Các doanh nghiệp không chỉ có duy nhất một việc bán hàng để tăng doanh thu. Họ luôn phải tìm cách giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Một trong những biện pháp đó là tăng chi phí chuyển đổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi phí này là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp nhé!
1. Khái niệm chi phí chuyển đổi là gì?
Chi phí chuyển đổi được hiểu đơn giả là khoản tiền mà người dùng phải trả khi muốn thay đổi sản phẩm, nhà cung cấp, thương hiệu từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, nhà cung cấp khác để đáp ứng được nhu cầu của bản thân hay doanh nghiệp một cách tốt hơn, trọn vẹn hơn.
Đôi khi chi phí này không phải chỉ đơn thuần là được thể hiện bằng tiền, nó có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau như thời gian, công sức, hiệu quả. Người thực hiện chuyển đổi không phải lúc nào cũng mất tiền mới gọi là chi phí cho việc chuyển đổi. Họ có thể mất thời gian gián đoạn khi thực hiện công việc trong quá trình chuyển đổi. Và đôi khi, việc chuyển đổi chưa chắc đã mang lại hiệu quả tốt hơn.
1.1 Đặc điểm của chi phí để chuyển đổi
Thêm vào đó, chi phí chuyển đổi cao đôi khi sẽ kìm chân các doanh nghiệp. So với hiệu quả đạt được sau khi chuyển đổi và mức chi phí phải bỏ ra, nhiều khi không tương xứng với nhau. Hoặc đôi khi, mặc dù biết sản phẩm chuyển đổi sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, nhưng vì chi phí quá cao, nên buộc họ phải tiếp tục sử dụng các sản phẩm cũ.
Nhưng ngược lại, nếu việc chuyển đổi có mục đích và hiệu quả rõ ràng thì chi phí này được coi và đánh giá là hiệu quả với doanh nghiệp, người sử dụng.
1.2 Chi phí chuyển đổi được coi là công cụ giữ chân khách hàng
Với các công ty, doanh nghiệp hiện nay, họ đang coi đây là nền tảng để xây dựng lợi thế cạnh tranh của mình với các công ty khác. Nếu như chi phí cho việc chuyển đổi thấp, khách hàng thường xuyên thay đổi khiến cho công ty mất đi rất nhiều khách, giá trị cũng như thời gian. Việc mất đi khách hàng về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như tác động trực tiếp của công ty.
Chưa dừng lại ở đó, khách hàng thường xuyên thay đổi khiến cho giá trị của sản phẩm bị mất đi. Sản phẩm mất giá trị, công ty cũng mất đi sức mạnh định giá, khiến giá trị của công ty tụt giảm rất nhiều.
Chính bởi những nguyên nhân hay, hiện nay họ vẫn đang tìm cách đẩy cao chi phí cho việc chuyển đổi. Khách hàng thấy giá cao nên ngại thay đổi, cố gắng duy trì sử dụng sản phẩm hiện tại. Lúc này, dù sản phẩm có tăng giá thì họ vẫn chấp nhận sử dụng nó đến khi không còn nhu cầu sử dụng.
Với các đơn vị cung cấp, họ sẽ coi đây là lợi thế để khách hàng không còn tìm các sản phẩm tương tự cả về chức năng và giá nữa. Một rào cản với người dùng nhưng lại là tấm chắn với đơn vị cung cấp.
2. Đang có các chi phí chuyển đổi nào trên thị trường?
Để phân biệt chi phí cho việc chuyển đổi thì các bạn có thể hình dung đơn giản là có hai lại. Chi phí thấp và chi phí cao. Việc định giá là thấp hay cao sẽ phụ thuộc vào việc chuyển đổi như thế nào, dễ hay khó, mất nhiều thời gian hay không.
2.1 Chi phí chuyển đổi thấp
Nếu để ý, bạn sẽ thấy một điểm rằng các công ty bán mặt hàng tiêu dùng, may mặc, ăn uống thường có mức phí chuyển đổi thấp. Đôi khi là không đáng kể. Lý do bởi các mặt hàng này thường rất dễ để thay thế. Có nhiều nhà cung cấp, họ dễ dàng sao chép sản phẩm của đối thủ và bán với mức giá tương tự, phục vụ chất lượng đôi khi còn tốt hơn.
Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, dễ dàng chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác mà không ảnh hưởng gì. Họ chuyển đổi một cách dễ dàng giữa các sản phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện tại.
