Với thị trường tài chính vô cùng sôi nổi và phát triển, ngân hàng cũng ngày càng xuất hiện thêm những cái tên nổi bật. Hiện nay chỉ tính riêng tại Việt nam đã có hơn 50 ngân hàng đang hoạt động kinh doanh, đối với ngân hàng nhà nước thì có 9 ngân hàng đang được cấp phép hoạt động. Và bạn đang có ý định đầu tư, gửi tiền, vay vốn,.. nhưng lại không biết nên chọn ngân hàng nào? Sau đây sẽ là gợi ý về top 5 các ngân hàng nhà nước lớn mà bạn có thể tham khảo.
Hiểu như thế nào về các ngân hàng nhà nước?
Chịu trách nhiệm trong việc quản lý tiền tệ từ lúc phát hành. Ngân hàng nhà nước là một trong những cơ quan trực thuộc ngân hàng trung ương và tác động nhiều đến tiền tệ của đất nước. Hiện nay có 3 loại ngân hàng nhà nước: chính sách, thương mại Quốc Doanh và cổ phần 50% nhà nước.
Phân loại cụ thể các ngân hàng nhà nước tại Việt Nam
Trước khi tìm hiểu chi tiết về ngân hàng nhà nước lớn tại Việt Nam, chúng ta cần tìm hiểu tổng quát về các loại hình ngân hàng nhà nước đang tồn tại trong nền kinh tế bao gồm 3 loại hình như sau:
Ngân hàng nhà nước thuộc thương mại Quốc doanh
Ngân hàng này sẽ có nguồn vốn 100% từ ngân hàng nhà nước và là ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới cũng như thu hút được các nguồn vốn khác thì ngân hàng thương mại Quốc Doanh cũng đang có chính sách cổ phần hóa, việc này có thể nâng cao được các nguồn vốn ban đầu, khi vốn tăng ngân hàng có thể dựa vào đó mà đẩy mạnh và tập trung phát triển được các hoạt động khác của ngân hàng.
Ngân hàng chính sách
Ngân hàng này có thể được hiểu như một tổ chức chính dụng và nó phải được Chính phủ Việt Nam kiểm soát và quản lý trong quá trình hoạt động.
Ngân hàng được tạo ra với mục đích thông qua các chính sách mà ổn định lại xã hội. Các chính sách này sẽ do Chính phủ hoặc Nhà nước xem xét, đưa ra một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó với ngân hàng chính sách, sẽ không hoạt động dựa trên lợi nhuận, việc duy trì và hoạt động của ngân hàng này là nahwfm phục vụ cho cộng đồng để đảm bảo được lợi ích chung của xã hội.
Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước
Với 50% vốn nhà nước, đây là đặc điểm nhận dạng cũng như có sự khác biệt hơn so với 2 loại ngân hàng trên. 50% còn lại là của 1 hay nhiều các nhân góp vốn lại với nhau thành 1 công ty cổ phần.
Có thể nói rằng các ngân hàng nhà nước đóng góp không hề nhỏ trong quá trình phát triển của tiền tệ Việt Nam. Các ngân hàng này có tác động đến việc phát hành tiền tệ, sự cung cầu của dòng tiền, tham mưu nhằm đưa ra các chính sách hợp lý hơn về tiền tệ như về lãi suất, tỷ giá, dự thảo luật liên quan,…
Các ngân hàng nhà nước đáng chú ý tại Việt Nam
- Ngân hàng Vietcombank
1/4/1963 Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đi vào hoạt động sau đó đổi tên thành ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và sử dụng cái tên này cho đến thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là ngân hàng thương mại đầu tiên của nước ta, khởi đầu cho việc lựa chọn thí điểm cổ phần hóa.
Sau nhiều biến động trên nền kinh tế, nhưng trải qua hơn 50 năm hoạt động cùng với sự uy tín và kinh nghiệm dày dặn, Vietcombank vẫn đứng vững vàng và luôn trên đà phát biển trước sự cạnh tranh và vươn lên của hàng loạt ngân hàng khác.
Hiện nay Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 15.000 nhân viên tại các địa điểm làm việc và có hơn 101 chi nhánh và số lượng phòng giao dịch trên toàn quốc là 395 phòng. Có thể thấy được sự phủ sóng rộng rãi của ngân hàng này đối với kinh tế- xã hội Việt Nam.
