​CE chứng khoán là gì? Cách phân tích CE trong đầu tư

Cell hay CE là tên của giá trần được hiển thị trong bảng thông tin chứng khoán. Đây là thông số quan trọng trên bảng thông tin thị trường và luôn được NĐT theo dõi liên tục. Vậy cây CE chứng khoán có ý nghĩa gì đối với NĐT trên thị trường? Những người mới tham gia vào lĩnh vực tài chính này không nên bỏ qua những kiến thức khá cơ bản về những ký hiệu trên sàn chứng khoán. Hiểu được các thông số cơ bản sẽ giúp quá trình tiếp nhận thông tin diễn ra nhanh chóng hơn. Trong nội dung này hãy cùng tìm hiểu về cách phân tích cây CE chứng khoán trong quá trình giao dịch trên thị trường.

CE trong chứng khoán mang ý nghĩa gì?

Giá trần hay CE có nhiệm vụ giữ sự ổn định cho giá cả trên thị trường, tránh khỏi những trường hợp bị những nhóm người sở hữu lượng vốn lớn thực hiện thao túng thị trường và đẩy giá hoặc thả giá. Ngoài ra, CE còn có công dụng giúp loai bỏ phần nào những tác động từ các yếu tố bên ngoài đến giá trị của cổ phiếu trong thời gian diễn ra các phiên giao dịch. Tóm lại, CE được sử dụng để mang lại sự bình ổn, cân bằng cho các mã chứng khoán trên thị trường.

Ý nghĩa của giá trần trên thị trường chứng khoán.
Ý nghĩa của giá trần trên thị trường chứng khoán.

Đối với nhà đầu tư, CE giúp cho quá trình ra quyết định đầu tư được phù hợp hơn trong thời gian diễn ra các phiên giao dịch. Chính nhờ mức giá này mà NĐT có thể tính toán và xác định số lượng cổ phiếu bán và mua trong ngày giao dịch hôm đó. Có thể nói rằng, hiểu về ý nghĩa của giá trần sẽ giúp cho những nhà đầu tư có thêm cơ sở để thu lại nhiều lợi nhuận và hạn chế được những rủi ro trong quá trình đầu tư.

Hướng dẫn phân tích CE trong phiên giao dịch chứng khoán

CE như nội dung ở trên đã đề cập thì nó có một nhiệm vụ khá quan trọng. Đồng thời đây cũng là cơ sở để thực hiện phân tích thị trường. Chính vì thế mà quá trình đánh giá CE trong các phiên giao dịch có phần rất quan trọng. Nó ảnh hưởng khá nhiều tới khối lượng giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường.

Phân tích CE khi giao dịch.
Phân tích CE khi giao dịch.

Ý nghĩa đầu tiên mà CE thể hiện đó là trong việc phân tích được mức giá tham chiếu được lấy cơ sở của giá trần trên bảng thông tin chứng khoán. NĐT có thể dựa vào các thông số này để xác định được biên độ giao động của mỗi loại cổ phiếu. Khi phân tích có thể thực hiện so sánh mức giá tham chiếu cùng giá trần để đưa ra được thời điểm để thực hiện giao dịch sao cho phù hợp nhất. Từ đó có thể đặt lệnh giao dịch tránh khỏi những tính huống bị cháy tài khoản.

Ngoài ra, khi thực hiện so sánh giữa giá tham chiếu và CE từ đó có thể hiểu được xu hướng hiện tại của thị trường đang giảm hay tăng từ đó bán tài sản để chốt lời hoặc thực hiện cắt lỗ. Mỗi phiên giao dịch diễn ra trên thị trường đều sẽ có một biên độ giao động về giá giới hạn. Chính vì thế mà khi mức giá giao động đã chạm đến ngưỡng tối đa của biên độ thì việc dự đoán xu hướng có thể thực hiện được. Mức giá tại thời điểm này được gọi là CP tăng trần.

Tại HOSE, mức tăng trần được xác định khi biên độ giao động của tài sản đạt được mức 7%. Điều này được áp dụng cho hầu hết các phiên giao dịch, ngoại trừ trường hợp tại phiên đầu tiên thì sẽ có mức tăng trần tối đa là 20%.

HNX sẽ có mức tăng trần được xác định khi biên độ giao động đạt mức 10%. Ngoại trừ phiên giao dịch đầu tiên sẽ được áp dụng mức tăng trần tại mức giao động lớn nhất là 30%.

Riêng với sàn Upcom sẽ có mức tăng trần thông thường cao hơn so với 2 sàn còn lại ở mức biên độ giao động 15% được tính cho những phiên giao dịch thông thường. Còn riêng đối với phiên giao dịch đầu tiên thì mức tăng trần sẽ được tính tối đa 40%.

Hy vọng qua bài viết đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm phần nào về cây CE chứng khoán là gì. Chúc các bạn sẽ luôn có những trải nghiệm mới mẻ trong quá trình đầu tư.

Google search engine