Bạn có đang làm việc trong lĩnh vực tài chính và muốn tìm hiểu về về một doanh nghiệp để có thể làm nhà đầu tư chiến lược tại doanh nghiệp đó. Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết được cổ đông chiến lược là gì, những lợi ích khi trở thành nhà đầu tư chiến lược và những điều kiện để trở thành cổ đông như thế nào nhé.
1. Cổ đông chiến lược là gì?
Cổ đông chiến lược là những nhà đầu tư chiến lược ở trong nước hoặc nước ngoài, có thể là một cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ ít nhất 1 cổ phần của công ty. Những người này là người có năng lực về tài chính và phải cam kết làm việc lâu dài, gắn bó với doanh nghiệp.
Các nhà nhà đầu tư này sẽ giúp đỡ, hỗ trợ công ty ở nhiều khía cạnh khác nhau như quản trị nhân sự, quản lý và chuyển giao công nghệ mới, có thể là quản lý phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp,…
Mỗi doanh nghiệp sẽ có tối đa 3 cổ đông chiến lược và thời gian tối thiểu là 5 năm để cam kết nắm giữ cổ phần đó kể từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
Trong trường hợp các cổ đông muốn nhượng lại cổ phần hay bán lại cổ phần này trước thời hạn thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong công ty.
Những lưu ý khi cổ đông muốn bán lại cổ phần được nêu như sau:
- Trong trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần trước khi đấu giá cổ phần thì giá bán cổ phần phải thấp hơn mức giá khởi điểm được phê duyệt trước đó.
- Trong trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần sau khi đấu giá thì giá bán cổ phần phải thấp hơn mức giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai này.
2. Điều kiện để trở thành cổ đông trong doanh nghiệp
Để trở thành một cổ đông trong công ty ngoài việc cần bổ sung nguồn vốn thì phải cần những điều kiện ở hai đối tượng sau:
- Đối với cổ đông ở trong nước thì tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2011/TT-NHNN thì phải đủ các điều kiện dưới đây mới trở thành cổ đông chiến lược của công ty:
- Phải có đủ nguồn vốn góp để thực hiện trong tiêu chí về tài sản của doanh nghiệp
- Là một doanh nghiệp có năng lực quản trị và kinh nghiệm điều hành tốt
- Tổng tài sản của doanh nghiệp phải đạt đủ 3000 tỷ đồng, mức tài sản này phải đạt được ở trước năm đăng ký làm cổ đông.
- Doanh nghiệp phải không có nợ xấu.
- Không gia nhập vào làm cổ đông của công ty khác trong thời điểm thực hiện đăng ký làm cổ đông (nhà đầu tư chiến lược) tại công ty sắp đăng ký.
- Doanh nghiệp phải có ROE trên 15% và tỷ lệ ROA trên 1% và lợi nhuận ròng 3 năm liên tiếp phải dương. Tất cả các tỷ lệ phải được tính của năm trước thời điểm đăng ký thực hiện làm cổ đông trong công ty.
- Tất cả phải được ký kết và được sự đồng thuận giữa 2 bên và bên mua cổ phần phải cam kết giữ cổ phần trong 5 năm kể từ ngày đăng ký mua cổ phần
- Nếu cổ đông đăng ký làm cổ đông trong công ty là một doanh nghiệp tín dụng thì phải đáp ứng thêm điều kiện như: tỷ lệ hoàn vốn phải trên 10%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% của năm trước đó, trong thời gian đăng ký làm cổ đông không được tham gia mua cổ phần của ngân hàng thương mại Nhà nước mà ngân hàng này làm cổ đông.
- Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài cần những điều kiện sau đây:
- Tỷ lệ tiền quy đổi là Đô là Mỹ được tính trong tổng tài sản của công ty, tổng giá trị tài sản của công ty vào năm trước khi thực hiện đăng ký làm cổ đông phải tối thiểu 20 tỷ Đô la Mỹ.
