Tình hình kinh tế Mỹ trong giai đoạn từ 2021 đến 2022

Nền kinh tế thế giới chịu nhiều ảnh hưởng của Covid trong 2 năm vừa qua. Mỹ là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nặng trên thế giới và cho đến nay covid vẫn còn bùng phát tại đất nước này. Bước vào giai đoạn năm 2022, Mỹ kỳ vọng sẽ có một sự hồi phục mạnh mẽ hơn nhằm để khắc phục các hậu quả mà Covid gây ra, cũng như cải thiện nền kinh tế Mỹ, một nước đứng đầu trong nhóm các nước lớn trên thế giới.

1. Năm 2021 cho thấy sự giảm tốc của Mỹ

Theo những báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ vào thời điểm cuối quý 3 năm 2021. Chỉ số GDP được thống kê tại đất nước này chỉ đạt mức tăng 2%, đây là kết quả thấp nhất so với mức 6,7% trong quý 2 và cũng là kết quả thấp nhất của kinh tế Mỹ tính từ khi đại dịch bùng phát.

Kinh tế Mỹ trong cuối năm 2021.
Kinh tế Mỹ trong cuối năm 2021.

Nguyên nhân làm xảy ra sự kém phát triển này chính là từ sự bùng phát của covid trong quý 3 2021. Chính điều này đã làm kinh tế dậm chân tại chỗ. Nhiều thống kê cũng đã đưa ra kết quả rằng, vốn, tiêu dùng của toàn nền kinh tế đã chiếm 2/3 các lĩnh vực hoạt động tại Mỹ.

Theo Mike Fratantoni, việc chi tiêu giảm đi rất nhiều không phải xuất phát từ việc người dân không có nhu cầu. Nguyên nhân là bởi thị trường không có đủ lượng hàng hóa để đáp ứng trong giai đoạn quý 3 năm 2021. Ngoài ra một điểm đáng chú ý nữa trong những tác động của covid đó là sự suy giảm mua sắm các loại hàng hóa lâu dài của quý kế đó.

Điều này mang đến một bầu không khí ảm đạm trước khi tổng thống Mỹ công bố một gói hỗ trợ cho người dân trị giá đến 1.750 tỷ USD. Ông Biden có nhận định rằng, đây là gói hỗ trợ thị trường có quy mô lớn và sẽ tạo ra cơ hội giúp kinh tế Mỹ vượt qua được sự cạnh tranh trên thị trường giữa các nước lớn trong thế kỷ 21.

Thế nhưng một nhà lập pháp thuộc phe Cộng hòa là ông Kevin Brady lại có đưa ra một lời cảnh tỉnh rằng. Việc đưa ra một kế hoạch hỗ trợ thị trường này có thể sẽ khiến lạm phát tăng cao và thời gian diễn ra lạm phát sẽ dài hơn.

Theo nhà kinh tế Hoa Kỳ, ông Robin Brooks cho rằng thời điểm hiện tại nền kinh tế Mỹ hiện nay đang có dấu hiệu nóng dần lên. Đồng thời ông cho rằng FED có vẻ đang đánh giá chưa đúng đắn về quy mô của lạm phát. Ông nhấn mạnh rằng việc tiêu dùng giảm bởi sự tắc nghẽn khả năng phân khối, nhu cầu bị đẩy cao bởi vì tình trạng sản xuất bị đình trệ trong thời gian dài. Chính vì vậy chuỗi cung ứng chưa phải là vấn đề giải quyết được trong một thời gian ngắn.

Những kết quả báo cáo sự tăng trưởng thấp cũng phần nào thể hiện sự ảnh hưởng từ gói hỗ trợ đối với những tổ chức, doanh nghiệp tại các địa phương đang có dấu hiệu giảm đi sự hiệu quả. Thêm vào đó, yếu tố thiên tai đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất năng lượng. Cụ thể vào thời điểm tháng 8, bảo Ida đã khiến hệ thống tạo năng lượng của Mỹ bị thiệt hại 62 tỷ đô la.

2. Mỹ có những triển vọng gì trong cuối 2021 đầu 2022

Mặc dù những vấn đề lớn đang hiện hữu rất nhiều trong nền kinh tế Mỹ, nhưng các chuyên gia vẫn có những nhận định khả quan trong thời điểm cuối năm 2021 đầu 2022. Mặc dù tốc độ tiêu dùng của Mỹ giảm đi nghiêm trọng trong quý 3. Nhưng bước sang quý 4, tình hình chi tiêu chung sẽ có sự cải thiện phần nào, nhất là đối với lĩnh vực dịch vụ. Bởi dịch bệnh Covid đã phần nào được kiểm soát và có sự dịu bớt đi.

Cơ hội phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Cơ hội phục hồi của nền kinh tế Mỹ.

Điều này thể hiện qua những ca mắc Covid đã giảm dần trong thời điểm cuối năm. Cho thấy động lực của nền kinh tế đang dần trở lại. Số lượng người Mỹ xin trợ cấp do mất việc đã có dấu hiệu giảm xuống đáng kể và thấp nhất từ thời điểm bùng dịch.

Trong những giai đoạn cuối năm 2021, Mỹ đã ghi nhận số ca mắc giảm đi rất nhiều. Kết quả này có được bởi chương trình phủ vắc xin diễn ra rất hiệu quả. Kinh tế Mỹ cũng ghi nhận dấu hiệu tiêu dùng trở lại trong thời gian qua, thông qua các nhóm ngành sản xuất đã xuất hiện lại đơn đặt hàng.

Theo những con số thống kê từ Bộ Lao Động Mỹ, lượng người xin hỗ trợ khi mất việc đã giảm đi từ 291.000 xuống còn 281.000. Đây là mức giảm lớn thì thời điểm mới xảy ra đại dịch hồi đầu năm 2020.

Việc thị trường liên tục có sự giảm sút sẽ không làm tác động đến việc FED thực hiện mua vào các loại hình tài sản trong cuối 2021 và đầu 2020. Một số chuyên gia của FED cũng đưa ra đánh giá về kinh tế Mỹ. Theo họ, Kinh tế Mỹ có đủ khả năng để bắt đầu siết chặt các kích thích kinh tế. Fed Richard Clarida, phó chủ tịch của Viện Tài chính cũng đã đề cập trong cuộc họp rằng. Kinh tế Mỹ đã từng bước được cải thiện khi những yếu tố môi trường lao động đang được phục hồi mặc cho những ảnh hưởng của Covid vẫn chưa mất đi.

3. Yếu tố làm gia tăng lạm phát tại Mỹ trong 40 năm qua

Vào thời điểm cuối năm 2021, Kinh tế Mỹ đã ghi nhận mức tăng của lạm phát cao ngất ngưỡng trong vòng 40 năm qua. Cụ thể, CPI được đo lường trên nhiều loại hàng hóa đạt mức tăng 7% so với thời điểm này của năm trước. Nếu xét theo tháng liền kề thì con số này chỉ tăng ở mức 0,5%.

Mỹ đối mặt với lạm phát đang tăng cao.
Mỹ đối mặt với lạm phát đang tăng cao.

Nhiều chuyên gia đã thực hiện khảo sát kinh tế cũng đã đưa ra kết quả khi CPI đã gia tăng lên mức 7% so với thời điểm cuối năm 2020 và tăng 0,4% đối với tháng kế đó.

Trong hơn 40 năm qua đây là lần đầu tiên kinh tế Mỹ ghi nhận mức lạm phát cao đến như vậy. Bởi vì xuất phát từ lượng hàng hóa trên thị trường không đủ cung ứng và lao động. Nền kinh tế Mỹ lại đón nhận một lượng tiền lớn từ chính phủ Mỹ trợ cấp.

Brian Price, thuộc quản lý bộ phân đầu tư của Commonwealth Financial Network đã có đánh giá rằng. Việc CPI thời gian qua tăng cao đến 7% sẽ khiến các lĩnh vực đầu tư bị bất ngờ và khó ứng phó được với tình huống. Đây là mức tăng cao mà trong vòng 4 thập kỷ ghi nhận được. Thế nhưng, việc này cũng có thể dự đoán được từ khi covid diễn ra, điều này được được nhận thấy từ sớm khi trái phiếu trên thị trường có lợi nhuận giảm đi trong dài hạn.

Nếu bỏ đi hai yếu tố là năng lượng và thực thẩm, CPI chỉ ở mức tăng 5.5%, con số này nếu so sánh với năm ngoái thì vẫn ở mức tăng 0,6%. Kết quả của quá trình thống kê không có hai yếu tố này từ phía các chuyên gia là 5,4% và 0,5%. Đây vẫn là mốc tăng cao được ghi nhận lại từ thời điểm 1991.

Những chỉ số đánh giá khác như vốn góp, giá nhà ở chiếm một tỷ lệ khoảng 30% trong tổng chi phí trên thị trường. Con số này đã tăng ở mức 0,4% so với tháng trước đó là tăng 4,1% so với thời điểm thống kê của năm trước.

4. Tổng kết

Kinh tế Mỹ trong năm 2021 ghi nhận mức lạm phát tăng cao bởi lượng hàng hóa trong thị trường không đủ để cung ứng. Mặc dù tỷ lệ lao động thất nghiệp đã giảm đi phần nào xong để phục hồi lại kinh tế Mỹ thì vẫn cần phải có thời gian. Những gói hỗ trợ của chính phủ Mỹ mang lại hiệu quả ban đầu, nhưng về lâu dài yếu tố lạm phát chính là vấn đề đáng lo ngại.

Google search engine