Nghiệp vụ Arbitrage là gì? Khác biệt của Arbitrage và đầu cơ

Nghiệp vụ Arbitrage trong đầu tư Forex chính là kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Nhiều người thường nhầm lẫn Arbitrage là hành động đầu cơ, nhưng thực tế lại không như vậy. Về bản chất cả hai đều thu lại lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch tỷ giá trong quá trình giao dịch. Thế nhưng nghiệp vụ Arbitrage lại không khiến người đầu tư bỏ ra một số vốn lớn chính vì thế mà trader có thể tránh được những rủi ro về mặt tỉ giá. Hãy cùng tìm hiểu tại sao lại có sự khác nhau giữa Arbitrage và hình thức đầu cơ trong nội dung ngay bên dưới đây.

Arbitrage là gì?

Arbitrage là nghiệp vụ đầu tư thu lại lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch tỷ giá trong một thời điểm. Nghiệp vụ Arbitrage đã xuất hiện rất lâu ở thị trường ngoại hối khi nhiều trader tận dụng sự khác nhau nhỏ về mặt tỉ giá để thực hiện mua bán nhiều cặp tiền tệ với nhau. Ngày nay, chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này không chỉ trong đầu tư Forex mà còn ở những thị trường chứng khoán khác như hình thức M&A hay thị trường tiền ảo cũng có thể thực hiện Arbitrage.

Nghiệp vụ đầu tư Arbitrage là gì?
Nghiệp vụ đầu tư Arbitrage là gì?

Nhìn chung, dù là ở bất cứ thị trường tài chính nào đi nữa, nghiệp vụ Arbitrage cũng có thể được diễn ra bởi về cơ bản đó là hành động mua tài sản ở một thị trường có giá thấp và bán lại ở thị trường khác với một mức giá cao hơn. Điểm đặc biệt ở đây đó là tài sản phải được thực hiện giao dịch cùng một thời điểm. Chính vì thế mà trader gọi nghiệp vụ Arbitrage là đầu tư không phải mất quá nhiều vốn và không chịu tác động của rủi ro tỷ giá.

Trader lúc này có thể tận dụng sự không kịp thời, thiệu hiệu quả và tính chưa hoàn hảo của thị trường để thực hiện nghiệp vụ Arbitrage để thu lợi nếu nhận thấy được các thị trường có sự chênh lệch giá trong 1 thời điểm.

Nghiệp vụ Arbitrage tác động đến thị trường như thế nào?

Mặc dù thị trường hoạt động không hoàn hảo, thiếu hiệu quả tạo ra những giao dịch Arbitrage. Thế nhưng nghiệp vụ Arbitrage lại góp gần khiến cho thị trường điều chỉnh sang chiều hướng cân bằng hơn,  cụ thể:

Tác động của Arbitrage đến với thị trường.
Tác động của Arbitrage đến với thị trường.

Khi trên thị trường có một loại tài sản bị định giá thấp, những trader nhận thấy được liền bước vào để thực hiện giao dịch Arbitrage đối với tài sản đó. Điều này khiến cho nguồn cầu của thị trường lớn dần và nhu cầu sở hữu tài sản ngày càng tăng khiến cho giá cả của tài sản tăng. Chính thời điểm tài sản tăng lên khiến cho nhu cầu của thị trường giảm trở lại và khiến tài sản đạt được giá trị cân bằng, hay nói cách khác tài sản đạt được giá trị đúng của nó.

Với sự phát triển của công nghệ ở thời điểm hiện tại, nhiều sản giao dịch tài chính đã có sự kết nối với nhau trên nhiều khu vực và khiến cho tình hình hoạt động ngày càng chặt chẽ hơn rất nhiều. Chính vì thế mà nghiệp vụ Arbitrage dần bị ít đi. Nếu xuất hiện cũng chỉ tồn tại trong một khoản thời gian ngắn bởi tài sản được chính cung cầu trên thị trường điều chỉnh.

Những loại nghiệp vụ Arbitrage trên thị trường?

Nếu để phân loại chi tiết thì có khá nhiều cách để đánh giá Arbitrage, thế nhưng về bản chất của nghiệp vụ thì sẽ có hai cách để định nghĩa, cụ thể:

Two Points Arbitrage hay còn được gọi là Arbitrage hai điểm: Nghiệp vụ tận dụng một sự chênh lệch rõ rệt giữa tỷ giá của hai loại tài sản nằm ở hai thị trường khác nhau để giao dịch và thu lợi nhuận.

Three Points Arbitrage hay còn có tên là Arbitrage tam giác: Nếu chỉ mới nhìn vào trader mới rất khó nhận thấy được sự khác nhau giữa các cặp tỷ giá trên thị trường. Thế nhưng phần chênh lệch sẽ được thể hiện thông qua việc quy đổi giữa 3 cặp tiền tệ chéo nhau.

Nhìn chung muốn đạt được mức lợi nhuận theo cách giao dịch Arbitrage thì yêu cầu lệnh đặt phải có giá trị lớn vì đa phần mức chênh lệch giá trị không cao.

Google search engine