Thị trường chứng khoán luôn là nơi diễn ra những biến động khó có thể đoán trước được. Để nắm bắt và am hiểu thị trường thì NĐT cần phải nắm vững những cách tính toán và nguyên tắc chung. Một trong những yếu tố khá quan trọng của thị trường chứng khoán đó là giá trần. Đây là một thông số mà NĐT nên theo dõi để giao dịch một cách phù hợp nhất. Nội dung bên dưới sẽ đề cập đến chứng khoán giá trần là gì? Cũng như những yếu tố giá trần trong nền kinh tế chung có ý nghĩa như thế nào. NĐT sẽ dựa vào đó để có một quyết định chột lời phù hợp.
Chứng khoán giá trần là gì?
Giá trần chứng khoán chính là mức giá tối đa mà người mua cổ phiếu có thể thực hiện đặt lệnh trong một thời điểm giao dịch trong ngày. Tại mức giá trần, NĐT không thể đặt lệnh với giá cao hơn giá được sàn niêm yết trong phiên giao dịch.
Lúc này NĐT chỉ có thể thực hiện đặt lệnh giao dịch chứng khoán trong mức giá được sàn công bố trong phiên giao dịch. Ngoài mức giá này sàn sẽ báo lỗi và không thể đặt lệnh thành công. Chứng khoán giá trần sẽ được quy định bởi các sàn giao dịch trên thị trường và từng loại cổ phiếu của những doanh nghiệp khác nhau.
Mỗi loại giá trên bảng thông tin chứng khoán sẽ được quy định bằng màu sắc nhằm dễ dàng quan sát. Đối với chứng khoán giá trần thì theo như hai sàn HNX và HoSE, mức giá này sẽ được thể hiện bằng màu tím.
Giá trần trong thị trường kinh tế vĩ mô
Đối với thị trường kinh tế vĩ mô, khi mức giá cân bằng hiện tại được nhận định là quá cao, lúc này chính phủ sẽ tiến hành đặt ra một mức giá trần nhằm giúp thị trường hàng hóa được ổn định. Người mua lúc này sẽ dùng được hàng hóa dù cho những biến động ảnh hưởng đến cung cầu. Tương tự như chứng khoán giá trần, khi chính phủ áp dụng mức giá tối đa, người bán sẽ không thể bán cao hơn mức giá đã được quy định.
Đây là chính được được sử dụng ở những thị trường vốn hay bất động sản nhà ở tại các khu vực thành phố lớn.
Nếu trong trường hợp không có sự can thiệp của chính phủ trong vấn đề giá trần. Nếu xem điểm E chính là mốc cân bằng của thị trường thì ta sẽ xác định được Q và P tương đương với sản lượng và giá tại điểm cân bằng. Nếu P có sự tăng cao, lúc này chính phủ sẽ đặt ra P1 là giá trần và có giá trị thấp hơn Q. Điều này sẽ khiến cho lượng cung trên thị trường giảm đồng thời nhu cầu tăng lên.
Thị trường chung sẽ không duy trì ở mức cần bằng bởi chính sách này nữa. Mà sẽ rơi vào thường hợp khan hiếm hàng hóa vì nhu cầu cao nhưng lượng cung lại ít.
Giá trần trong thị trường tự do
Ở thị trường kinh tế tự do, trạng thái dư cầu của thị trường chỉ là một áp lực được tạo ra tạm thời và gây nên sự tăng giá. Lúc này lượng cầu quá nhiều trên thị trường bị giảm bớt và nó sẽ quay về vị trí cân bằng.
Thế nhưng, chính phủ đưa ra mức giá trần khiến cho nó không thể vượt qua được mức P1. Điều này khiến cho hàng hóa không thể quay lại điểm cân bằng như những gì thị trường sẽ diễn biến.
Hậu quả của việc này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa trên thị trường tại mức P1, khiến cho người tiêu dùng không thể sở hữu được hàng hóa vì sự khan hiếm. Tình trạng xếp hàng diễn ra và làm gia tăng thời gian mua hàng nhiều hơn, lúc này hàng hóa ngầm có thể xuất hiện bắt nguồn từ sự khan hiếm đó.
Việc đặt ra giá trần của chính phủ có thể gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng và đi ngược lại những gì mà chính phủ mong muốn khi khiến cho hàng hóa bị khan hiếm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về chứng khoán giá trần là gì? Hy vọng bài viết đã phần nào giúp cho bạn đọc hiểu thêm được những kiến thức bổ ích.