CFA Charterholder là gì? Lộ trình, cơ hội phát triển với CFA

CFA Charterholder là gì? CFA là tấm vé hoàn hảo để dấn thân vào con đường là chuyên gia phân tích tài chính chuyên nghiệp. Sở hữu được chứng chỉ tài chính này, các bạn sẽ tự tin tham gia vào các công ty đầu tư tài chính. Bài viết bên dưới sẽ giải đáp các vấn đề CFA là gì và làm sao để sở hữu được chứng chỉ CFA nhé!

1. CFA là gì?

CFA (Chartered Financial Analyst) là một chương trình đào tạo thực tế và chuyên nghiệp được công nhận trên phạm vị toàn cầu, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc các kỹ năng trong phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, kết hợp cùng với kiến ​​thức thực tế trong ngành đầu tư tài chính. 

CFA cũng đi sâu trong việc định hướng việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và sự chuyên nghiệp trong khi hành nghề.

2. CFA Charterholder là gì?

CFA Charterholder là cụm từ để chỉ những nhà phân tích đầu tư nắm giữ chứng chỉ CFA trong ngành tài chính. Để trở thành các CFA Charterholder thì các ứng viên trước tiên cần phải ghi danh và tham dự các kỳ thi sát hạch CFA tại các trung tâm kiểm tra trên toàn thế giới. 

Nếu vượt qua 3 kỳ thi tương ứng với 3 cấp độ 1, 2, 3 và có đủ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính, bạn cần đăng ký để trở thành hội viên hiệp hội CFA trên cơ sở cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn về nghề nghiệp và đạo đức của hiệp hội.

Sở hữu chứng chỉ CFA và trở thành một CFA Charterholder là một chặng đường dài và nhiều thử thách. Tuy nhiên, những giá trị mà CFA mang lại cho sự nghiệp và cuộc sống của bạn sẽ khiến bạn thừa nhận rằng những nỗ lực và đánh đổi này thật sự rất xứng đáng. Chứng chỉ CFA sẽ trở thành kim bài để bạn nắm bắt những cơ hội làm việc tại những tập đoàn lớn với mức lương và đãi ngộ đáng mơ ước.

CFA do tổ chức uy tín CFA Institute cấp chứng nhận
CFA do tổ chức uy tín CFA Institute cấp chứng nhận

3. Điều kiện nào để trở thành CFA Charterholder?

Để trở thành một CFA Charterholder có đủ năng lực nghiệp vụ, các bạn cần hoàn thành những yêu cầu sau:

3.1 Vượt qua các kỳ thi trong chương trình CFA

Chương trình CFA bao gồm 3 cấp độ và tương ứng với mỗi cấp độ sẽ có một chương trình thi riêng. Bạn cần phải đậu tất cả các kỳ thì của 3 cấp độ để trở thành CFA. Mức độ khó của 3 kỳ thi trong chương  trình CFA này có thể đánh giá là từ khó cho đến rất khó. 

3.2 Đủ kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp theo yêu cầu 

Việc hoàn thành các yêu cầu về kinh nghiệm làm việc phải được thực hiện trước, trong hoặc sau khi tham gia chương trình học CFA. Đây là những kinh nghiệm có liên quan đến việc bạn trực tiếp tham gia trong quá trình ra quyết định đầu tư hoặc trong quá trình sản xuất sản phẩm với vai trò tư vấn, cung cấp thông tin hoặc gia tăng giá trị cho quá trình đó.

3.3 Thư giới thiệu tới CFA từ những người có uy tín  

Đây là yêu cầu bắt buộc khi đăng ký trở thành thành viên của viện CFA . Việc cung cấp 2-3 thư giới thiệu trong đó có những nhận xét về quá trình làm việc và thái độ cũng như tính chuyên nghiệp của bạn phải được thể hiện nhằm xác định được bạn có đáp ứng đủ yêu cầu về kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp hay không.

3.4 Gửi đơn đăng ký thành viên hiệp hội các CFA Charterholder

Việc nộp đơn để đăng ký làm hội viên của hiệp hội CFA Institute là bước cuối cùng cần thiết cho quá trình trở thành CFA Charterholder chuyên nghiệp. 

Thông thường nếu bạn đáp ứng tất cả các bước trên thì đơn đăng ký của bạn sẽ được duyệt nhanh chóng và bạn sẽ được cấp chứng chỉ CFA và chính thức trở thành hội viên thường xuyên của hiệp hội CFA. 

4. Điều kiện nào để tham gia chương trình CFA?

Là bước đầu tiên và quan trọng trong việc trở thành CFA Charterholder nên việc đăng ký học CFA là điều cần lưu ý trong quá trình ghi danh, theo học và thi cử.

Quá trình trở thành CFA Charterholder không hề dễ dàng
Quá trình trở thành CFA Charterholder không hề dễ dàng

4.1 Đăng ký chương trình CFA level 1

Thông thường bạn phải đăng ký học CFA và đăng ký thi level 1, đề thi gồm 240 câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, các khóa học là không bắt buộc, bạn có thể học tự học và đăng ký thi khi đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Có bằng cử nhân đại học hoặc là sinh viên năm cuối của trường đại học, cao đẳng. Đối với sinh viên năm cuối thì bạn phải đảm bảo mình sẽ hoàn thành việc nhận bằng trước khi đăng ký thi level 2;
  • Có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp yêu cầu phải áp dụng các kỹ năng trong kinh doanh và phán đoán, bao gồm: kỹ năng phán đoán, phân tích; lãnh đạo và làm việc nhóm; tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; truyền thông doanh nghiệp; quản lý thời gian; khả năng thích ứng. Tùy từng trường hợp có thể yêu cầu nộp bổ sung bằng cấp liên quan; 
  • Phải thông qua một bài thi kiểm tra trình độ  tiếng Anh;
  • Phải hoàn thành một bài kiểm tra về ứng xử chuyên nghiệp;
  • Phải có hộ chiếu quốc tế còn hạn và hợp lệ;
  • Phải sống ở quốc gia mà viện CFA có hoạt động tại đó.

4.2 Đăng ký chương trình CFA level 2

Ngoài các tiêu chuẩn đã đã có ở level 1, thì bạn cần phải học và vượt qua kỳ kiểm tra CFA level 2 theo hình thức trắc nghiệm 120 câu, 20 bộ câu hỏi. 

Danh mục các môn học gồm có: Phân tích và Báo cáo tài chính, Tiêu chuẩn Đạo đức và Nghề nghiệp, Phương pháp định lượng, Kinh tế, Tài chính Doanh nghiệp, Đầu tư Vốn cổ phần, Thu nhập cố định, Chứng khoán phái sinh, Các khoản đầu tư thay thế, Lập kế hoạch Quản lý danh mục và tăng trưởng. 

4.3 Đăng ký chương trình CFA level 3

Ứng viên phải vượt qua kì kiểm tra tự luận CFA level 3 của chương trình CFA. Sau khi trở thành CFA Charterholder và là thành viên của Viện CFA thì phải đóng lệ phí hàng năm. Người tham gia bắt buộc phải ký vào cam kết hàng năm nhằm đảm bảo tuân theo Quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA và việc không tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc này có thể khiến bạn bị hủy bỏ chứng chỉ CFA vĩnh viễn.

Về lệ phí thi CFA thì từ tháng 2 năm 2023 trở đi, phí thi sẽ theo các mức sau: Early: $900Standard: $1.200. Lệ phí thi CFA từ năm 2023 có tăng 1 chút so với trước để phù hợp hơn với thị yếu hiện tại.

5. Trở thành một CFA Charterholder có lợi gì?

Là một CFA Charterholder sẽ đem đến cho bạn những lợi thế tuyệt đối trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Trong đó có thể kể đến 5 lợi thế sau:

5.1 Là chìa khóa để mở rộng nghề nghiệp

Nếu là dân trong ngành tài chính, khi hoàn thành khoá học CFA bạn sẽ có cơ hội trở làm việc như một chuyên gia trong ngành với những vị trí công việc hấp dẫn như: phân tích nghiên cứu, quản lý đầu tư, cố vấn tài chính, phân tích tài chính, quản trị rủi ro, đo lường hiệu quả, quản lý quỹ,… 

Chứng chỉ CFA là kim bài nghề nghiệp của dân tài chính
Chứng chỉ CFA là kim bài nghề nghiệp của dân tài chính

Ngoài ra, đối với người ngoài ngành, CFA Charterholder sẽ trở thành chứng chỉ cần thiết cho việc mở rộng kiến thức chuyên môn, bổ sung bằng cấp để tăng cường khả năng thăng tiến trong nghề. 

5.2 Thăng tiến không giới hạn với CFA

Hiện tại các công ty tài chính lớn trên thế giới và Việt Nam đều sử dụng CFA Charterholder như một ưu tiên tuyển dụng đề bạt những vị trình độ lao động cao, có chuyên môn sâu. Tiêu biểu như: SSI, VNDIRECT, EY, Deloitte, KPMG, PwC, Vietcombank, BIDV…

5.3 Mức thu nhập trong mơ

Dễ thấy, đi cùng với những vị trí, chức danh cao thì mức lương của các CFA Charterholder cũng ở hàng top và hấp dẫn hơn bao giờ. Tùy theo từng cấp độ CFA mà mức lương có thể được điều chỉnh lên đến 40%.

5.4 Kiến ​​thức toàn diện, chuyên sâu về tài chính

CFA giúp bạn tăng cường tư duy phân tích sắc bén cùng nền tảng kiến ​​thức vững chắc, thực tế và toàn diện liên quan đến ngành tài chính và đầu tư

5.5 Chứng chỉ được công nhận rộng rãi, toàn cầu

Hiệp hội CFA hiện có mặt tại hơn 160 quốc gia và số lượng CFA Charterholder ngày càng tăng, có thể thấy các CFA Charterholder được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Hồ sơ năng lực của bạn sẽ được thừa nhận ở những quốc gia có sự hiện diện của CFA. Mạng lưới kết nối các thành viên của hiệp hội CFA cũng giúp bạn tiếp cận được nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn hơn. Hiện tại số lượng CFA ở Việt Nam chỉ có 1 nên khi đăng ký các nhà đầu tư nên chọn đúng nơi nhé.

Nhìn chung, có thể nói sở hữu chứng chỉ CFA là bạn đã nắm trong tay một một trong những vũ khí sắc bén cho con đường sự nghiệp của bản thân. Bài viết trên đã giải đáp được CFA Charterholder là gì cũng như chỉ ra những lợi ích và cơ hội tuyệt vời khi trở thành một CFA Charterholder. Chần chừ gì nữa, lên kế hoạch chinh phục CFA ngay nào!

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine