FS trong tài chính là gì? Ý nghĩa FS đối với bên liên quan

Khái niệm FS có lẽ vẫn còn rất xa lạ với nhiều người. Bởi vì đây là một thuật ngữ chuyên được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Khi sử dụng FS, nhà đầu tư sẽ biết được tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai. Vậy FS là gì?

1. FS là gì?

FS trong thị trường tài chính là tên viết tắt của bản Báo cáo tài chính. Bản báo cáo này được quy định là một hệ thống thông tin. Trong đó, FS trong đầu tư sẽ thể hiện toàn bộ các thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và trình bày theo quy mẫu chung có tính chuẩn mực nhất định. 

Nhìn vào bản báo cáo này, doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, cổ động hay các chuyên gia finance sẽ biết được doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không để từ đó đưa ra các chính sách, đường lối phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Với các doanh nghiệp hay các công ty cổ phần đưa lên sàn chứng khoán thì bản báo cáo FS này chính là căn cứ và thước đo để để các nhà đầu tư dựa vào đó để đánh giá có nên quyết định đầu tư, mua cổ phiếu ở đó hay không.

Khi nộp báo cáo tài chính FS trong đầu tư, doanh nghiệp phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, bởi FS liên quan đến các vấn đề về pháp luật, thuế. Nên các doanh nghiệp có thể bị phạt nếu vi phạm các quy định và khai khống số liệu để trốn thuế. 

FS
Khái niệm

2. FS có mục đích gì – Bản chất của FS

Không một công ty nào hoạt động mà không có FS. Việc sử dụng FS giúp doanh nghiệp hiểu chính xác kết quả hoạt động mà mình đã và chưa đạt được những gì. Bởi ở trong FS thể hiện đầy đủ các thông tin quan trọng liên quan đến tình hình hoạt động, tài chính của công ty. Hơn nữa, không chỉ có chủ doanh nghiệp mà đến rất nhiều bên đều có liên quan và quan tâm đến FS – báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

+Với quản lý của doanh nghiệp, họ cần phải biết tình hình hoạt động như thế nào, lãi hay lỗ. Chủ đầu tư cần nắm được báo cáo FS để biết công ty này đang hoạt động như thế nào, có nên đầu tư vào đây hay không. 

+Trong khi đó, với các cơ quan quản lý nhà nước, họ sẽ thông qua các bản báo cáo này để biết số tiền mà doanh nghiệp cần phải nộp là bao nhiêu. Ngân hàng dùng đây để làm căn cứ cho doanh nghiệp vay tiền. Chính bởi vậy, bản FS trong tài chính cực kỳ quan trọng với tất cả các bên. 

+Đối với Nhà nước, FS sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và quan trọng để họ có thể nắm được hình thành của nền kinh tế và thị trường ở thời điểm hiện tại. Là cơ sở để thực hiện các chính sách vĩ mô, thực hiện các chức năng quản lý, giám sát và điều chỉnh thị trường một cách nhanh chóng và thích ứng tốt hơn. 

FS – báo cáo tài chính cũng là công cụ để Nhà nước có thể kiểm tra và kiểm soát các cơ quan quản lý của nhà nước trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó, có cơ sở trong việc tính và truy thu thuế phải nộp cho nhà nước. Cùng với đó là việc thực hiện các khoản thu để nộp vào ngân sách.

+Với các nhà quản lý doanh nghiệp, FS trong kinh doanh không chỉ đơn thuần là căn cứ để xác định các chính sách có hiệu quả hay không. Mà FS còn được sử dụng như một công cụ để thuyết phục các nhà đầu tư, chủ nợ, chủ doanh nghiệp, các bên cho vay rằng doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, hiệu quả hay không để họ tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp.

+Trong địa vị của chủ đầu tư, chủ nợ, họ sẽ dựa vào FS trong đầu tư để biết được rằng các nhà quản lý có đang làm tốt theo như các cam kết hay không. Số tiền mà họ bỏ ra có khả năng sinh lời hay thu lại hay không. Từ đây sẽ đưa ra các quyết định về đường lối, số vốn vay hiện tại và cả các thay đổi về chính sách nhân sự. 

