Khi đầu tư chứng khoán trên thị trường, có rất nhiều sàn về cổ phiếu, trái phiếu để nhà đầu tư xem xét và đưa ra quyết định. Một trong số đó là sàn OTC, một nơi giao dịch những cổ phiếu chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc đầu tư trên sàn này sẽ mang lại lợi nhuận cao nhưng đi kèm cũng có rủi ro rất cao. Vậy cách để sử dụng sàn hay cách nhìn bảng giá sàn OTC cụ thể sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây.
Sàn OTC là gì ? Cổ phiếu OTC là gì ?
OTC được dịch ra trong tiếng anh là Over the Counter Market. Chính là thị trường mua bán chứng khoán những cổ phiếu không niêm yết. Sàn OTC hoạt động dựa vào nguyên tắc về giá khi thỏa thuận, số lượng tương khớp giữa bên mua và bán. Nơi để các bên trao đổi thông tin và thỏa thuận là website, diễn dàn của sàn.
Chính vì có thể thỏa thuận mua bán tự do khi các công ty không niêm yết trên thị trường theo những quy định. Mà sàn OTC mang lại giá trị lợi nhuận rất lớn. Nhưng đi kèm cũng không thể tránh khỏi rủi ro khi các công ty không được đảm bảo và niêm yết trên thị trường.
Ưu và nhược điểm của sàn OTC
Ưu điểm
Đối với những sàn HOSE, HNX hay UPCOM, đều có quy định về thời gian giao dịch, bị ràng buộc bởi một khung giờ nhất định. Nhưng với OTC, việc giao dịch chứng khoán diễn ra mọi lúc, mọi nơi, tất cả các ngày trong tuần. Khi các sàn khác đều không làm việc Thứ 7, chủ nhật thì đây chính là cơ hội tốt nhất cho OTC.
OTC cho người đầu tư mua những cổ phiếu có hoặc không niêm yết. Như vậy nhà đầu tư có nhiều lựa chọn mã cổ phiếu và thoải mái giao dịch không giới hạn một quy định, điều kiện nào. Các giao dịch nhanh chóng, tiện lợi bởi có thể thoải thuận giữa 2 bên mua – bán.
Nhược điểm
Sàn OTC có nhiều ưu điểm như vậy, những vẫn vướng phải một số điểm yếu. Cụ thể như, sàn OTC sẽ cần phải có sự hỗ trợ của bên thứ ba. Chính là những người tạo nơi để các nhà đầu tư giao dịch và kiếm lợi nhuận. Mỗi giao dịch đều tính phí khi giao dịch thành công. Mức phí này tương đối cao so với những mức phí thông thường của các sàn khác.
Bên cạnh đó, vấn đề rủi ro rất quan trọng, do các công ty phát hành cổ phiếu, vì không niêm yết trên thi trường chứng khoán nên không có một quy định nào cụ thể bắt buộc. Dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư khi không được bảo vệ quyền lợi hợp kháp như những công ty niêm yết khác.
Đối với những công ty không niêm yết cũng có nguy cơ tiềm ẩn trong công ty mà không có công bố ra ngoài. Từ đó, các nhà đầu tư không thể lường trước được rủi ro, nguy hiểm để né tránh kịp thời. Dẫn đến những sai lầm trong đầu tư khi công ty họ đầu tư vỡ nợ, phá sản.
Cách xem bảng giá sàn OTC
Biết đến OTC qua những khái niệm, thông tin lý thuyết thôi chưa đủ, bạn cần phải nắm được bảng giá sàn OTC. Bảng giá sàn OTC được thay đổi và biến động liên tục. Do thị trường thỏa thuận mua – bán nên không có một mức giá quy định nào bất kỳ. Do vậy, bạn cần phải quan sát kỹ các khung thời gian, cách vận hành bảng giá lên xuống và nhận xét bảng giá sau từng thời kỳ.
Ví dụ minh họa về cổ phiếu trên bảng giá sàn otc là mã công ty VBP, giá sàn khởi điểm OTC chỉ có 15.000đ/cp, nhưng chỉ trong khung thời gian OTC ngắn giao dịch, mức giá đã lên tới 65.000đ/cp. Tăng gấp hơn 4 lần so với giá trước đó. Đây là mức lợi nhuận cực khủng mà sàn OTC đem lại cho nhà đầu tư.
Dựa theo những thông tin trên, cung cấp cho người đọc các thông tin về sàn OTC, cũng như tìm hiểu về bảng giá sàn OTC. Hy vọng bạn hiểu rõ và vận dụng để tìm ra con đường đầu tư thành công!