Lý thuyết sóng Elliott, hướng dẫn giao dịch với sóng Elliott

Trong phân tích kỹ thuật, hai lý thuyết đếm sóng nổi trội nhất và được biết đến nhiều nhất có lẽ là lý thuyết Dow và lý thuyết sóng Elliott. Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về lý thuyết Elliott.

1. Lý thuyết sóng Elliott

Khái niệm nguyên lý sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott là công cụ phân tích kĩ thuật dùng dựa trên sự thay đổi tâm lý một nhóm nhà đầu tư, mô hình riêng biệt trong hướng đi của giá. Nhờ đó, được dùng để phân tích chu kỳ, dự đoán xu hướng thị trường tài chính trong tương lai.

Lý thuyết sóng Elliott bao gồm mô hình sóng, hệ số và thời gian được xếp theo trình tự quan trọng. Lý thuyết này áp dụng cho thị trường chứng khoán chung hiệu quả cho thị trường hàng hóa phổ biến cao như vàng nhưng không hiệu quả cho thị trường riêng lẻ.

Nguồn gốc

Ralph Nelson (R.N.) Elliott (một kế toán viên và tác giả Mỹ) là người sáng lập ra nguyên lý sóng và đến năm 1938 Charles J.Collins đã công bố chuyên đề này, và hiện tại là Nguyên lý sóng Elliott

Nguyên lý này chịu ảnh hưởng từ lý thuyết Dow và có nhiều điểm tương đồng với Dow. Elliott nói rằng, nguyên lý sóng là “phụ trương cần thiết của lý thuyết Dow”

Những ý tưởng của Elliott có thể bị chìm vào quên lãng,cho đến năm 1953 Hamilton Bolton đã công bố “Phụ lục sóng Elliott” liên tục trong vòng 14 năm. Năm 1978, A.J.Frost và Robert Prechter đã hợp tác và ra đời cuốn “Nguyên lý Sóng Elliott”.

Cấu trúc sóng

Sóng Elliott cho rằng thị trường chứng khoán đi theo chu kỳ 5-3, tức là cần 8 sóng để tạo nên một chu kỳ hoàn chỉnh bao gồm: 5 sóng tăng và 3 sóng giảm. 

sóng Elliott
Chú thích hình 1: Hình ảnh cấu trúc hoàn chỉnh của sóng Elliott

Phần đi lên của chu kỳ (Sóng xung lượng) bao gồm 5 sóng được đánh số thứ tự từ 1→ 5. Sóng tăng là sóng 1,3,5 là đi cùng hướng với xu hướng chính, hai sóng hiệu chỉnh của sóng 1 và 3 là sóng 2,4 sẽ đi ngược với xu hướng chính. 

Phần đi xuống (Sóng hiệu chỉnh) được đánh theo ký hiệu A, B, C. Trong đó, A và C sẽ đi cùng với xu hướng chính (đi xuống) và sóng B sẽ đi lên.

Tóm lại, trong một xu hướng chính Uptrend thì:

Sóng xung lượng (Tăng)Sóng hiệu chỉnh (Giảm)
0-1Cùng hướngACùng hướng
1-2Ngược hướngBNgược hướng
2-3Cùng hướngCCùng hướng
3-4Ngược hướng
4-5Cùng hướng

Các cấp độ của sóng Elliott

Nguyên lý sóng Elliott chia xu hướng làm 9 cấp độ từ một chu kỳ siêu lớn vài thế kỷ đến cấp độ nhỏ chỉ vài giờ, vài phút. Tuy vậy nhưng chu kỳ 8 cấp vẫn liên tục không dừng:

  • Grand Supercycle: chu kỳ đến cả thế kỷ
  • Super Cycle: vài thập kỷ (40-70 năm)
  • Cycle: 1 năm → vài năm
  • Primary: vài tháng → 1 hoặc 2 năm
  • Intermediate: vài tuần → vài tháng
  • Minor: vài tuần
  • Minute: vài ngày
  • Minuette: vài giờ
  • Sub Minuette: vài phút

2. Sóng hiệu chỉnh

Sóng hiệu chỉnh thường không rõ ràng và khó xác định hơn sóng xung lượng. Tuy nhiên, sóng hiệu chỉnh thường là 3 sóng, chỉ 5 sóng trong trường hợp tam giác. Sau đây là 3 loại sóng hiệu chỉnh chính zic zắc, mặt phẳng và tam giác.

Mô hình Zic Zắc

Với mô hình sóng hiệu chỉnh của nguyên lý sóng Elliott này sẽ được tách thành một chuỗi 5-3-5. Tức là, Sóng A và C mỗi sóng sẽ chứa 5 sóng  và sóng B chứa 3 sóng nhỏ. Sóng B hiệu chỉnh không quá 61.8% sóng A, sóng C phải xuống thấp hơn điểm kết thúc của sóng A, sóng A và C có độ dài xấp xỉ bằng nhau. Một số biến thể của mô hình này là zic zắc đôi hoặc ba, thường xuất hiện trong những mô hình hiệu chỉnh lớn.

sóng Elliott
Chú thích hình 2: Mô hình sóng hiệu chỉnh Zic zắc 5-3-5 của sóng Elliott 

