Phí giao dịch chứng khoán là gì? So sánh phí các công ty

Giao dịch qua các công ty chứng khoán sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ các tư vấn viên. Và dĩ nhiên, nhà đầu tư mỗi khi giao dịch thành công tại đây phải trả cho họ một số tiền không hề nhỏ chút nào. Đó gọi là phí giao dịch chứng khoán. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi sâu, tìm hiểu chi tiết hơn về loại phí này cũng như so sánh giữa các công ty chứng khoán phổ biến hiện nay nhé!

1. Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Phí giao dịch chứng khoán là khoản phí khi nhà đầu tư thực hiện các lệnh giao dịch thành công thông qua các công ty chứng khoán. Và số tiền này dùng để trả cho các công ty môi giới chứng khoán đó. Mức phí phải nằm trong khung áp chế của Pháp luật.

Đây không phải là phí để trả cho sàn giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư cần phải nhớ điều này. Đôi khi nhà đầu tư nhầm lẫn giữa các khái niệm của công ty chứng khoán và công ty phát hành chứng khoán.

 Tất cả mức phí áp dụng tính phí sẽ phải nằm trong quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tính cụ thể sẽ do các công ty tự áp dụng. Chúng tùy thuộc vào số lượng giao dịch của nhà đầu tư cũng như tần suất giao dịch. Nhà đầu tư giao dịch càng nhiều, số lượng càng lớn thì mức phí này càng nhỏ. 

Cách tính phí giao dịch tính dựa trên % của giá trị giao dịch chứ không phải cố định. Có thể giao động từ 0,1 – 0,35%. 

Ví dụ, khi nhà đầu tư giao dịch thành công trên công ty chứng khoán A, mức phí giao dịch là 0,1%. Giao dịch có tổng giá trị là 20.000.000 đồng. Phí nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán A là 20.000 đồng. Thực thế, mức phí này có thể là không cao, nhưng nếu số tiền lớn hơn và số lượng giao dịch cũng lớn hơn thì không hề nhỏ chút nào. 

Chính bởi vậy, các nhà đầu tư thường có tâm lý so sánh, tìm ra các công ty chứng khoán có mức phí thấp hơn để tối ưu chi phí và lợi nhuận của mình. 

phí giao dịch chứng khoán
Nhà đầu tư mất một khoản phí cho các công ty chứng khoán

2. Đặc điểm của phí giao dịch chứng khoán

Như các bạn đã biết thì mức phí này không phải trả cho các sàn giao dịch mà là trả cho các công ty chứng khoán. Các công ty có vai trò và chức năng hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chứng khoán. Nếu nhà đầu tư thông qua các công ty chứng khoán này mà tiến hành giao dịch thành công được thì mới mất phí. 

Hiểu đơn giản thì đây cũng có thể là một loại phí môi giới, trong đó các nhà đầu tư là những người được giao dịch thông qua một bên thứ ba. Sau đó, nhận cả phí từ cả hai bên. Tất nhiên rồi, không phải chỉ có một bên phải trả, mà bất kỳ ai giao dịch chứng khoán thành công trên các công ty chứng khoán này thì đều phải trả phí cho họ. 

Mức phí giao dịch lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng giao dịch của nhà đầu tư. Số lượng giao dịch càng nhiều thì mức phí càng thấp. Tương tự, nó cũng phụ thuộc vào cả việc nhà đầu tư đó có hay giao dịch hay không. Nếu thường xuyên giao dịch thì mức phí sẽ thấp hơn so với việc thỉnh thoảng mới giao dịch tại các công ty. 

Các công ty cũng hay có các chương trình đặc biệt để hỗ trợ hay giảm phí cho các khách hàng quan trọng. Những khách hàng được đánh giá là có số vốn lớn, tiềm năng rất lớn và hàng năm trả một khoản phí không nhỏ cho công ty. 

Tất nhiên, các công ty chứng khoán cũng không chỉ thu một khoản phí khi thực hiện thành công các giao dịch. Nhà đầu tư cũng phải trả các khoản phí khác để phục vụ cho việc giao dịch như phí mở tài khoản, phí lưu ký, phí giao dịch ngoài sàn, v.v. Tóm lại, nhà đầu tư không nên quá quan trọng nhưng vẫn cần phải cân nhắc, so sánh giữa các bên. Bởi có những khoản phí phát sinh khá lớn mà nếu không để ý nhà đầu tư gặp phải rất nhiều phiền phức. 

