Kháng cự hỗ trợ là hai trong nhiều khái niệm cơ bản nhất mà bất cứ nhà giao dịch nào cũng phải nắm rõ. Thông qua hai công cụ này, nhà giao dịch có thể phân tích kỹ thuật và nhận biết các tín hiệu giao dịch khác nhau, từ đó có hướng đầu tư “cung” hoặc “cầu” hợp lý. Để giúp các nhà giao dịch nắm vững những kiến thức liên quan về đường kháng cự (Resistance), đường hỗ trợ (Support), bài viết sau đây sẽ phân tích một số thông tin cần thiết về cách nhận biết đường này trên biểu đồ giao dịch, nguyên lý hoạt động cũng như tầm quan trọng của bộ công cụ này. Đừng bỏ lỡ!
1. Kháng cự hỗ trợ là gì?
Kháng cự hỗ trợ được hiểu là một khu vực, một vùng hay một mức hạn định nào đó được đánh dấu ngay trên biểu đồ giao dịch. Khu vực này chính xác là điểm nối từ các mức giá giảm thấp nhất hoặc cao nhất ở ngưỡng không thể giảm xuống hoặc tăng thêm trong một thời gian nhất định.
Tại những vùng kháng cự và vùng hỗ trợ này, thì giá bắt đầu có xu hướng đảo chiều trước khi tiếp tục xu hướng (thời gian đảo chiều có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo tâm lý thị trường).
1.1. Kháng cự là gì?
Kháng cự (Resistance) là mức giá trong quá khứ, đánh dấu từ điểm giá cao nhất ở ngưỡng không thể tăng thêm. Lúc này, hành vi của trader bắt đầu điều chỉnh giảm trở lại. Thì ngưỡng giá cao nhất trước khi thay đổi này chính là điểm kháng cự.
Đường nối giữa các điểm kháng cự trong thời gian nhất định gọi là vùng kháng cự.
1.2. Hỗ trợ là gì?
Ngược lại với kháng cự là đường hỗ trợ (Support) là mức giá trong quá khứ, đánh dấu từ điểm giá thấp nhất ở ngưỡng không thể giảm thêm, thị trường lúc này bắt đầu có xu hướng điều chỉnh tăng trở lại. Thì ngưỡng giá thấp nhất trước khi thay đổi chính là điểm hỗ trợ.
Đường nối giữa các điểm hỗ trợ trong thời gian nhất định gọi là vùng hỗ trợ.
2. Cách nhận biết mức kháng cự và hỗ trợ
Người chơi chứng khoán có thể dễ dàng nhận biết mức Resistance, Support bằng mắt thường. Hãy nhìn vào biểu đồ giao dịch, mỗi điểm cao nhất trên của biểu đồ là một kháng cự. Ngược lại, mỗi điểm thấp nhất trên biểu đồ là một hỗ trợ.
Khi lượng “cầu” chạy đáy, sau đó có xu hướng tăng ngược trở lại và trong tương lai việc thay đổi này vẫn lặp lại thì người giao dịch gọi đây là mức hỗ trợ. Còn khi lượng “cung” chạm ngưỡng cao nhất, sau đó lại có xu hướng giảm và lặp lại trong tương lai thì chúng ta gọi đây là mức kháng cự.
Theo góc độ phân tích tâm lý học, mức hỗ trợ được hiểu là vùng giá mà các nhà đầu tư có tâm lý tham lam, nhận thấy giá rẻ muốn đầu tư để sinh lời nên làm giá có xu hướng tăng cao trở lại. Còn mức kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư mang tâm lý sợ hãi vì lo lắng giá “cung” sẽ không thể tăng cao được nữa nên nhanh chóng bán ra để thu lợi nhuận.
Tâm lý này quyết định đến hành vi của nhà đầu tư, đồng thời nó ảnh hưởng đến xu hướng của đường này. Lưu ý, đường kháng cự có thể trở thành đường hỗ trợ và ngược lại trong trường hợp:
- Ngưỡng kháng cự bị phá vỡ trở thành yếu tố phản đối trong tương lai sẽ chuyển thành ngưỡng hỗ trợ.
- Ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ biến nó trở thành yếu tố phản đối trong tương lai sẽ chuyển thành ngưỡng kháng cự.
3. Nguyên lý hoạt động của kháng cự và hỗ trợ
Hiểu được hoạt động của Resistance & Support chính là “chìa khóa” giúp nhà đầu tư quyết định hành động. Những tín hiệu giằng co, quay đầu khi gặp Resistance & Support đều là thông tin cần thiết giúp xác định đúng xu hướng của thị trường. Lúc này, nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ biết cách chốt bán ngay trước các điểm kháng cự để giữ vững giá trị đầu tư hoặc tiến hành giao dịch, đầu tư ngày khi giá rơi vào vùng kháng cự – hỗ trợ.