Mô hình mặt phẳng

Mô hình sóng hiệu chỉnh mặt phẳng tuân theo quy luật 3-3-5. Sóng A và B chứa 3 sóng và sóng C chứa 5 sóng. Với mô hình này sẽ dễ gây hiểu nhầm thị trường sẽ tiếp tục tăng vì sóng A chỉ chứa 3 sóng, nhưng đến sóng B chỉ có 3 sóng.

sóng Elliott
Chú thích hình 3: Mô hình sóng hiệu chỉnh mặt phẳng (Flat)

Mô hình tam giác

Đây là một mô hình sóng hiệu chỉnh đặc biệt, có 5 sóng hiệu chỉnh và mỗi sóng bao gồm 3 sóng nhỏ, có cấu trúc như sau : 3-3-3-3-3. Tam giác chỉ xuất hiện ở sóng thứ 4, liền trước sự vận động cuối cùng theo chiều của xu hướng chính. Tạm giác của Elliott là một mô hình củng cố không rõ xu hướng. 

Mô hình tam giác của Elliott chia thành 4 loại: tăng, giảm, đối xứng, mở rộng. Nguyên lý sóng Elliott cho rằng sóng thứ 5, sóng cuối của xu hướng có lúc sẽ phá vỡ đường xu hướng của nó, tạo tín hiệu giả trước khi xuất hiện một cú break out theo hướng ban đầu.

sóng Elliott
Chú thích hình 4: Mô hình hiệu chỉnh sóng Elliott tam giác (Triangles)

3. Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

Quy luật, nguyên tắc của sóng

Sóng 2 trong mô hình sóng Elliott không được về lại vạch đích ban đầu

Sóng 4 không giảm xuống sóng 2, không được đi vào vùng giá của sóng 1.

Sóng 3 không nhất thiết phải dài nhất, nhưng không được là sóng ngắn nhất.

Sóng hiệu chỉnh ở một số trường hợp có thể nhiều hơn 3 sóng nhưng k được nhiều hơn 5 sóng.

Những sóng đi cùng hướng với đi cùng chiều với thị trường sẽ là 5 sóng và những sóng đi ngược với xu hướng chính là 3 sóng

Nếu vi phạm các nguyên tắc đã nêu trên thì dễ có nguy cơ xác định sai xu hướng sóng, bởi vì mỗi sóng có thể bao gồm nhiều sóng nhỏ, và những sóng nhỏ có thể bao gồm nhiều sóng nhỏ hơn.

sóng Elliott
Chú thích hình 5: Mỗi sóng lớn có thể bao gồm nhiều sóng nhỏ hơn.

Xác định kênh giá

Kênh giác giúp đạt được mục tiêu giá và xác nhận việc đếm sóng. Trong một xu hướng tăng, khi xu hướng mới được hình thành thì ta sẽ vẽ được kênh giá bằng cách nối đáy sóng 1 và 2 và đường song song được vẽ từ đỉnh sóng 1. Nếu sóng 3 tăng nhanh vượt lên trên thì ta sẽ vẽ lại một đường từ đỉnh sóng 1 và đường còn lại bắt đầu từ đáy sóng 2. Kênh giá cuối cùng là nối đáy 2 và 4, đỉnh 3 và 5

sóng Elliott
Chú thích hình 6: Kênh giá của sóng Elliott

Sóng 4 – Khu vực hỗ trợ

Sóng 4 được xem như khu vực hỗ trợ trong đầu cơ giá xuống. Sau khi 5 sóng tăng kết thúc, bắt đầu một xu hướng giảm, thị trường đầu cơ giá xuống sẽ không rơi xuống thấp hơn sóng 4. Thường đáy của sóng 4 sẽ kìm hãm thị trường đầu cơ giá xuống.

Trading với sóng Elliott

Elliott đúng với thị trường trung và dài hạn. Khi xuất hiện sóng 1 và 2 lúc này sẽ chưa đủ căn cứ để xác định và chưa nên giao dịch trong giai đoạn này. Thành phần tham gia trao đổi trong giai đoạn này thường là các quỹ và phe bán. Khi xuất hiện sóng 3, lúc này đã dần xuất hiện tín hiệu sóng đang hình thành mọi người tổ chức mua, sóng 4 xuất hiện lúc này những người tham gia dần dần nắm vị thế mua, sóng 5 xuất hiện lúc này cả thị trường đang nắm giữa. Sau đó là sự xuất hiện của sóng A, tổ chức bán. Sóng B là những người đến sau kỳ vọng sự hồi lên của thị trường. Đến khi sóng C xuất hiện cả thị trường đồng loạt bán. 

Tất cả những dự đoán trading trên chỉ là hướng nhìn chủ quan, không phải là hoàn toàn đúng. Việc mua bán phụ thuộc vào tâm lý của mỗi nhà đầu tư. Mỗi người sẽ đề ra cho mình những chiến lược riêng, mang lại lợi ích tốt nhất. Và một quy tắc bất hủ cần nắm đó là không nên đi ngược với thị trường. 

Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ mang về cho bản thân một lượng kiến thức nhất định về nguyên lý sóng Elliott. Ngoài việc quan sát hướng đi của sóng để nắm thị trường, bạn nên kết hợp với những chỉ báo, mô hình để đầu tư một cách hiệu quả nhất.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine