Chỉ số định hướng trung bình là gì? Có các hình mẫu ADX nào?

Chỉ số định hướng trung bình – ADX, bạn đã bao giờ nghe đến kỹ thuật phân tích xu hướng thị trường này chưa? Nếu chưa, thì đừng chần chờ nữa, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Chỉ số định hướng trung bình là gì?

Chỉ số định hướng trung bình – ADX được định nghĩa là công cụ dùng để phân tích và đo lường xu hướng của giá trên thị trường. Trong thị trường chứng khoán, nó thể hiện cho xu hướng giá của cổ phiếu.  Xu hướng này có thể tăng hoặc giảm trong tương lai. 

Dựa vào nó, các nhà đầu tư có thể biết được mình cần mua hay bán cổ phiếu hay giữ nguyên vị trí hiện tại. Lúc này, nhà đầu tư có thể kết hợp với các chỉ báo khác để nắm được xu hướng giá, từ đó, xác định được nhiều hơn thời điểm đặt lệnh một cách hiệu quả và an toàn nhất. 

Chỉ báo ADX
Chỉ báo ADX

1.1 Đặc điểm của chỉ số định hướng trung bình

Định hướng đường trung bình chỉ thể hiện xu hướng của giá cả. Trong xu hướng đó có cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Bởi vậy nên mới gọi nó là đường trung bình. 

Đường chỉ báo này được cấu tạo từ hai đường: Đường chỉ báo dương và đường chỉ báo âm. Đường chỉ báo dương thường được thể hiện bằng màu xanh lá cây nằm ở phía bên trên. Trong khi đó, đường chỉ báo âm thường có màu đỏ và nằm ở bên dưới. 

Khi hai đường này cộng lại, sẽ tạo ra đường ADX có màu đen. Và nhà đầu tư sẽ dựa vào nó để biết mình cần phải làm gì. Trong đó, họ sử dụng mức điểm 100 để làm thang đo và phân tích. Trong đó, mức điểm 25 là mức tham chiếu. Tuy nhiên, cũng có một số người lấy ở mức 20. Việc này không quá quan trọng, điều quan trọng là nhà đầu tư xác định mức độ xu hướng của giá để nắm bắt và đưa ra các quyết định đặt lệnh. 

1.2 Xác định xu hướng của thị trường nhờ vào chỉ số dự báo

Nhà đầu tư có thể tham khảo mức độ mạnh yếu của xu hướng theo các chỉ số sau:

+Từ 0 – 25: Vẫn chưa xác định được chính xác xu hướng của giá, cổ phiếu là mạnh hay yếu. Cần phải quan sát thêm. 

+Từ 25 – 50: Đã bắt đầu xuất hiện xu hướng của giá. Xu hướng càng mạnh thì giá trị càng lớn.  

+Từ 50 – 75: Nếu chỉ số đạt ở mức này, có nghĩa là cổ phiếu hay giá đang có xu hướng mạnh, thể hiện một cách rất rõ ràng.

+Từ 75 -100: Ở mức này sẽ cho thấy xu hướng cực kỳ mạnh. Nhưng trường hợp này rất hiếm, thông thường, chỉ cần dưới 75 là đã có thể thấy rõ được hiệu quả của xu hướng và nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định được rồi. 

Nhà đầu tư cần chú ý, với các trường hợp trên 25 thì đã khá rõ ràng để nhận ra được xu hướng của giá. Lúc này, nên kết hợp thêm một số indicator xác định xu hướng khác để phân tích và cùng đưa ra các quyết định đặt lệnh như thế nào. 

Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ báo nằm ở dưới 25, lúc này, nên đứng ở bên ngoài để quan sát thêm diễn biến của thị trường. Không nên đặt bất kỳ lệnh nào. Đừng quá vội vàng vào lệnh bởi bạn chưa biết được xu hướng của thị trường, nếu vào lúc này thì khả năng bị lỗ là rất lớn. Đây chính là một trong những kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước để lại. 

chỉ số định hướng trung bình
Yếu tố cấu tạo nên chỉ số ADX

2. Áp dụng chỉ số định hướng trung bình vào việc đặt lệnh mua bán

Điều cuối cùng và quan trọng nhất mà các nhà đầu tư cần phải quan tâm là đặt lệnh như thế nào để thu được lợi nhuận lớn nhất. Hoặc ít nhất là tránh được rủi ro khi thị trường gặp phải các biến cố khác. 

Với đường chỉ báo này, ta có thể dựa vào nó để xác định xu hướng thị trường, sau cùng là áp dụng vào việc giao dịch trên thị trường chứng khoán. 

