BIC code là gì? Cách sử dụng BIC code trong thanh toán

BIC code (BIC) – Bank Identifier Code là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói về mã định danh ngân hàng. Đây là mã số được sử dụng trong thanh toán quốc tế. BIC code được sử dụng trong hệ thống chuyển tiền quốc tế (S.W.I.F.T) được gọi là swift code. 

Bài viết sẽ đề cập thông tin cụ thể về BIC code, Swift và các sử dụng BIC code khi giao dịch tiền tệ quốc tế.

1. BIC code là gì?

Như đã nói ở trên, BIC code là mã định danh ngân hàng, vì vậy, mỗi ngân hàng sẽ tương ứng với một và chỉ một mã BIC code. Vì mã định danh này sẽ liên quan đến việc chuyển phát điện và tiền giữa các ngân hàng với nhau nên bạn sẽ không thể nào tìm được 2 ngân hàng có cùng một số BIC code. 

BIC code có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định được thông tin ngân hàng trong các giao dịch tiền tệ quốc tế và được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia. 

Ở Việt Nam, BIC Code trong giao dịch quốc tế còn được gọi là SWIFT code theo tên hệ thống mà BIC code được sử dụng phổ biến.

BIC code là gì? Cách sử dụng BIC code trong thanh toán
Hệ thống Swift có mạng lưới toàn cầu

2. Hệ thống S.W.I.F.T trong giao dịch quốc tế là gì?

Phần trên đã giải thích được BIC là gì và ý nghĩa cơ bản của BIC code trong thanh toán, dưới đây sẽ giải thích về hệ thống vận hành sử dụng BIC code. 

2.1 Định nghĩa về S.W.I.F.T và hệ thống Swift

S.W.I.F.T (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) là Hiệp hội Viễn Thông Tài chính Liên Ngân Hàng Toàn Cầu. Hệ thống SWIFT là hệ thống chuyển tiền trực tuyến được tạo ra nhằm mục đích kết nối các ngân hàng trên thế giới với nhau và giúp việc thực hiện các giao dịch chuyển tiền quốc tế trở nên dễ dàng hơn.  

Ngoài ra, IBAN là dãy ký tự định danh cho các tài khoản khách hàng mở tại các ngân hàng Châu Âu, thường dùng trong các giao dịch trong các quốc gia tại Châu Âu, khác với BIC Code chỉ định danh ngân hàng mà thôi. 

Các ngân hàng có nhu cầu sử dụng hệ thống SWIFT sẽ làm thủ tục đăng ký với hiệp hội và sau khi được phê duyệt sẽ được cấp một SWIFT code (BIC code) và sử dụng mã này cho các giao dịch chuyển, nhận ngoại tệ; mua bán ngoại tệ liên ngân hàng; điện thông báo, liên lạc thông tin giữa các ngân hàng trên quy mô toàn cầu. 

Ngoài ra hiện tại, Swift còn mở rộng dịch vụ cho các đối tượng như: Nhà môi giới và nhà giao dịch, Đại lý chứng khoán, Sàn giao dịch, Công ty quản lý tài sản, Người gửi tiền, Nhà doanh nghiệp,Môi giới ngoại hối và tiền tệ,  Người tham gia thị trường kho bạc và nhà cung cấp dịch vụ. 

2.2 Đặc điểm nổi bật của hệ thống Swift

Hoạt động giao dịch tiền tệ quốc tế qua hệ thống Swift được phủ sóng gần như toàn bộ các ngân hàng vì tốc độ nhanh, chi phí thấp, tiêu chuẩn nhất quán và bảo mật thông tin cao. 

Hệ thống Swift có tốc động truyền tải thông tin của các giao dịch rất nhanh và liên tục, thông thường bạn chỉ cần chờ đợi trong chưa đến 1 phút đồng hồ để xác nhận về sự thành công của điện thanh toán và đầu bên kia cũng nhận được điện thông báo gần như ngay lúc đấy.

BIC code là gì? Cách sử dụng BIC code trong thanh toán
Chuyển tiền bằng điện Swift đơn giản, nhanh chóng

Chi phí giao dịch qua Swift không cao, thấp hơn phương thức thư tín truyền thống rất nhiều, sự ra đời của Swift đã trở thành cuộc cách mạng trong ngành ngân hàng bởi chi phí thấp và tốc độ vượt trội. Ngoài ra, thanh toán qua Swift còn giúp các điện thanh toán được chuẩn hóa theo một tiêu chuẩn chung, hoàn toàn dễ dàng ghi nhận và xử lý dữ liệu. 

Hệ thống Swift được tích hợp cơ chế bảo mật cấp cao, mọi quy trình từ lúc tạo tài khoản đăng nhập, xác thực 2 bước cho đến phân quyền hệ thống đều đảm bảo những quy tắc nghiêm ngặt tránh việc xâm nhập đánh cắp thông tin và thực hiện những giao dịch trái phép để đánh cắp tiền. 

3. Swift code (BIC code) là gì? 

SWIFT Code thực chất chính là BIC code, là một đoạn mã định dạng để nhận diện được một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính nào đó. 

3.1 Swift code (BIC code) bao gồm những gì?

Quy tắc của đoạn mã để định danh BIC code này thường có 8 hoặc 11 ký tự. Trong đó, 8 ký tự là mã dành cho các hội sở chính của ngân hàng và tổ chức tài chính. 11 ký tự là mã dành cho các chi nhánh của các ngân hàng và tổ chức tài chính có đăng ký sử dụng hệ thống. 