3. Mức tính phí giao dịch theo quy định

Thực chất, việc đặt mức phí này đều phải nằm trong quy định của pháp luật Việt Nam về luật chứng khoán. Theo đó, bộ luật đã quy định rất rõ. Các công ty chứng khoán sẽ không được thu quá 0.5% cho mỗi một lần giao dịch. Nghĩa là đây sẽ là mức tối đa mà các công ty chứng khoán được phép thu từ các nhà đầu tư. 

Thêm vào đó, họ không được đặt ra hạn mức phí tối thiểu. Như vậy, các công ty mới thậm chí có thể không thu mức phí này trong khoảng thời gian mới thành lập công ty để thu hút được nhiều khách hàng hơn. 

Việc ban quy định như vậy sẽ bảo vệ được lợi ích của các nhà đầu tư. Họ không bị các công ty chứng khoán thu tiền quá cao của người dùng. Chính sách này cũng tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán mới thành lập có được sự phát triển. Tránh gây ra tình trạng độc tôn trên thị trường. Từ đó, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển một cách lành mạnh hơn. 

phí giao dịch chứng khoán
Mức phí nằm trong quy định của nhà nước

4. So sánh mức phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty 

Để các nhà đầu tư có thêm thông tin cũng như có được sự so sánh giữa các công  ty chứng khoán, chúng tôi sẽ cập nhật các và tổng hợp mức phí của các công ty dưới đây.

4.1 Phí giao dịch chứng khoán HSC

Đối với công ty chứng khoán HSC, nhà đầu tư có thể yên tâm để giao dịch ở đây. Bởi đây là công ty chứng khoán HSC – công ty chứng khoán Hồ Chí Minh là một trong những công ty môi giới chứng khoán và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tài chính khá uy tín hiện nay. 

Công ty được thành lập với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với công việc của mình cũng như khách hàng. 

Hiện nay, mức phí giao dịch ở đây đang áp dụng theo hai hình thức trực tuyến và giao dịch qua các kênh khác. Với hình thức giao dịch trực tuyến, mức phí tính theo ngày trên tổng số giao dịch và thấp hơn so với hình thức giao dịch qua kênh khác. Cụ thể như sau:

  • Tổng giá trị < 1 tỷ đồng: 0.2%
  • Tổng giá trị > 1 tỷ đồng: 0.15%

+Phí giao dịch thông qua các kênh khác

-Giá trị < 100 triệu đồng: 0.35%

-Giá trị từ 100 – 300 triệu đồng: 0.3%

-Từ 300 – 500 triệu đồng : 0.25%

-Từ 500 – 1 tỷ đồng và > 1 tỷ đồng: tương tự như hình thức trực tuyến

phí giao dịch chứng khoán
Công ty chứng khoán HSC

4.2  Phí giao dịch chứng khoán MBS

Trong các công ty môi giới chứng khoán thì có thể nói cách tính phí giao dịch của MSB là khá chi tiết. Họ phân ra nhiều đối tượng khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn và phù hợp với nhiều đối tượng hơn. 

Khách hàng tự thực hiện các giao dịch trực tuyến: 0.15%
Nhận sự hỗ trợ từ nhân viên quản lý môi giới (Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày)Giao dịch trực tuyếnGiao dịch kênh khác<100 triệu đồng0.35%0.35%Từ 100 -300 triệu đồng0.3%0.325%Từ 300 – 500 triệu đồng0.25%0.3%Từ 500 – 700 triệu đồng0.2%0.25%Từ 700 – 1 tỷ đồng0.15%0.2%> 1 tỷ đồng0.15%0.15%

4.3 Phí giao dịch chứng khoán SSI

Công ty cổ phần chứng khoán SSI – công ty hoạt động trong lĩnh vực môi giới chứng khoán và các sản phẩm dịch vụ chứng khoán có quy  mô phát triển lớn tại Việt Nam với nhiều chi nhánh trên khắp cả nước.

Hiện nay, ssi bảng giá phí này được chia ra thành nhiều loại khác nhau để khách hàng tối ưu được chi phí cho mình. 

+ Áp dụng tất cả các loại, giá trị tổng giao dịch với hình thức trực tuyến là 0.25%

+ Phí giao dịch khi giao dịch qua các kênh khác

  • Tổng giá trị < 50 triệu đồng: 0.4%
  • Giá trị từ 50 – 100 triệu đồng: 0.35%
  • Từ 100 – 500 triệu đồng : 0.3%
  • Từ 500 triệu đồng trở lên: 0.25%

Mỗi một đơn vị sẽ có cách tính phí giao dịch chứng khoán riêng. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc để lựa chọn đơn vị phù hợp với số lượng giao dịch của mình. 

Google search engine