- Hoạt động trên thị trường quốc tế hơn 20 năm
- Trong thời gian đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược không được làm cổ đông tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp phải được xếp hàng tốt và có khả năng thực hiện cam kết về việc hoạt động doanh nghiệp bình thường và đáp ứng các hoạt động tài chính ngay cả khi kinh tế không thuận lợi.
- Phải có trên 5 năm kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp.
Với những điều kiện trên, phải đáp ứng được đủ các điều kiện trên thì có thể trở thành cổ đông và nắm giữ cổ phần trong bất kỳ doanh nghiệp nào.
2. Lợi ích và hạn chế của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp
Để trở thành một cổ đông nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp phải hội tụ bởi rất nhiều điều kiện. Vậy thì doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích gì? Liệu doanh nghiệp khi có cổ đông thì sẽ xảy ra rủi ro gì không? Hãy tìm hiểu ngay sau đây
2.1 Lợi ích
- Điều hành quản trị doanh nghiệp một cách tốt hơn nhờ vào năng lực quản trị có sẵn trong mỗi cổ đông từ đó coa thể nâng cao được năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- Có nhà đầu tư chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp đào tạo nâng cao nguồn nhân lực nội tại, giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân sự tài năng và giàu kinh nghiêm.
- Ứng dụng được các công nghệ hiện đại vào quy trình hoạt động sản xuất doanh nghiệp, bên cạnh đó giúp doanh nghiệp xây dựng – tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới, giúp công ty phát triển hơn.
- Cung ứng nguồn nguyên vật liệu hỗ trợ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cung cấp hàng hóa.
- Cùng chia sẻ rủi ro, hạn chế được thiệt hại khi gặp phải những tổn thất có trong doanh nghiệp, và cùng hợp tác phát triển.
- Hỗ trợ doanh nghiệp về mặt kỹ thuật, đưa ra những chiến lược kinh doanh mới và tư vấn gợi ý những ý tưởng sản phẩm cho doanh nghiệp khi cần thiết và đảm bảo nguồn cung sản phẩm ra thị trường.
Các nhà đầu tư chiến lược mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp không chỉ về vốn, sản phẩm, kinh nghiệm quản trị, nâng cao năng lực và điều hành doanh nghiệp phát triển và còn rất nhiều những lợi ích ở nhiều khía cạnh khác nhau.
2.2 Hạn chế
Bên cạnh những lợi ích mà nhà đầu tư chiến lược mang lại cho doanh nghiệp thì nó cũng tồn tại những hạn chế và rủi ro nhất định:
- Chia sẻ quyền kiểm soát, điều hành doanh nghiệp, mọi quyết định phải được sự đồng ý của đôi bên, để đảm bảo được quyền lợi riêng biệt của mỗi cổ đông chiến lược.
- Trách nhiệm sẽ được phân chia đều nên có thể sẽ không được chú ý đến nhiều như trước.
- Tốn khá nhiều thời gian để đưa ra một quyết định vì phải qua sự đồng ý của nhiều bên và mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị chậm lại có thể không đúng như tiến độ như mong muốn.
- Việc truyền tin trong nội bộ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và đôi khi không có sự đảm bảo, an toàn. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn chú ý và đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.
Trên đây là những lợi ích và những hạn chế khi có nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp phải biết tận dụng những lợi ích để phát triển doanh nghiệp của mình và biết cách hạn chế những rủi ro nhất có thể và biến chúng thành cơ hội trong việc phát triển doanh nghiệp.
3. Lời kết
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin liên quan đến cổ đông chiến lược và giúp bạn hiểu được cổ đông chiến lược là gì, biết được đặc điểm, lợi ích cũng như những hạn chế của nó trong doanh nghiệp. Đồng thời, giúp bạn biết được các điều kiện để trở thành cổ đông trong doanh nghiệp. Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích nhất và có thể lựa chọn được cho mình những đối tác phù hợp nhất cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp mình phát triển thành công.
Tổng hợp: toptradingforex.com