Thực chất của Resistance & Support là một vùng giao dịch tâm lý, hoạt động dựa trên nhiều nguyên lý riêng do chính hành vi của nhà đầu tư quy định dưới nhiều tác động về: tình hình chính trị, biến động lãi suất, chiến tranh, v.v.
Rất nhiều trader có thói quen sử dụng công cụ Resistance & Support như sau: Xác định và nối các điểm kháng cự và hỗ trợ trong một thời gian nhất định và ngồi chờ giá phản ứng tại điểm mới trong tương lai. Thực tế, vùng này hoạt động không theo nguyên tắc “hình sin”. Nó biến động trong khu vực “đắt – rẻ”. Và tiếc thay, mỗi nhà đầu tư lại mang những tâm lý khác nhau khi quyết định đầu tư hoặc vội vàng bán tháo.
Mức đắt – rẻ này dao động khác nhau trong nhiều thời điểm. Nhà giao dịch thông minh luôn nắm được vùng cân nhắc trước khi giá thay đổi và rơi vào vùng hỗ trợ – kháng cự để quyết định vào lệnh. Nắm được nguyên lý này cùng kinh nghiệm, thời gian và quá trình học hỏi sẽ giúp trader nắm được “đằng chuôi” khi chơi Forex.
4. Tại sao cần phải nắm rõ quy luật của đường này
Quy luật của đường kháng cự hỗ trợ (Resistance & Support) chính là bí quyết thành công của phương pháp Price Action – là “cánh tay phải đắc lực” cho các nhà đầu tư phân tích kỹ thuật, dự đoán tín hiệu giao dịch. Hay nói cụ thể, ý nghĩa của đường này bao gồm:
- Mục đích cuối cùng của đường này đó là một bài test về tâm lý chung của thị trường. Từ đó, nhà đầu tư quy chiếu, so sánh để tìm ra “điểm mù” cũng như khám phá cơ hội để đầu tư và “quay đầu”.
- Đây là một trong những chỉ số kỹ thuật đóng vai trò cốt yếu trong thị trường ngoại hối và bất kể thị trường chứng khoán khác.
- Là công cụ bổ trợ cho nhà giao dịch tính được lỗ, lãi một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Dễ dàng giao dịch tín hiệu Price Action: Mức kháng cự hỗ trợ cho phép nhà giao dịch lường trước kịch bản biến động của thị trường, cung cấp một rào cản nhất định để quyết định “vào lệnh” đạt phần trăm thắng cao nhất.
5. Lưu ý khi phân tích đường này
- Hãy luôn ghi nhớ rằng: Bất kỳ đáy nào của giá cũng có thể là mức hỗ trợ. Và đây là một mức dưới mức giá hiện tại. Và ngược lại bất kỳ đỉnh nào của giá cũng có thể là mức kháng cự. Đây là một mức trên mức giá hiện tại.
- Thiết lập đường kháng cự hỗ trợ là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm lâu dài. Đây không đơn giản là việc nối tất cả các điểm hỗ trợ hay kháng cự trên biểu đồ rồi chờ giá dao động trở lại trong tương lai. Thực tế, sức mạnh của sự phá vỡ kháng cự, hỗ trợ biến thiên đa dạng hơn nhiểu.
- Phải nghiên cứu một mức, một vùng kháng cự hay hỗ trợ với một khoảng tỷ giá có dao động rộng. Chớ vội vàng, chủ quan chọn điểm chính xác với mức giá cố định.
- Quan tâm đến nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động về giá như: tình hình chính trị, kinh tế, lãi suất, biến động chiến tranh (nếu có).
- Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để phân tích vùng hỗ trợ, kháng cự như: phương pháp Price Action toàn tập, biểu đồ nến Pin Bar, phương pháp nến Inside Bar, công cụ chỉ báo động lượng v.v cùng các tín hiệu phát ra từ trendline. Mục đích cuối cùng là xác định chính xác nhất xu hướng thị trường và cách ly tối đa các tín hiệu sai.
Xem thêm: Atari breakout là gì? Hướng dẫn sử dụng Atari breakout
6. Kết
Trên đây là những thông tin cần thiết về kháng cự hỗ trợ cho những nhà giao dịch chuyên nghiệp khi muốn phân tích kỹ thuật và nhận diện xu hướng giao dịch. Cần cẩn trọng trước mỗi lần phân tích trendline để xác định đúng ngưỡng hỗ trợ hoặc ngưỡng kháng cự. Đây là cơ hội giúp nhà giao dịch đầu tư sinh lời. Truy cập trang web này để cập nhật mọi thông tin giao dịch mới nhất. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!
Tổng hợp: toptradingforex.com