Kinh tế là gì? Tổng hợp một số kiến thức kinh tế cơ bản

Bài viết này tổng hợp một số thông tin về khái niệm kinh tế cơ bản và kiến thức kinh tế chung để bạn đọc có thể hiểu được tổng quát. Cụ thể kinh tế là gì? Những kiến thức kinh tế nào chúng ta cần nắm rõ? Khi nắm rõ kiến thức cơ bản về kinh tế các bạn sẽ có khả năng dự đoán được hệ quả của các sự kiện kinh tế trên thị trường. Mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới đây.

Khái niệm cơ bản về kinh tế

kiến thức kinh tế
Khái niệm cơ bản về kinh tế

Kinh tế dùng để chỉ nhiều yếu tố trong đó bao gồm điều kiện sống của con người và các mối quan hệ trong quá trình sản xuất. Hiểu một cách tổng quát thì kinh tế chính là quá trình hoạt động sản xuất, phân phối và lưu thông của cộng đồng xã hội trong khoảng thời gian nhất định.

Một số ngành kinh tế cơ bản được phân chia như sau:

  • Lĩnh vực sản xuất gồm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, mỏ.
  • Khu vực hai của kinh tế bao gồm các khối ngành về công nghiệp và xây dựng.
  • Các khối ngành trong khu vực ba liên quan đến dịch vụ bao gồm tài chính, ăn uống, du lịch, giao thông, giải trí,…
  • Khu vực thứ tư là các khối ngành về trí thức gồm giáo dục, nghiên cứu, tư vấn, thông tin,…

Việt Nam có sự phát triển về nền kinh tế qua nhiều giai đoạn, trong đó nhóm ngành về nông nghiệp và thủy hải sản chiếm ưu thế với bình quân GDP xuất khẩu ra nước ngoài hàng năm tăng mạnh mẽ.

Các ngành kinh tế tại Việt Nam

kiến thức kinh tế
Các ngành kinh tế tại Việt Nam

Tại Việt Nam các khối ngành kinh tế được Chính phủ áp dụng Hệ thống ngành kinh tế và phân chia theo từng nhóm riêng biệt. Cụ thể theo Quyết định số 10/2007/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành bao gồm 21 các nhóm ngành chính và 642 hoạt động kinh tế.

Nhóm A: Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Nhóm B: Khai thác mỏ, khoáng sản.

Nhóm C: Công nghệ chế biến, chế tạo

Nhóm D: Nhóm sản xuất và phân phối điện, khí đốt, điều hòa không khí, nước nóng, hơi nước.

Nhóm E: Hoạt động xử lý chất thải và cung cấp nước

Nhóm F: Xây dựng.

Nhóm G: Buôn bán và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các động cơ.

Nhóm H: Vận tải hàng hóa kho tải.

Nhóm I: Các dịch vụ về ăn uống và lưu trú.

Nhóm J: Truyền thông và thông tin.

Nhóm K: Các hoạt động tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.

Nhóm U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.

Có thể thấy tại Việt Nam, trong kiến thức kinh tế cơ bản thì nhóm ngành quan trọng nhất chính là nông nghiệp với mức GDP tăng trưởng mạnh. Những sản phẩm nông nghiệp chính tại Việt Nam được xuất khẩu trên toàn quốc và đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều, cao su và thủy hải sản.

Một số kiến thức kinh tế cơ bản

kiến thức kinh tế
Một số kiến thức kinh tế cơ bản
  • Thành phần chính của kinh tế

Trong kiến thức kinh tế  có phân chia thành hai thành phần chính bao gồm kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Có thể hiểu về bản chất thì kinh tế vi mô là kết quả của quá trình nghiên cứu hành vi và các động cơ của những người tiêu dùng hàng hóa lưu thông trên thị trường về mức giá, lợi nhuận,…

Chính vì điều này mà kinh tế vi mô có nhiều lợi ích hơn cho các nhà quản trị kinh tế. Trong khi đó kinh tế vĩ mô đề cập và nghiên cứu nhiều hơn đến những giá trị bao gồm GDP, lãi suất và nhiều công cụ thông dụng khác. Và vì vậy mà chúng có lợi cho các nhà đầu tư nhiều hơn.

  • Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Có thể coi GDP là một kiến thức cơ bản về kinh tế mà người công dân bình thường có thể biết. GDP là công cụ dùng để đo lường 1 nền kinh tế nhất định. GDP được tính bằng tổng tất cả những giá trị bao gồm sản phẩm dịch vụ được sản xuất tại quốc gia đó hoặc chính bằng thu nhập của người dân trong cùng một nền quốc gia nhất định.

Xét theo mức GDP có thể thấy hiện nay Hoa Kỳ đang là nền kinh tế lớn nhất trên toàn thế giới. Ước tính con số lên đến 20 ngàn tỷ USD, tức là giá trị hàng hóa tại và các loại dịch vụ mỗi năm sẽ gồm 20 ngàn tỷ USD. 

  • Tốc độ tăng trưởng

GDP là thước đo cho sự phát triển của một nền kinh tế, chính vì vậy tốc độ tăng trưởng của GDP sẽ phản ánh rõ nhất quốc gia đó có đang phát triển hay không, và thông qua GDP sẽ biết được trung bình mức thu nhập của một người dân sinh sống tại quốc gia đó bao nhiêu mỗi năm. Từ đó cũng suy ra được mức sống cao hay thấp của một quốc gia nhất định trên thế giới.

  • Quy luật cung – cầu

Trong kiến thức kinh tế, đây là một quy luật cơ bản và cũng là nền tảng của nền kinh tế. Hiểu đơn giản khi nguồn cung lớn hơn cầu thì giá giảm và ngược lại khi nguồn cung thấp hơn cầu thì giá sản phẩm đó sẽ tăng.

  • Mức độ lạm phát kinh tế

Lạm phát là mức giá tăng so với năm trước của một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nói chung. Trong nền kinh tế phát triển mức độ lạm phát nền kinh tế thể hiện ở mức giá hàng hóa tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. Mức giá hàng hóa ngày càng tăng cho thấy mức lạm phát của nền kinh tế trong thị trường. 

  • Lãi suất

Lãi suất là phần tiền bạn có được khi bỏ vốn ban đầu của bạn cho vay. Có thể thấy do thị trường ngày có mức độ lạm phát cao chính vì vậy nó cũng sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất chung. Tùy vào từng giai đoạn cũng như viễn cảnh nền kinh tế mà NHTW sẽ có các cách để kiểm soát ngắn hạn lãi suất, được gọi là chính sách tiền tệ.

  • Chính sách tài khóa

Bằng cách kiểm soát và điều chỉnh mức chi tiêu chính phủ có thể quản lý được nền kinh tế. Từ nhóm các cơ chế dùng trong ngân sách đã tạo thành chính sách tài khóa. Để nền kinh tế có thể ngày càng phát triển hơn nữa đòi hỏi chính phủ phải chi tiền và điều này sẽ kéo theo mức giá tăng mạnh. 

Dù vậy lạm phát vẫn sẽ diễn ra và để lạm phát giảm thì ngược lại với điều kiện trên. Chính vì vậy chính phủ phải luôn có biện pháp để chi tiêu trong giai đoạn tăng trưởng thấp nhằm ngăn chặn lạm phát và ngược lại trong giai đoạn tăng trưởng cao và lạm phát phải thắt chặt mức chi.

  • Chu kỳ nền kinh tế

Trong kiến thức kinh tế sẽ có những giai đoạn phát triển và suy thoái, chúng diễn ra mang tính chu kỳ ước tính là 7 năm. Khởi đầu cho một chu kỳ bao giờ cũng sẽ là sự bùng nổ kinh tế, tiếp đó chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ đạt đến cực thịnh, và tiếp theo sẽ rơi vào thời kỳ suy thoái kinh tế và tiếp tục cho chu kỳ tiếp theo.

  • Mối liên kết giữa lãi suất – lạm phát – tăng trưởng

Theo kiến thức kinh tế, giữa ba yếu tố này có một sự liên kết nhất định, có thể thấy mức lãi suất có thể phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên giữa lãi suất và tỷ lệ tăng trưởng GDP có sự trái chiều. Điều này được hiểu là khi mức gia tăng lãi suất cao sẽ làm cho lạm phát thấp xuống và kinh tế cũng sẽ chững lại. Chính vì vậy việc đưa ra những chính sách tiền tệ luôn là vấn đề gây đau đầu cho các nhà chức trách nói chung.

Tóm lại, kinh tế là một khái niệm mang ý nghĩa rộng liên quan đến các hoạt động của con người trong nhiều hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Theo thời gian các hoạt động kinh tế sẽ thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu của con người trong xu hướng hiện đại hóa. Trong đó nhóm ngành về dịch vụ và công nghệ thông tin có sự chuyển biến mạnh mẽ. Hy vọng qua bài viết có thể cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn biết thêm về kiến thức kinh tế cơ bản.

Google search engine