Các ký tự của mã BIC code này đều sở hữu một ý nghĩa riêng và là sự kết hợp của các thông tin của chủ thể như: Tên ngân hàng/ tổ chức tài chính, tên quốc gia, mã chi nhánh. Mã BIC code này được cung cấp khi thực hiện các giao dịch thanh toán trong nước hoặc quốc tế, nhưng chủ yếu là dùng cho giao dịch quốc tế và là thông tin không thể thiếu khi thực hiện giao dịch. 

BIC code là gì? Cách sử dụng BIC code trong thanh toán
Định dạng của BIC code được quy định rõ ràng

3.2 Mẫu quy ước của BIC code là gì?

Mã BIC code trong giao dịch chuyển tiền được quy ước theo dạng như bên dưới.

AAAA  BB  CC  XXX 

Trong đó cụ thể như sau: 

  • AAAA: Là 4 ký tự viết tắt bằng tiếng Anh của ngân hàng và tổ chức tài chính theo nhà nước. 4 ký tự này là điểm để nhận diện, phân biệt ngân hàng và tổ chức tài chính với nhau. Các ngân hàng, tổ chức tài chính có trụ sở tại nhiều quốc gia sẽ có 4 ký tự đầu tiên này giống nhau. 4 ký tự này chỉ có cho phép sử dụng các ký tự từ A đến Z, không được sử dụng ký tự số ở đây.
  • BB: Là 2 ký tự viết tắt tiếng Anh của quốc gia nơi ngân hàng có địa chỉ tại. Hiện nay, quy tắc sử dụng 2 ký tự này được áp dụng theo chuẩn ISO 3166-1 alpha-2. Ví dụ: với các ngân hàng Việt Nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam thì 2 ký là VN, đối với các ngân hàng ở Mỹ là US, Đài Loan là TW, Trung Quốc là CN, vv.
  • CC:  Là 2 ký tự chỉ mã nhận diện địa phương, trong đó được phép sử dụng cả ký tự chữ và số. Ví dụ: các ngân hàng ở Việt Nam thường sẽ đồng nhất là VX hoặc trong mã BIC code PNBPUS3NNYC của ngân hàng Wells Fargo chi nhánh New York, Mỹ thì sẽ là 3N. Hai ký tự này không có định dạng bắt buộc, tùy theo quy ước của mỗi ngân hàng. 
  • XXX: Là 3 ký tự chỉ mã nhận diện chi nhánh ngân hàng tham gia, được phép sử dụng cả ký tự chữ và số. Ba ký tự này không có định dạng chuẩn, tùy theo quy ước của ngân hàng mà nó có thể là một chuỗi số, hoặc tên viết tắt của chi nhánh đó. Các mã BIC CODE của các hội sở chính các ngân hàng thường sẽ không cần đến 3 ký tự này.

Ví dụ cụ thể như sau:

BFTVVNVX007 là mã BIC code của ngân hàng thương mại Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Hồ Chí Minh (mã chi nhánh HCM được quy ước theo Vietcombank là 007.

4. Cách sử dụng BIC code trong thanh toán

Hiện nay, mã BIC code sẽ được yêu cầu khi thực hiện chuyển tiền, nhận tiền trong nước và quốc tế, khi thực hiện việc mua hàng trên các trang thương mại điện tử quốc tế,khi rút tiền từ Payoneer, Paypal… nhằm xác định chính xác ngân hàng nhận nơi mà bạn mở tài khoản thụ hưởng. 

Khi thực hiện việc chuyển tiền ra nước ngoài thì mã BIC code của ngân hàng thụ hưởng sẽ được yêu cầu cung cấp trong ủy nhiệm chi, lệnh chuyển tiền để ngân hàng có cơ sở tạo lệnh trên hệ thống swift và điền thông tin ngân hàng thụ hưởng vào các trường yêu cầu khi lập điện.

BIC code là gì? Cách sử dụng BIC code trong thanh toán
Thanh toán quốc tế hầu hết qua Swift

Khi có nhu cầu nhận tiền quốc tế gửi về, người nhận sẽ phải cung cấp cho người chuyển thông tin chính xác về mã BIC code ngân hàng mình đang mở tài khoản nhận tiền để người chuyển thông tin cho ngân hàng chuyển, ngân hàng chuyển sẽ lập điện swift chuyển đi dựa trên thông tin được cung cấp này. 

Khi rút tiền từ Paypal, Payoneer hoặc các trang tương tự có chức năng này, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về mã BIC Code của ngân hàng bạn mở tài khoản để hệ thống của Paypal tiếp nhận và sử dụng để chuyển tiền về tài khoản của bạn.

Với các trang thương mại điện tử, việc cung cấp mã BIC Code sẽ có tác dụng khi bạn được hoàn tiền hoặc đối soát giao dịch chuyển tiền. 

Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản để giải đáp các câu hỏi về BIC Code là gì? BIC là gì và cách sử dụng BIC code như thế nào. Hi vọng nội dung trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ tầm quan trọng và thiết yếu của mã BIC code trong thanh toán cũng như lý do tại sao BIC code được yêu cầu cung cấp một cách chính xác như vậy. 

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine