Ý nghĩa của hạch toán kinh tế đối với doanh nghiệp

Từ thuở sơ khai, hoạt động kinh tế tạo ra của cải vật chất là mấu chốt để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi tất yếu là phải có sự quản lý kinh tế để duy trì, phát triển và kiểm soát các hoạt động kinh tế một cách chặt chẽ để có thể nắm được hiệu quả kinh doanh. Để làm được điều này thì đòi hỏi phải có các số liệu, bên cạnh đó để thu thập được các số liệu này thì phải có chuỗi các hoạt động quan sát, đo lường và ghi chép. Chuỗi hoạt động này chính là hạch toán kinh tế. 

Vậy hạch toán kinh tế là gì và ý nghĩa hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp như thế nào? Chúng ta cùng đi vào bài viết để tìm hiểu một số thông tin cơ bản sau.

ý nghĩa hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp
Hạch toán kinh tế là gì?

Tổng quan về hạch toán kinh tế 

Hạch toán kinh tế sử dụng hệ thống các phương pháp quản lý, nghiên cứu, đối ứng, cân đối kế toán… với sứ mệnh giúp chủ doanh nghiệp quản lý, vận hành doanh nghiệp của họ một cách hiệu quả. Vậy hạch toán kinh tế là gì và ý nghĩa hạch toán kinh tế đối với doanh nghiệp như thế nào? 

Trước hết cần tìm hiểu doanh nghiệp là gì. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế ra đời nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Và các tổ chức kinh tế này được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được pháp luật công nhận. Doanh nghiệp được công nhận khi phải thoả mãn các điều kiện có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở hoạt động chính thức.

Hạch toán kinh tế là một định nghĩa được dùng phổ biến trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hạch toán kinh tế là hoạt động dựa vào hệ thống thông tin để kiểm tra về tài sản trong các doanh nghiệp bằng các phương pháp khoa học để thu được kết quả của hoạt động kinh doanh và tính toán chi phí một cách hợp lý. Nói một cách đơn giản hơn, hạch toán kinh tế chính là kết quả của quá trình kinh doanh hay còn gọi là doanh thu và tính toán chi phí của doanh nghiệp. Hạch toán kinh tế là giai đoạn cuối cùng khi doanh nghiệp đã thu về lợi nhuận sau khi thực hiện các hoạt động kinh tế, các dự án.

Ba yếu tố cốt lõi của hạch toán kinh tế chính là doanh thu, chi phí và lãi ròng (lợi nhuận sau thuế)

Doanh thu của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ lượng tiền thu được từ quá trình mua bán, trao đổi sản phẩm của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ những khoản tiền mà chủ doanh nghiệp phải đầu tư để thực hiện và duy trì hoạt động kinh doanh như chi phí quản lý, chi phí sản xuất,… trong thời kỳ kinh doanh để đạt được lượng doanh thu xác định.

Lợi nhuận kinh doanh sau thuế (lãi ròng) của doanh nghiệp là toàn bộ số lượng tài sản mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ tổng doanh thu và chi phí của doanh nghiệp sau đó trừ thuế phải nộp nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định.

ý nghĩa hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp

Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp xem xét và thẩm định lại quá trình vận hành của mình để kịp thời có những biện pháp điều chỉnh  các kế hoạch, dự án và kiểm tra, kiểm soát các kế hoạch dự án thông qua các thông tin kế toán như doanh nghiệp đã sử dụng số vốn hiệu quả hay chưa, có đúng mục đích đề ra ban đầu hay không và lợi nhuận đem lại sau một thời kỳ có thực sự thoả mãn?

Để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, các hoạt động kinh tế đúng đắn và đem lại được lợi nhuận lớn hơn.

ý nghĩa hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp
Tầm quan trọng của hạch toán kinh tế

Trường hợp nếu tỷ số chênh lệch mà doanh nghiệp thu được giữa doanh thu và chi phí là một tỷ số dương (lợi nhuận là số dương), điều này có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Ngược lại nếu doanh nghiệp thu lại tỷ lệ chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là một tỷ số âm (lợi nhuận là số âm), điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã bị lỗ.

Vậy thông qua bài viết, tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi hạch toán kinh tế là gì và ý nghĩa hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản cần thiết về hạch toán kinh tế để giúp bạn hiểu rõ hơn và quá trình đầu tư, quản lý của bạn sẽ suôn sẻ và dễ dàng hơn.

Google search engine