Để ra mắt thị trường một loại hàng hóa, sản phẩm có chất lượng nhưng vẫn tối ưu được lợi nhuận đề ra cần phải trải qua một quá trình đánh giá chi tiết. Tuy nhiên, kể cả khi sản phẩm đã đến tay được người tiêu dùng thì nó vẫn chưa thể hoàn hảo được cả về mặt lợi nhuận và chất lượng. Vì vậy sử dụng P/P giúp người quản lý theo dõi được sự cân bằng này, để cho các sản phẩm được làm ra luôn tối ưu nhất, nhưng vẫn đảm bảo giá thành phù hợp.
1. P/P là gì?
P/P là phương pháp có tên gọi là Price-Performance Ratio, thể hiện mối tương quan giữa chất lượng và giá cả. P/P được vận dụng để so sánh sự cân bằng giữa giá với yếu tố như công nghệ, đặc tính và chất lượng. P/P được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm mới.
Đối với một dự án phát triển hàng hóa, dịch vụ mới, quá trình thống kê và đo lường hiệu quả sản phẩm là điều cần phải thực hiện. Khi một loại hàng hóa có chất lượng tương xứng với giá tiền mà khách hàng bỏ ra, nó sẽ giúp cải thiện trải nghiệm tiêu dùng lên rất nhiều.
2. Phương pháp P/P thể hiện điều gì?
P/P dù được thực hiện dưới hình thức hay lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều sẽ cho ra 4 kết quả duy nhất. Thứ nhất đó là trường hợp sản phẩm được làm ra có chất lượng tốt nhưng quá trình sản xuất lại không mất nhiều chi phí. Đây là kết quả tốt nhất mà người đánh giá P/P mong muốn đạt được. 3 kết quả P/P tiếp theo bao gồm sản phẩm có chi phí sản xuất cao đi kèm với chất lượng tốt, sản phẩm làm ra với chi phí thấp nhưng không mang lại chất lượng và cuối cùng sản phẩm được tạo ra với chất lượng tốt nhưng chi phí lại quá cao.
Sử dụng P/P giúp người quản lý chất lượng biết được đâu là điểm sản xuất tốt nhất của dây chuyền. Nhưng cũng cần nên nhớ rằng, một sản phẩm có P/P cao cũng có khả năng không bán được hàng. Đặc biệt là các lĩnh vực đòi hỏi nhiều về tính hiệu năng, mặc cho giá thành có cao hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng phân khúc. Vì vậy, người sử dụng P/P tốt có thể triển khai một mô hình kinh doanh, sản xuất phù hợp với định hướng phát triển. Xong để tối ưu P/P, chúng ta cần phải phân tích thêm nhiều khía cạnh khác.
Một ví dụ của P/P khiến chúng ta dễ nhận ra đó là các loại thiết bị điện tử, công nghệ. Ở thời điểm mà công nghệ còn phát triển chưa tiên tiến và nhanh chóng như ngày nay, những sản phẩm công nghệ thời gian trước đây thường có giá rất cao, thế nhưng hiệu suất, tính năng lại không thể so sánh như thời điểm này. Đây là một điểm yếu của P/P khi chưa thể hiện được sự chính xác giữa chất lượng và giá.
3. P/P được xây dựng như thế nào?
Khi sử dụng P/P để đánh giá sản phẩm, chúng ta sẽ xây dựng một biểu đồ. Loại biểu đồ P/P nhìn chung cũng dễ hiểu khi các thành phần bao gồm trục hoành và trục tung, hai trục này sẽ là đại diện cho các giá trị giữa giá và chất lượng. Khoảng không phía giữa biểu đồ P/P sẽ được phân thành 4 nhóm cụ thể:
Các phần của biểu đồ P/P sẽ mang một ý nghĩa riêng, căn cứ vào đó nhà quản lý sẽ đánh giá được sản phẩm của mình có giá cả phù hợp với chất lượng và thị trường hay chưa. Dù là phân tích bằng phương pháp P/P hay cách làm khác, chung quy lại người làm P/P cũng chỉ có một mục đích đó là giảm chi phí ở mức thấp nhất nhưng vẫn đạt được chất lượng cao.
Trong doanh nghiệp, phương pháp P/P được sử dụng cho từng loại mặt hàng cụ thể, với mục đích phân tích để nắm bắt thị trường chung. Từ quá trình phân tích P/P hình thành nên chiến lược hoạt động cho từng loại sản phẩm cụ thể. Sử dụng P/P để điều chỉnh giá bán cũng là một cách tốt giúp tạo ra sự cân bằng và tối ưu cho sản phẩm.
Nếu xét P/P đứng trên góc nhìn của người mua nói chung, phương pháp P/P sẽ tạo ra được sự đánh giá tốt trong việc lựa chọn sản phẩm có chất lượng phù hợp với giá cả. Trong trường hợp P/P mang đến một mức giá lớn so với chất lượng thực sự, lúc này người mua có thể cân nhắc một lựa chọn có giá thành phù hợp hơn.
4. Đánh giá chất lượng bằng các tiêu chí khác
Ngoài P/P có rất nhiều cách để đánh giá chất lượng của một sản phẩm được tạo ra, các tiêu chí đánh giá này phần lớn sẽ dựa vào nhu cầu của khách hàng, hay khách hàng muốn những sản phẩm đó phải thỏa mãn điều gì. Ngoài ra, sản phẩm cũng cần phải đảm bảo tuân thủ những quy định của nhà nước…
P/P là phương pháp nhận định thông qua sự tương quan của hai yếu tố chính là chất lượng và giá cả. Thế nhưng các chỉ tiêu đánh giá sau cũng đóng góp rất nhiều trong quá trình hình thành sản phẩm như:
Sản phẩm được tạo ra chứa những tính năng tốt nào?
Thế mạnh của sản phẩm, điểm thu hút người mua.
Sự ổn định và mức độ tin cậy khi dùng sản phẩm.
Những tiêu chuẩn mà sản phẩm đáp ứng được, các tiêu chuẩn chung của thị trường đặt ra.
Sản phẩm có thể sử dụng được trong bao lâu.
Sản phẩm có tính ổn định như thế nào, khả năng bảo hành, khả năng hoạt động trở lại sau khi trải qua bảo trì.
5. Những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng.
Mặc dù P/P chỉ thể hiện hai vấn đề đó là chất lượng và giá thành, thế nhưng nếu xét một cách chi tiết, P/P sẽ đề cập đến rất nhiều những vấn đề khác cấu thành nên một loại hàng hóa. Cụ thể:
Yếu tố chất lượng của P/P sẽ phải thỏa mãn những mong muốn của thị trường. Đây là yếu tố sẽ biến đổi theo thời gian dựa vào các đối tượng mua sản phẩm đó. Chính vì vậy, P/P giúp nắm bắt được thị trường, yếu tố nhạy cảm với sự thay đổi sẽ giúp doanh nghiệp đi đầu. Từ đó đưa ra những cải tiến, thay đổi sớm nhất. Phương pháp P/P hỗ trợ những nhà quản lý đưa ra một chiến lược hoạt động trong thời gian dài. Bởi một sản phẩm khi tung ra thị trường sẽ phải tồn tại rất lâu, vì vậy chiến lược rõ ràng khi phân tích P/P sẽ giúp kết quả hoạt động được tốt hơn.
Trình độ nền kinh tế cũng được thể hiện trong P/P cụ thể. Nếu một nền kinh tế có mặt bằng kỹ thuật, thiết bị tốt sẽ giúp chất lượng được cải thiện lên rất nhiều. Điều này cũng có tác động đến giá cả trong P/P, một dây chuyền tự động hóa sẽ giúp chi phí nhân công được giảm đi đáng kể, đồng tạo ra những tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên. Khi phân tích P/P dễ dàng nhận thấy, một nền kinh tế kém phát triển, hiển nhiên không đủ sức tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao. Nếu nhận định theo P/P thì kết quả cho ra đó là sản phẩm kém chất lượng nhưng chi phí cao.
6. Tổng kết
Sử dụng phương pháp P/P thông qua các biểu đồ đánh giá giúp tìm được giá bán phù hợp với chất lượng. Đây cũng là công cụ hiệu quả để nhận xét chất lượng sản phẩm có tương xứng với giá thành hay không. Người quản lý sử dụng P/P để đưa ra chiến lược, thực hiện điều chỉnh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.