Khi tham gia vào thị trường tài chính, tham gia vào các giao dịch chứng khoán hay ngoại hối, nếu bạn muốn thu về cho mình những khoản lợi nhuận to lớn thì bạn cần phải có những kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thị trường. Một trong số những kỹ năng đó là phải nắm bắt và biết phân tích kỹ thuật trên thị trường, thông qua các chỉ báo, biểu đồ hay những mô hình từ đơn giản đến phức tạp. Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách đọc mô hình ABCD, một loại mô hình dễ bắt gặp khi giao dịch chứng khoán. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu mô hình ABCD là gì.
Mô hình ABCD là gì?
Mô hình ABCD có tên gọi đầy dủ là Harmonic ABCD, là một loại mô hình giá được 4 điểm A, B, C, D tạo nên cùng với 3 sóng là AB, BC và CD. Tại đó sóng AB và CD là 2 đoạn thẳng song song nhau còn BC là đoạn thẳng thể hiện sự biến động của giá. Scott Carney là cha đẻ của mô hình này, ông phát triển mô hình và ra mắt chúng trong tác phẩm “Harmonic Trading”.
Mô hình ABCD rất được ưa chuộng trong các loại mô hình vì nó được nhiều người đánh giá là đơn giản và dễ sử dụng. Mặc dù vậy, để đọc mô hình ABCD một cách thành thạo thì không chỉ với đôi mắt tinh tường, nhà đầu tư còn phải biết áp dụng Fibonacci.
Cách đọc mô hình ABCD
Để biết cách đọc mô hình ABCD thì trước tiên bạn phải học các nhận dạng ra mô hình này.
Mô hình được tạo ra bởi 4 điểm A, B, C, D từ 4 vị trí khác nhau. Các vị trí này được nối lại với nhau bởi 3 đoạn thẳng và tạo ra 3 bước sóng gồm AB, BC và CD. AB và CD là hai sóng chính và chúng có cùng hướng di chuyển. Còn sóng BC là sóng điều chỉnh giá, hướng di chuyển ngược lại với 2 sóng chính. Điểm D là điểm mà nhà đầu tư thực hiện lệnh.
Đoạn AB = CD tăng giá, khi thị trường tăng lên ở D, thì các nhà đầu tư lúc này có thể đặt lệnh BUY. Khi BD = CD hạ giá, thị trường hạ giá ở D, thì các nhà đầu tư nên vào lệnh SELL.
Mô hình ABCD có 2 loại mô hình chính là mô hình giá tăng (Bullish AB = CD) và mô hình giá giảm (Bearish AB = CD). Và cách đọc mô hình ABCD như sau:
· Mô hình AB = CD tăng giá
Mô hình AB = CD tăng giá hay còn gọi là Bullish AB = CD. Đối với mô hình này, ta có thể thấy được đoạn AB giảm giá, sau đó BC lại chếch lên tức là có sự tăng giá nhẹ và lại giảm giá tại CD, hay CD lại hướng xuống. Điểm C nằm không quá cao, có độ cao nằm ở khoảng giữa A và B, điểm D sẽ nằm dưới vị trí điểm B và AB thì bằng CD. Điểm D lúc này được gọi là vùng đảo chiều, dự báo cho một xu hướng giá sắp tăng mạnh. Thời điểm này bạn nên đặt lệnh mua.
· Mô hình AB = CD hạ giá
Mô hình AB = CD hạ giá hay còn gọi là Bearish AB = CD. Đối với mô hình này, ta có thể thấy được giá tăng lên từ A đến B trong đoạn AB, sau đó BC đi xuống, giảm giá và điểm C vẫn nằm ở khoảng giữa A và B. Tại D giá giảm cho thấy thị trường sắp có sự đảo chiều giá, vị trí của điểm D cao hơn B. Thời điểm này các nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán. Lưu ý, mô hình chỉ cho kết quả chính xác khi CD = AB, vì vậy nhà đầu tư nên quan sát thật kỹ.
Cách để giao dịch với mô hình ABCD trở nên hiệu quả
Bước 1: Xác định chính xác mô hình ABCD. Nhà đầu tư cần phải quan sát kĩ các đặc điểm để nhận dạng mô hình ABCD, tuy dễ sử dụng nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn.
Bước 2: Đặt lệnh đúng thời điểm. Đặt các lệnh BUY/SELL vào thời điểm hợp lý.
Bước 3: Xác định đúng điểm cắt lỗ phù hợp. Đối với mô hình Bullish AB = CD, điểm cắt lỗ nằm dưới D. Đối với mô hình Bearish AB = CD, điểm cắt lỗ nằm trên D.
Bước 4: Xác định điểm chốt lời sao cho hiệu quả. Đặt điểm chốt lời cách điểm vào lệnh bằng đúng một khoảng CD.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách đọc mô hình ABCD và cách sử dụng mô hình một cách hiệu quả. Hy vọng rằng, chúng có thể hữu ích đối với bạn.