ vốn mà còn tạo điều kiện để xuất khẩu các loại nông sản, đặc sản của đất nước ra nước ngoài.
-Nâng cao các mối quan hệ Kinh tế, chính trị với các nước khác. Giúp quảng bá văn hóa, hình ảnh với bạn bè quốc tế, v.v.
3.2 FDI cũng có tác động tiêu cực
Không thể phủ nhận những điểm tích cực mà FDI hay các doanh nghiệp FDI mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư FDI. Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tiêu cực mà cả hai bên đều cần phải nhìn thẳng, nhìn trực diện để hạn chế và tìm ra các giải pháp khắc phục.
– Trong khi doanh nghiệp FDI nhận được nhiều lợi ích thì họ cũng sẽ phải chấp nhận đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là văn hóa, chính trị, xung đột vũ trang tại nhiều quốc gia.
Lựa chọn những quốc gia có nền văn hóa tương đồng, đặc biệt là có nền chính trị ổn định luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp FDI. Và đó cũng là lý do vì sao Việt Nam luôn nhận được nguồn vốn FDI rất lớn, tăng trưởng không ngừng. Một phần đến từ sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ khi luôn duy trì xã hội an toàn, văn minh.
-Bảo vệ môi trường nước tiếp nhận đầu tư FDI là một trong những điều kiện bắt buộc cho các nhà đầu tư. Họ phải giải quyết các vấn đề liên quan đến xả thải, ảnh hưởng đến môi trường.
-Việc mang tiền đầu tư FDI đến các nước khác cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền trong nước. Nguồn vốn bị chảy ra ngoài quá nhiều sẽ khiến cho nước đó mất đi sự cân bằng, có nguy cơ gây ra suy thoái về kinh tế.
-Đối với nước tiếp nhận đầu tư, có nguồn vốn FDI là điều tốt nhưng không phải là toàn diện. Nước tiếp nhận đầu tư cũng có những tiêu cực về mặt môi trường, xử lý các hậu quả do doanh nghiệp FDI để lại. Thêm vào đó, họ phải đảm bảo các quyền và lợi ích của nhà đầu tư, cũng như chịu sự chi phối về mặt nào đó.
4. FDI và ODA khác nhau như thế nào?
Trong khi FDI là hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thì ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu thức theo thể thức Hỗ trợ phát triển Chính thức.
Hiểu một cách đơn giản chính là việc các nước mạnh, phát triển viện trợ cho các nước nghèo, lạc hậu về kinh tế và chính trị trong các trường hợp thiên tai, bão lũ với mức lãi suất thấp trên cơ sở lâu dài.
ODA không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề khi đất nước tiếp nhận đầu tư xảy ra các vấn đề bất ổn trong chính trị hay lạm phát của nền kinh tế.
Kết luận
Tùy thuộc vào chính sách cũng như giai đoạn phát triển mà mỗi nước sẽ có sự cân nhắc lựa chọn phương thức tiếp nhận đầu tư phù hợp. Cả FDI và ODA đều có lợi và hại của riêng nó. Điều quan trọng là Chính phủ các nước có những biện pháp và chính sách như thế nào để cân bằng chúng.