FS
Bản chất của FS

3. Nội dung cần có trong FS

Bên trong một bản báo cáo tài chính FS cần phải thể hiện được các thông tin sau:

+Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

+Nợ phải trả trong kỳ báo cáo

+Tài sản mà doanh nghiệp đang có, tổng tài sản là bao nhiêu

+Lãi, lỗ của doanh nghiệp dựa theo kỳ báo cáo

+Chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp, chi phí trả cho người lao động

+Các luồng tiền về doanh nghiệp. Bao gồm cả tiền đi và tiền về

Như vậy, bản báo cáo phải thể hiện được tất cả các thông tin như ở trên. Như vậy mới phản ánh đúng được tính chất của doanh nghiệp, cách họ hoạt động như thế nào. 

4. Ý nghĩa của các bản FS báo cáo tài chính

Không chỉ riêng với doanh nghiệp mà FS trong tài chính – báo cáo tài chính còn có ý nghĩa với rất nhiều bên. Từ doanh nghiệp, người lao động, cổ đông, cho đến các cơ quan quản lý. Dù rằng, vấn đề cần quan tâm của mỗi bên là khác nhau. Và ý nghĩa của chúng được thể hiện đầy đủ và chi tiết ở dưới đây:

4.1 FS là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế

Không một doanh nghiệp nào hoạt động mà không cần đưa ra các chính sách, đường lối phát triển. Họ cần phải biết được nguồn vốn mà mình đã bỏ ra sử dụng có hiệu quả không, được dùng vào với mục đích gì. Vậy nên, thông qua các bản FS, doanh nghiệp sẽ biết được rằng, các kế hoạch kinh tế, chính sách mình đã thực hiện trong thời gian qua cá hiệu quả hay không. 

Nếu không hiệu quả thì phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách tốt hơn. Cùng với số vốn đó, làm thế nào để nâng cao hiệu suất. Đây mới chính là điều mà doanh nghiệp thực sự quan tâm chứ không phải là việc cấp vốn liên tục. 

FS
Ý nghĩa của FS

4.2 FS là cơ sở để xác định các khả năng mới

Trong hệ thống hoạt động, đôi khi doanh nghiệp phải tiến hành cải cách, thực hiện các chức năng mới. Vậy nên, thông qua kết quả của FS sẽ biết được các chiến lược trước đó có hiệu quả hay không. 

Cũng từ FS trong kinh doanh, sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và nghiên cứu để tìm ra các khả năng có hiệu quả và tiềm năng trong tương lai. Từ đây sẽ đưa ra các đề xuất để phát hiện năng lực mới, giúp cho doanh nghiệp có thêm các phương án khác hoạt động một cách hiệu quả và tích cực hơn trong tương lai.

4.3 FS là cơ sở để nắm bắt tình trạng của doanh nghiệp

Thông qua FS, doanh nghiệp sẽ biết được tình trạng thực tế của doanh nghiệp mình đang nằm ở đâu, có những vấn đề gì đang gặp phải trong thời gian vừa qua. Để từ đó có các phương án sử dụng vốn của chủ sở hữu, chủ nợ và tương lai của doanh nghiệp. 

4.4 FS giúp doanh nghiệp biết được tình hình tài chính

Dựa vào các kết quả của FS trong tài chính, doanh nghiệp sẽ biết được tình hình tài chính của mình đang như thế nào, tài sản có bao nhiêu, các khoản nợ như thế nào. 

Chính bởi các yếu tố này mà FS rất quan trọng với doanh nghiệp và nhiều người liên quan khác. FS đầu từ sẽ quyết định và giúp cho nhà đầu tư biết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Còn với doanh nghiệp, những người quản lý sẽ nắm bắt được rằng doanh nghiệp của mình trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả hay không, v.v.

Tổng kết

Như vậy, bài giới thiệu về FS đã kết thúc. Hi vọng thông qua đây bạn đọc đã hiểu được khái niệm FS trong tài chính là gì, vai trò và mục đích của FS trong đầu tư hiện nay. Doanh nghiệp càng lớn thì FS càng quan trọng và càng phức tạp. Nhưng bù lại FS lại càng có lợi cho các bên liên quan. FS hiệu quả và chính xác sẽ giúp cho việc thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Google search engine