Chỉ báo MACD, MACD Histogram là gì và tín hiệu nhận biết

Là những trader trên sàn giao dịch chứng khoán, chắc hẳn ai cũng biết các chỉ báo. Chỉ số MACD và MACD Histogram là một trong số những chỉ báo giúp nhà đầu tư nhận biết được hướng đi của thị trường từ đó xác định thời điểm mua và bán.

1. MACD là gì?

Khái niệm MACD

MACD (Moving Average Convergence Divergence) – đường trung bình động hội tụ phân kì, hay chỉ báo MACD (MACD Indicator) là một chỉ báo trễ trong phân tích kỹ thuật, cho thấy những thay đổi về hướng, sức mạnh, động lượng, thời gian của 1 xu hướng giá chứng khoán. Chỉ báo được phát minh năm 1970 bởi Gerald Appel.

Cấu trúc của chỉ báo

Chỉ báo MACD Histogram bao gồm 2 đường: Đường MACD hay đường nhanh là sự kết hợp giữa 2 đường bao gồm EMA(12 kỳ) và EMA(26 kỳ), đường nhanh giúp các nhà đầu tư dự đoán xu hướng tăng giảm trong tương lai gần và có màu xanh. Đường chậm EMA (9 kỳ) hay đường chậm và sẽ có màu đỏ.

Vai trò

Với cách xác định đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả. Chỉ báo MACD Histogram giúp người xem, dự đoán xu hướng về giá của cổ phiếu, đánh giá độ mạnh của cổ phiếu đó. Đồng thời, đưa ra các tín hiệu mua bán cổ phiếu, giúp nhà đầu tư dự đoán thời điểm mua bán kịp thời để kiếm lợi. MACD còn được xem như đường đánh giá tài sản liệu có mua hoặc bán quá nhiều hay không. 

MACD
Chỉ báo trong phân tích kỹ thuật – MACD

2. Công thức và các thành phần của chỉ báo MACD

Xác định EMA

Đường EMA là đường trung bình di động hàm mũ và đường này chỉ hoạt động khi có xu hướng rõ ràng. Ta sẽ xác định đường EMA ta thực hiện 3 bước như sau:

Bước 1: Tính giá trị SMA

SMA = Giá đóng cửa của N ngàyN

Giá trị SMA lúc này sẽ được sử dụng như giá trị EMA của chu kỳ trước.

Bước 2: Xác định tỷ trọng cho EMA

 K = 2/ (N+1)

Bước 3: Tính EMA

EMA = Giá hôm nay * K + EMA(hôm trước)*(1-K)

Giá hôm nay bạn có thể sử dụng giá đóng cửa để tính toán EMA. Sở dĩ MACD lựa chọn EMA cho việc tính toán, nhưng không sử dụng đường trung bình động là bởi vì, đường EMA có độ mượt hơn SMA. SMA xem xét các ngày trong chu kỳ có tỷ trọng như nhau, tuy nhiên EMA sẽ quan sát tác động ngày hôm nay nhiều hơn những ngày trước.

Đường MACD

Công thức tính:

Đường MACD = EMA(12) – EMA(26)

Ví dụ: Đường EMA(12) có giá trị 1.65117 và đường EMA(26) có giá trị 1.64328 thì lúc này ta xác định được MACD = 1.65117 – 1.64328 = 0.00789. 

Sau khi xác định được các giá trị MACD ta sẽ nối các điểm tính được lại với nhau tạo ra được đường MACD. Đường MACD sẽ xoay quanh đường số 0, nếu mang giá trị dương – EMA(12) > EMA(26), thì nó sẽ ở trên đường số 0 và nếu mang giá trị âm – EMA(12) < EMA(26) sẽ nằm ở dưới đường số 0. 

Đường Signal (Đường tín hiệu)

Như đã nói ở trên đường tín hiệu là đường EMA(9) và được gọi là đường chậm. Nhưng khác với EMA ở chỗ, EMA sẽ lấy giá (giá đóng cửa) để tính nhưng với EMA của MACD thì sẽ sử dụng giá của MACD để tính.

MACD
Biểu đồ MACD (Đường nhanh – màu xanh, đường chậm – màu cam)

3. MACD Histogram là gì?

Khái niệm

MACD Histogram là một biểu đồ cho thấy độ chênh lệch giữa đường MACD và đường Signal, dựa trên nền tảng của chỉ số MACD nhưng ở MACD Histogram sẽ giúp khắc phục độ chậm trong việc đưa ra dự đoán. Chỉ số này được phát triển bởi Thomas Aspray năm 1986.

Công thức tính của chỉ số MACD Histogram

Cách tính và cách sử dụng MACD Histogram như sau:

MACD Histogram = Giá trị của MACD – Giá trị của đường Signal

Khác với chỉ báo MACD, MACD Histogram sẽ được thể hiện dạng thanh (đồ thị) , di chuyển quanh đường giá trị 0. Nếu MACD lớn hơn Signal thì thanh sẽ hướng lên (màu xanh) và nếu MACD nhỏ hơn Signal thì thanh dọc sẽ hướng xuống (màu đỏ).

Ví dụ: Ta tính được MACD ở trên có giá trị 0.00789 và có đường Signal có giá trị 0.00652 thì sẽ được giá trị MACD Histogram là 0.00789 – 0.00652 = 0.00137

MACD
Biểu đồ MACD Histogram

4. Nhận biết tín hiệu của chỉ số MACD

Hai dấu hiệu nhận biết tín hiệu thường được sử dụng nhất là:

Sự giao nhau giữa đường MACD và đường Signal

Một quy tắc đơn giản khi quan sát sự giao nhau giữa đường nhanh và đường chậm là:

Khi đường MACD cắt lên đường tín hiệu đó là dấu hiệu thông báo MUA (giá có xu hướng tăng)

Khi đường MACD cắt xuống đường tín hiệu là dấu hiệu thông báo BÁN (giá có xu hướng giảm)

Hai tín hiệu trên là cách sử dụng MACD Histogram phổ biến nhất. Tuy nhiên, một lưu ý lớn mà các bạn phải xem xét chính là xác định xu hướng chính của thị trường. Nếu đi ngược xu hướng thì việc bạn chốt lệnh khi có tín hiệu sẽ dẫn đến sai lầm. Khi thị trường đang Uptrend thì bạn không thể BÁN, khi thị trường đang Downtrend mà bạn lại đi mua. Bạn không nên mua lúc cả 2 đường nhanh và đường chậm nằm dưới vạch 0 và bán khi MACD và Signal trên vạch 0.

Tương tự như vậy với Histogram, ta sẽ quan sát sự lên xuống của biểu đồ Histogram. Tuy nhiên, biểu đồ Histogram nhạy hơn so với MACD chính vì thế sẽ rất dễ tạo nên những tín hiệu gây nhiễu, bạn phải xem xét xu hướng và không giao dịch khi thị trường đang ở giai đoạn Sideways

Khi Histogram chuyển từ trạng thái dương sang âm → Tín hiệu BÁN

Khi Histogram chuyển từ trạng thái âm sang dương → Tín hiệu MUA

Quan sát sự hội tụ và phân kì

Sự hội tụ xuất hiện khi giá cổ phiếu đi xuống nhưng đường MACD lại đi lên. Trường hợp này, giá mặc dù giảm nhưng động lượng còn yếu nên dự báo cho sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh MUA.

Sự phân kỳ xuất hiện khi giá cổ phiếu đang tăng nhưng đường MACD lại có hướng đi xuống. Tạo nên khoảng cách giữa hai đường này. Lúc này mặc dù giá tăng nhưng động lượng đã yếu, dự báo cho sự đảo chiều từ tăng sang giảm. Các nhà đầu tư có thể xem xét đặt lệnh BÁN.

MACD
Sự hội tụ và phân kì của đường MACD và Đường giá

5. Chỉ sử dụng chỉ báo MACD để dự báo hay kết hợp với các chỉ báo khác?

Các chỉ báo đối với phân tích kỹ thuật mà nói đó là một việc rất cần thiết. Nhưng bạn có nên sử dụng chỉ một chỉ báo hay không? Theo tôi là “Không”. Không có chỉ báo nào là tối ưu cả. Vì thế bạn nên kết hợp nhiều  chỉ báo với nhau, để mang đến một sự chắc chắn nhất định. Tuy nhiên, không phải bạn muốn kết hợp chỉ báo nào với nhau cũng tốt. Một số chỉ báo tương đồng nhau chúng sẽ đưa ra những tín hiệu gần như giống nhau, điều này sẽ không tạo nên hiệu quả khi kết hợp chỉ báo.Việc chỉ sử dụng mỗi chỉ báo MACD Histogram có lẽ là chưa đủ.

Ví dụ bạn có thể kết hợp với Bollinger Band. Bạn sẽ mua khi dải Bollinger Band thu hẹp lại, bạn có thể tiến hành mua khi giá chạm dải trên của Bollinger và histogram trên số 0 nhưng dưới 2 đường MACD và Signal, đồng thời đặt lệnh khi xu hướng tăng mạnh. Bạn có thể bán khi giá chạm dải dưới của Bollinger và histogram dưới số 0 nhưng trên 2 đường MACD và Signal, đồng thời đặt lệnh khi xu hướng giảm mạnh. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với các chỉ báo khác như RSI, Stochastic, mô hình nến đảo chiều …., tùy vào hướng đi, sự đánh giá của mỗi nhà đầu tư mà lựa chọn một sự kết hợp hiệu quả nhất cho mình.

MACD
Kết hợp MACD với chỉ báo khác để đạt hiệu quả tốt

6. Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo MACD

Thứ nhất: Biểu đồ Histogram đưa ra tín hiệu sớm hơn chỉ báo MACD, dễ dẫn đến những báo hiệu giả, làm gây nhiễu đến quyết định của nhà đầu tư, đưa ra quyết định sai lầm.

Thứ hai: MACD là một chỉ báo trễ, nên bạn phải cẩn trọng khi đưa ra quyết định

Thứ ba: Đối với tín hiệu phân kỳ, hội tụ, bạn nên tránh vội vàng đưa ra quyết định khi giá đang giảm hay tăng quá mạnh, lúc đó động lượng còn mạnh, việc đưa ra quyết định có thể dẫn đến sai lầm.

Thứ tư: Không nên đi ngược xu hướng.

Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ phần nào hiểu hơn về chỉ báo MACD và biểu đồ Histogram của chỉ báo, cũng như một số cách đọc tín hiệu của chỉ báo. Chúc bạn sẽ luôn gặp may mắn, giữ được sự sáng suốt trong mọi lựa chọn, quyết định của mình.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine