Tính điểm hòa vốn (Break even point) là một trong những công việc quan trọng hàng đầu được tất cả doanh nghiệp chú trọng đầu tư. Bởi thông qua điểm hòa vốn, doanh nghiệp tìm được mối liên hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận. Từ đó, dễ dàng phân tích được những mặt mạnh, mặt hạn chế để tìm ra phương hướng phát triển mô hình kinh doanh. Vậy, tính break even point ra sao để mang lại kết quả chính xác nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Tham khảo ngay!
1. Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn hay có tên gọi tiếng Anh là Break-even point (BEP) là điểm mà tại đó tổng chi phí bằng tổng doanh thu. Hay có thể hiểu đơn giản hơn là, tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không lỗ cũng không lãi, tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận lại bằng với tổng chi phí đầu tư.
2. Một số khái niệm liên quan
2.1 Chi phí cố định
Đây là loại chi phí liên quan trực tiếp đến trình độ sản xuất và phát sinh ngay khi doanh nghiệp “bắt tay” vào kinh doanh. Chi phí này không giới hạn, bao gồm: lãi vay, thuế, khấu hao tài sản, chi phí trả cho người lao động, chi phí năng lượng, v.v.
2.2 Chi phí biến đổi
Nếu chi phí cố định ảnh hưởng đến trình độ sản xuất thì chi phí biến đổi tác động trực tiếp đến sản lượng như: chi phí mua nhiên liệu, chi phí phục vụ bán hàng, chi phí sản xuất. Ví dụ như, một công ty sản xuất trà thì chi phí biến đổi bao gồm: tiền mua lá chè, tiền mua hoa ướp trà, v.v. Số gói trà bán ra mỗi tháng của công ty có thể khác nhau và biến đổi không cố định. Tất cả những chi phí kể trên đều là chi phí biến đổi.
Như vậy, qua break even point, bạn có thể tính được doanh nghiệp của mình cần đạt doanh thu bao nhiêu để mang lại lãi, đồng thời đưa ra được mục tiêu chi tiết trong trường hợp thất thu.
3. Có bao nhiêu loại điểm hòa vốn?
Break even point được chia làm 2 loại cơ bản sau đây:
- Break even point kinh tế: Là điểm mà tại đó tổng lợi nhuận thu lại bằng tổng chi phí đầu tư ban đầu (chi phí biến đổi, chi phí đầu tư cố định, v.v.). Tại break even point kinh tế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp bằng 0.
- Break even point tài chính: Là điểm mà tại đó tổng lợi nhuận thu lại bằng tổng chi phí đầu tư ban đầu cộng với lãi vay vốn phải trả. Tại break even point tài chính, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0.
4. Cách tính điểm hòa vốn chính xác nhất
Có 3 phương pháp tính điểm hòa vốn cơ bản là: phương pháp phương trình, phương pháp số dư đảm phí và phương pháp đồ thị. Đồng thời, tùy theo số sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh mà việc tính break even point có sự thay đổi khác nhau. Cơ bản các công thức tính break even point đều mang bản chất như nhau. Tuy nhiên, mỗi góc độ tiếp cận break even point bằng công thức khác nhau mang lại cái nhìn đa chiều hơn cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi chia làm 2 trường hợp:
4.1 Trường hợp 1: Khi kinh doanh một sản phẩm
Cách tính break-even point sẽ là:
Điểm hòa vốn (break-even point) = Tổng chi phí cố định/(Doanh thu mỗi sản phẩm – Chi phí biến đổi bình quân)
Ví dụ: Một công ty kinh doanh có giá bán dự kiến của sản phẩm là 50.000 VNĐ. Trong đó, chi phí cố định mỗi năm là 500.000 VNĐ. Chi phí biến đổi để sản xuất là 5.000 VNĐ/sản phẩm. Như vậy, ta tính được BEP như sau:
BEP = 500.000/(50.000 – 5.000) = 111.1(sản phẩm)
Như vậy, công ty trên phải bán được 111 sản phẩm không có lãi. Từ sản phẩm 112 trở đi bắt đầu có tiền lãi.
4.2 Trường hợp 2: Khi kinh doanh nhiều sản phẩm
Trong trường hợp công ty kinh doanh từ hai sản phẩm trở lên thì phải tính break-even point cho từng sản phẩm. Cách tính break-even point được chia làm nhiều bước:
Bước 1: Tính tỷ lệ kết cấu của mặt hàng theo công thức:
Tỷ lệ mặt hàng = (Doanh thu của mặt hàng/Tổng doanh thu của cả công ty) * 100%
Bước 2: Tính tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của mặt hàng theo công thức:
Tỷ lệ số dư bình quân đảm phí = Tỷ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng * Tỷ lệ mặt hàng tương ứng.
Bước 3: Tính doanh thu hòa vốn theo công thức:
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.
Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng theo công thức:
Doanh thu hòa vốn của mặt hàng cần tính = Doanh thu hòa vốn * Tỷ lệ kết cấu của mặt hàng cần tính.
Sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng cần tính = Doanh thu hòa vốn sản phẩm tương ứng/giá sản phẩm tương ứng.
5. Cách vẽ đồ thị điểm hòa vốn
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần thể hiện break even point lên đồ thị để dễ dàng phân tích khi làm báo cáo định. Dưới đây là cách vẽ đồ thị break even point:
Bước 1: Vẽ trục tọa độ. Trong đó trục Ox là sản lượng hoạt động, trục Oy là tổng chi phí.
Bước 2: Vẽ đồ thị tổng chi phí = sản lượng * chi phí biến đổi và vẽ đồ thị tổng doanh thu = sản lượng * giá bán. Giao điểm của chi phí và doanh thu là BEP.
6. Ý nghĩa khi phân tích điểm hòa vốn
Phân tích break even point có ý nghĩa quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:
- Từ điểm hòa vốn, doanh nghiệp xác định được doanh thu tối thiểu để bù đắp toàn bộ chi phí hao tổn (xác định sản lượng, mức doanh thu, thời gian sản xuất, v.v.).
- Doanh nghiệp dễ dàng xây dựng mục tiêu bán hàng, chiến lược kinh doanh cụ thể để thu lại tiền lãi.
- Thiết lập mức giá phù hợp (không quá rẻ để thu gọn thời gian lấy tiền lãi nhưng cũng không quá đắt khiến mặt hàng “kén” người mua).
- Từ break even point, doanh nghiệp xác định mối quan hệ tương hỗ giữa 3 yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình kinh doanh: chi phí sản xuất – sản lượng bán ra – lợi nhuận thu lại.
- Qua kết quả của break even point, doanh nghiệp dễ dàng xác định được chính xác thời điểm bắt đầu có lãi để đưa ra chiến lược đầu tư, bán hàng phù hợp.
- Với các nhà quản trị và doanh nghiệp thì break even point như công cụ “gối đầu giường” để nắm bắt mức độ an toàn cũng như rủi ro khi kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư hay bán ra để bảo toàn vốn cũng như “lên dây cót” cho chiến lược bán hàng (tăng/giảm giá, chương trình khuyến mãi, v.v.).
- Cần phân biệt chính xác break even point kinh tế và break even point tài chính, v.v.
7. Một số lưu ý khi tính điểm hòa vốn
- Cần xác định chuẩn chi phí biến đổi, chi phí cố định. Quá trình tính điểm hòa vốn sẽ phức tạp hơn khi các yếu tố trên không được phân chia rõ ràng, cụ thể.
- Thông thường, đa số các doanh nghiệp đều kinh doanh từ 2 sản phẩm trở lên. Trong trường hợp này, quá trình tính break even point phức tạp hơn, doanh nghiệp nên quy đổi về một sản phẩm chuẩn duy nhất để phân tích break even point.
- Cần quan tâm đến giá trị biến đổi của tiền tệ tại nhiều thời điểm khác nhau. Bỏ qua yếu tố này khiến kết quả chỉ số BEP sai số lớn, đặc biệt trong tình trạng thị trường xảy ra lạm phát.
- Trong trường hợp cần phân tích số liệu mức hòa vốn qua nhiều giai đoạn, nên biểu diễn vị trí hòa vốn lên đồ thị để dễ dàng quan sát và xác định xu hướng.
8. Lời kết
Nắm chắc được khái niệm Break even point là gì? cũng như cách tính Break even point chính xác giúp mọi doanh nghiệp đầu tư đúng đắn, nhằm thu lại lợi nhuận khi kinh doanh. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích về điểm hòa vốn. Truy cập website https://toptradingforex.com/ để biết thêm nhiều thông tin đầu tư tài chính, kinh tế bổ ích. Chúc các bạn thành công!