Nếu nhà đầu tư đang có tâm thế muốn mua vào các loại cổ phiếu thì phải quan sát đường chỉ báo dương. Nếu đường chỉ báo dương này cắt đường chỉ báo âm và đi lên phía trên thì đây là tín hiệu có thể mua vào. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể đặt các lệnh mua ở đây. 

Nhưng với trường hợp ngược lại, nếu như đường chỉ báo âm cắt và bắt đầu đi xuống bên dưới đường chỉ báo dương thì lúc này không nên mua vào mà hãy bán ra. Bởi điều này cho thấy xu hướng đang có dấu hiệu giảm, mua vào lúc này sẽ không có nhiều lợi nhuận, ngược lại còn có thể lỗ thêm. Thay vào đó, hãy đặt các lệnh bán để có được lợi nhuận cao hơn. 

3. Các hình mẫu ADX nhà đầu tư phải biết

ADX khác rất nhiều với các đường chỉ báo thông thường. Nó phụ thuộc và có sự liên kết chặt chẽ với các đường chỉ báo RSI hay Sto. Chúng bổ trợ kết hợp với nhau để có được sự hiệu quả cao hơn trong việc phân tích thị trường mà nhà đầu tư mong muốn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải xác định được rằng, điều quan trọng nhất mà mình đang muốn hướng tới là gì để từ đó chọn hình mẫu cho phù hợp. Bởi đường ADX có đến ba hình mẫu khác nhau. 

Vậy tại sao phải xác định rõ hình mẫu của ADX? Lý do này được đưa ra rằng các đường ADX sẽ giúp nhà đầu tư nhận định một cách chính xác hơn về lượng giao dịch và xu hướng trong tương lai gần của thị trường. Xác định volatility giúp cho nhà đầu tư  không bị nhầm lẫn giữa các chiến lược, để từ đó đạt được hiệu quả tốt hơn. 

3.1 Hình mẫu biến động thấp và xu hướng yếu

Dễ nhận thấy nhất của hình mẫu này là nó luôn nằm bên dưới chỉ số 25, sự biến động không nhiều, chỉ tăng giảm một cách không nhiều. Người ta có thể liên tưởng giống như một con rắn đang trườn, bò, không có sự bứt phá lớn ở đây và tất nhiên, cũng không vượt ra khỏi chỉ số 25.

Ở một vài trường hợp, người ta có thể thấy nó vượt lên con số 25 này một chút, nhưng từng đó là không đủ bởi giá không vượt qua được đường kháng cự. Như vậy không thay đổi được cục diện và vẫn tính là hình mẫu biến động và xu hướng yếu.

chỉ số định hướng trung bình
Các hình mẫu của ADX

3.2 Hình mẫu xu hướng mạnh và biến động yếu

Hình mẫu này cũng có hình dáng tương tự như hình mẫu một. Hình của một con rắn. Nhưng con rắn này sẽ nằm ở phía trên, chỉ số từ 50 – 100. 

Nhớ lại khoảng giá ở phía bên trên thì đây được coi là xu hướng mạnh đến rất mạnh. Xong biến động ở đây không phải là quá lớn, do đó, nó cũng không có đủ sức để thay đổi thị tường dù có thể đang nghiêng về bên mua hoặc bên bán. 

3.3 Hình mẫu xu hướng yếu nhưng biến động mạnh

Hình mẫu này sẽ xuất hiện trong trường hợp thị trường không thể hiện rõ xu hướng, xu hướng tăng hay giảm không thể hiện rõ ràng để nhà đầu tư phân định. Nhưng ngược lại, nó lại có sự biến động rất mạnh, thay  đổi một cách rõ rệt từ tăng xuống giảm và ngược lại. Nhìn vào hình mẫu này rất giống những ngọn núi trùng điệp. Tuy nhiên đường chỉ số ADX vẫn chỉ ở dưới mức 25.

3.4 Hình mẫu cả biến động và xu hướng đều mạnh

Các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam thì hình mẫu này không hề xa lạ. Ngược lại, nó còn dễ bắt gặp hơn ba hình mẫu bên trên. Bởi nó sẽ thường xuất hiện ở các thị trường chứng khoán còn mới, thường xuyên gặp phải các biến động và chưa có sự ổn định. 

Tổng kết

Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn thế nào là chỉ số định hướng trung bình, khái niệm cũng như các hình mẫu của nó. Hãy kết hợp thêm với các chỉ số khác để có được hiệu quả tốt hơn.

Google search engine