Chưa dừng lại ở đó, Vietcombank còn đẩy mạnh và phát triển hiện thống cây ATM rút tiền với hơn 2400 máy được đặt trên nhiều địa điểm.
Sau nhiều biến động trên nền kinh tế, nhưng trải qua hơn 50 năm hoạt động cùng với sự uy tín và kinh nghiệm dày dặn, cùng với nỗ lực phát triển, đổi mới nên Vietcombank vẫn đứng vững vàng và luôn trên đà phát biển trước sự cạnh tranh và vươn lên của hàng loạt ngân hàng khác.
- Ngân hàng BIDV
Tiền thân là Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam, có mặt trên thị trường tài chính vào ngày 26/4/1975. Sau quá trình hoạt động Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam quyết định đổi tên thành ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Không chỉ luôn đứng vững trong top 5 các ngân hàng nhà nước lớn tại Việt Nam, sau nhiều năm đi vào hoạt động. BIDV còn lọt vào top 30 những ngân hàng có tài sản và quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. BIDV còn lọt vào 1000 ngân hàng tốt nhất thế giới trong danh sách được một tạp chí uy tín về tài chính-ngân hàng đánh giá. Trong các ngân hàng lớn tại Việt Nam, BIDV là một trong số ít ngân hàng không chỉ trong nước mà được cả thế giới công nhận và có được đánh giá cao về chất lượng, chuyên môn của mình.
- Ngân hàng Agribank-Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
1988, Ngân hàng được thành lập với tên gọi là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam, sau quá trình hoạt động và nhận thấy cần có sự đổi mới thì đến năm 1996, ngân hàng đã đổi tên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cái tên này đã thể hiện được mục đích vận hành của ngân hàng cũng như giúp người dân nhận diện đầy đủ hơn nên đã được sử dụng cho đến ngày nay.
Sau quá trình hoạt động và mang lại nhiều hiệu quả, Agribank đã có mặt trong tp 10 doanh nghiệp có sự phát triển lớn nhất cả nước. Mạng lưới hệ thống của Agribank cũng đang dần phủ sóng toàn quốc khi có 2300 chi nhánh, văn phòng. Với mục tiêu vươn mình ra thế giới, Agribank luôn nỗ lực không ngừng để có thể thúc đẩy và phát triển.
- Ngân hàng Vietinbank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chứng thức lên sàn tài chính vào năm 1988. Sau hơn 30 năm hoạt động, Vietinbank dần chứng minh được vị thế là một trong những ngân hàng lớn của mình bằng cách không mở rộng, phát triển ngân hàng. Vietinbank hiện nay có hơn 1000 phòng giao dịch, chi nhánh khắp cả nước và con số này không dừng lại ở đó.
Nên việc Vietinbank đứng trong top 5 các ngân hàng nhà nước là điều không quá ngạc nhiên đối với mọi người.
- Ngân hàng VBSP
Ngân hàng VBSP là Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Với mục đích tạo điều kiện các hộ nghèo có thể tiếp cận được với nguồn vốn cũng như các chính sách tiền tệ, ngân hàng VBSP đã được thành lập. Ngân hàng đã tạo ra nhiều điều kiện và sự hỗ trợ lớn cho các gia đình học sinh sinh viên nghèo để họ có thể vay vốn tạo động lực để trang trải và phát triển kinh tế gia đình cũng như giúp các em có thể tiếp tục con đường học tập của mình.
Dù không phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng người dân nhưng VBSP luôn có mặt và ưu tiên hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Nói một cách khác, ngân hàng này giúp cho đời sống an sinh của người dân được ổn định và phát triển hơn cũng như đi sâu vào tầng lớp nhân dân hơn.
Lời kết
Hi vọng qua những thông tin, kiến thức trên sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về các ngân hàng nhà nước lớn, uy tín và giàu tiềm năng tại Việt Nam. Qua đó có thể áp dụng vào chiến lược, các chính sách đầu tư nhằm giúp bạn xem xét, lựa chọn các ngân hàng phù hợp với nguồn tiền của mình.