Leonardo Pisano là một nhà toán học tại thời kỳ trung cổ ở Châu Âu và lớn lên tại vùng Bắc Phi. Ông được biết đến là người đã tìm ra dãy số Fibonacci và là người đã từng có thời gian đi khắp các khu vực địa trung hải. Chính những lần đi của ông đã tạo ra những cơ hội để ông gặp mặt những người có kiến thức về số học đặc biệt là các thương nhân. Ông cũng chính là người đã đưa hệ số Ả Rập vào sử dụng tại hệ thống số của Châu Âu và đang được sử dụng trong thời điểm hiện tại. Ngoài ra, dãy số Fibonacci trong tự nhiên còn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ.
Dãy số Fibonacci
Một cách dễ hiểu thì dãy Fibonacci là một chuỗi số gồm vô hạng những ký tự ngẫu nhiên và được bắt đầu bằng hai số 0 và 1. Những con số xuất hiện phía sau chính là kết quả của việc cộng hai kết quả phía trước đó lại.
Có thể nói dãy số Fibonacci được xem là một trong những thành quả nghiên cứu làm nên tên tuổi của người phát hiện ra nó. Kết quả của dãy số này chính là bắt nguồn từ việc khảo sát về sự hình thành của dãy số thông qua hai bài toán đã được tác giả ghi lại trong Liber Abacci năm 1202. Hai bài toán này mang tên bài toán con ong và vài toàn con thỏ.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý ở đây đó là dãy số Fibonacci trong tự nhiên rất thường xuyên xảy ra cũng như mà một tỉ lệ mà nó đã hình thành nên.
Dãy số Fibonacci trong tự nhiên
Trong toán học có rất nhiều những dãy số như vậy, tuy nhiên không phải đơn giản mà Fibonacci lại được nhiều người biết đến ngay cả trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên có nhiều người có lẽ còn chưa tin vào điều này. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu về những dãy số Fibonacci trong tự nhiên mà dường như chúng ta không thể ngờ tới.
Thứ tự sắp xếp của những cánh hoa
Có khi nào bạn đã dành thời gian ra để đếm những cánh hoa có trên một bông hoa hay chưa. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ trả lời là chưa đúng không. Nhưng bạn sẽ cần phải kiểm tra lại một lần xem bởi vì số cánh hoa trên các bông hoa sẽ luôn là một kết quả thuộc dãy Fibonacci. Một điều khá bất ngờ đối với dãy số Fibonacci trong tự nhiên.
Một vài những loài hoa sẽ có số lượng cánh nhất định và không thay đổi dù hoa lớn hay nhỏ. Tuy nhiên có khá nhiều loài với số cánh hoa sẽ thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, theo những gì mà các nhà khoa học đã thống kê lại sau nhiều cuộc khảo sát về vấn đề này thì những con số của cánh hoa sẽ luôn luôn có sự giao động và nằm trong dãy Fibonacci.
Đường xoắn ốc
Chúng ra sẽ tìm thấy những con số Fibonacci không chỉ thông qua những cánh hóa mà còn cả tồn tại trong các đường xoắn ốc. Nếu bạn quan sát một bông hoa Hướng Dương bắt đầu từ tâm ra ngoài. Dù là hai chiều ngược hay cùng chiều với kim đồng hồ bạn đều có thể dễ dàng nhận ra những đường xoắn ốc. Một điểm nữa khá lạ đó là đường xoắn ốc của bông hoa sẽ luôn cho ra kết quả của từng cặp số đó là 21 và 34, hoặc 34 và 55…
Fibonacci trong sự mọc chồi cây
Có khá nhiều những loài cây khác nhau thể hiện được dãy Fibonacci của mình trong khi hình thành nên các chồi hoa trong quá trình sinh trưởng. Khi một cây non được hình thành cành, trải qua một thời gian khá dài và tới giai đoạn đủ để nó tạo ra những cành non mới. Các nhà khoa học đã thống kê và xác định rằng, nếu mỗi tháng các cây lớn này mọc cành tại những vị trí nút đấy thì chúng ta có thể đếm được số cành với kết quả thuộc vào dãy số Fibonacci. Trong trường hợp này và cả với 3 trường hợp trên đều thể hiện một điều rất thần kỳ về dãy số Fibonacci trong tự nhiên.