Ví dụ đơn giản thế này, khi khách hàng muốn mua quần áo, họ có quá nhiều sự lựa chọn từ kiểu dáng, mẫu mã cho đến giá cả. Đơn vị cung cấp cũng đa dạng, rất nhiều người sẵn sàng để khách hàng mang đến những trải nghiệm tốt hơn.
Cách duy nhất để các đơn vị cung cấp tăng các giá trị chuyển đổi là cải thiện chính chất lượng sản phẩm của mình. Nâng cao giá trị, không ngừng cải thiện để khách hàng có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm cũng như cảm nhận được giá trị của đơn vị.
Để đơn giản hơn, mọi người có thể liên tưởng đến sản phẩm sữa đặc “Ông Thọ” của Vinamilk. Mỗi khi nhắc đến sản phẩm sữa đặc, người ta nhắc đến “sữa Ông Thọ”. Giờ đây khách hàng nếu muốn chuyển sang các sản phẩm sữa đặc khác. Họ sẽ mất chi phí là thời gian để tìm một loại sản phẩm khác có chất lượng tốt như vậy. Những trải nghiệm không tốt từ các thương hiệu khác cũng là mức chi phí để chuyển đổi mà khách hàng phải trả. Nên nhớ, chi phí cho việc chuyển đổi không đơn thuần chỉ là tiền. Nó còn là thời gian và trải nghiệm.
2.2 Chi phí chuyển đổi cao
Đặc điểm của các công ty có chi phí cho việc chuyển đổi khá cao thường là các công ty có những sản phẩm đặc biệt. Rất ít đối thủ có thể tạo ra được một sản phẩm tương tự với giá thành như vậy.
Khách hàng đã mất rất nhiều thời gian để làm quen, sử dụng nó một cách thành thạo. Nhưng nếu giờ đây, chuyển sang sản phẩm khác họ sẽ mất thời gian để làm quen lại từ đầu, lại chưa chắc có thể mang đến hiệu quả và trải nghiệm tốt hơn.
Với các đơn vị sản xuất, kinh doanh hay các đơn vị bán hàng trên sàn thương mại điện tử, hẳn đã không còn xa lạ với phần mềm KiotViet. Một phần mềm cho phép quản lý bán hàng, dữ liệu tồn kho, công nợ, quản lý sản phẩm trong kho, xuất nhập trong ngày.
Ở thời điểm đầu tiên, khách hàng mất rất nhiều thời gian để làm quen với nó. Sử dụng đầy đủ và thành thạo các kỹ năng, ứng dụng quản lý. Tiếp đến, để giữ chân người dùng, nhà phát triển còn liên tiếp đưa ra các chương trình, tính năng mới để khách hàng thuận tiện hơn, sử dụng lâu hơn và không có ý định thay đổi sang phần mềm quản lý khác.
Vậy là giờ đây khách hàng đã bị giữ chân ở lại. Họ mất nhiều thời gian để làm quen và sử dụng KiotViet. Nếu giờ chuyển sang ứng dụng khác, khách hàng sẽ mất toàn bộ thời gian đã học để sử dụng Kiot. Công việc bị gián đoạn, phải nhập lại dữ liệu, kiểm kho lại từ đầu. Đây chính chi phí để chuyển đổi rất cao mà người dùng phải bỏ ra nếu muốn chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý khác.
3. Làm thế nào để tăng chi phí chuyển đổi cho doanh nghiệp?
Muốn tăng được chi phí này, các doanh nghiệp buộc phải tự mình cải thiện. Thời gian không chỉ dừng lại ở 1, 2 tháng mà phải là nhiều năm mới có thể định vị được giá trị, sức mạnh của mình.
+Tạo ra các sản phẩm độc đáo với chất lượng cao. Đây là cách đầu tiên và nền tảng cốt lõi để nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Khi đã có được sản phẩm khác biệt, khách hàng sẽ không muốn chuyển đổi sang sản phẩm khác.
+Định vị giá trị của thương hiệu. Khi đã có được sản phẩm, định vị thương hiệu là điều quan trọng tiếp theo. Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ được khách hàng đánh giá cao hơn rất nhiều.
+Mang đến trải nghiệm tốt hơn. Đừng chỉ tập trung vào một sản phẩm chính, hãy đa dạng, phát triển nhiều hơn. Bên cạnh đó, cũng đừng quên các dịch vụ chăm sóc đi kèm trước và sau khi mua. Đây mới là yếu tố giữ chân khách hàng lâu hơn để tăng chi phí chuyển đổi.