BV là gì? Vai trò của BV trong thị trường chứng khoán

Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu chiến lược kinh doanh của mình đều cần đến chỉ số BV. Vậy định nghĩa cụ thể của chỉ số BV là gì? Phương pháp nào để tính toán chỉ số BV một cách chính xác? Loạt thông tin và kiến thức phổ biến sẽ hỗ trợ người đọc tự trả lời những câu hỏi này. 

Chỉ số BV là gì?

BV (Book Value), còn gọi là BVPS, được hiểu là giá trị toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp sau khi trừ các khoản nợ phải trả. Ngoài ra, BV còn cụ thể hóa số tiền mà cổ đông nhận được trong trường hợp tổ chức đó bị thanh lý tài sản hoặc thậm chí là phá sản.

bv là gì
Định nghĩa về Book Value (BV)

Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, chỉ số BV được ứng dụng để xác định 3 đối tượng cơ bản sau, bao gồm:

  • Giá trị tài sản: được hiểu là toàn bộ phần tài sản hiện có của doanh nghiệp, không bao gồm giá trị từ hoạt động dịch vụ và các khoản nợ phải trả khi vay. 
  • Giá trị cổ phiếu: là kết quả của phép tính chia giữa giá trị sổ sách và số lượng cổ phiếu đang hiện có trên thị trường. Khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi, nhà đầu tư phải trừ đi giá trị của lượng cổ phiếu đó để nhận được chỉ số BV chính xác nhất.
  • Giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value): được nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau, dựa trên đặc điểm và cơ cấu hoạt động. Nếu xét về góc độ của một kết quả báo cáo kinh doanh, giá trị doanh nghiệp được tạo nên bởi lợi nhuận, doanh thu hoặc một số chỉ số kinh tế khác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giá trị doanh nghiệp lại bằng giá trị sổ sách (BV) cộng với lợi thế thương mại.

Thế nên, chỉ số BV thường phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, bao gồm cả bên ngoài và bên trong tổ chức. Đó là lý do tại sao, để tính toán một giá trị BV chính xác, đòi hỏi nhà kinh doanh phải có sự quan sát nhanh bén, tổng hợp linh hoạt và phân tích dữ liệu thật tốt.

Ứng dụng của BV là gì trong chứng khoán?

BV có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phân tích các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, được nhiều nhà đầu tư chứng khoán sử dụng.

Trước tiên, trong kinh doanh, BV được xem là một yếu tố quan trọng để tạo nên chỉ số P/B, nhằm mục đích để so sánh giá trị sổ sách với giá trị của một loại cổ phiếu cụ thể trên thị trường. Nó là một căn cứ quan trọng để xác định giá của một cổ phiếu trên thị trường đang cao hay thấp hơn giá trị thực của nó. P/B thường càng thấp thì cổ phiếu sẽ càng rẻ.

Trên thực tế, BV sẽ được báo cáo hàng năm hoặc hàng tháng trên hồ sơ báo cáo tài chính của doanh nghiệp tính từ khi bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Đây cũng là thời điểm mà tổng giá trị tài sản của tổ chức sẽ được công bố chính thức, kèm theo một số những biến đổi về chỉ số BV đã được ghi nhận trước đó. 

Bên cạnh đó, BV còn có vai trò quan trọng cho biết giá trị cổ phiếu của công ty có bị định giá thấp hay cao hơn mức giá chung của toàn bộ thị trường chứng khoán. Trong khi đó, nếu một doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, hay thanh lý thì BV chính phần giá trị mà cổ đông góp vốn được hoàn trả. Điều này sẽ hạn chế thấp nhất rủi ro tranh chấp có thể xảy ra. 

Giá trị sổ sách (BV) thuộc hạng mục tài chính – kế toán, nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự điều chỉnh linh hoạt. Tuy nhiên, BV thường không xem xét đến các tác động của quá trình thế chấp trang thiết bị để vay tiền, vì vậy, trong một số trường hợp, BV không phản ánh đầy đủ tiêu chí đánh giá.

bv là gì
Mô hình tích lũy BV

Hướng dẫn cách tính BV trên thị trường chứng khoán

Giá trị sổ sách (BV) = (Tổng tài sản hiện có – Tài sản vô hình – Nợ) / Tổng số cổ phiếu đã ban hành

Khi tham khảo nhiều tư liệu khác nhau về kinh tế học, nhà đầu tư sẽ nhận thấy tồn tại rất nhiều công thức tính toán liên quan đến giá trị sổ sách (BV). Dưới đây sẽ là một cách tính BV phổ biến:

  • Tài sản vô hình: thường không thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể, và rất khó để định nghĩa. Do đó, khi ứng dụng trong xác định chỉ số BV, người ta sẽ quan tâm đến các hình thức như bằng sáng chế, nhượng quyền thương mại, lợi thế thương mại, tên thương hiệu hoặc nhãn hàng của công ty đó. Trong trường hợp này, tài sản vô hình sẽ bằng giá trị nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
  • Lượng vốn sở hữu là tổng các nguồn vốn được làm chủ hợp pháp bởi chủ doanh nghiệp và của thành viên trực thuộc các công ty liên doanh hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra, vốn sở hữu còn là cổ phần hoặc lượng chứng khoán đại cho mức độ sở hữu của từng cổ đông. 
  • Tổng khối lượng cổ phiếu: là tài sản cổ phiếu đã được phát hành trên thị trường, sẵn sàng cho các hoạt động mua bán, và trao đổi.
  • Nợ (account payable) bao gồm các khoản tiền phải trả hoặc phải thu cho một tổ chức, đơn vị được tính toán theo từng thời điểm. Nó thường bao gồm tiền bán sản phân, tiền nhân công, giá trị của các trang thiết bị, hàng hóa phát sinh trong quá trình điều hành doanh nghiệp nhưng chưa thu tiền hoặc chưa nhận được thanh toán. Ngoài ra, khoản tạm ứng của công ty cũng được xem là chi phí nợ.  
  • Nợ = Tiền nợ ngắn hạn + Tiền nợ ngắn hạn

Từ công thức xác định giá trị dữ liệu BV, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện quá trình tính toán hệ số giá P/BV trong bước tiếp theo, dựa trên:

Hệ số giá (P/B) = Giá thị trường của cổ phiếu/ BV

bv là gì
Tính toán P/BV dựa trên chỉ số BV

Nhìn chung, khi các nhà đầu tư hiểu rõ từng khái niệm liên quan đến giá trị sổ sách, vận dụng chính xác thì tình trạng sai sót xảy ra trong quá trình đánh giá giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ được hạn chế tối đa. 

Lưu ý cơ bản khi sử dụng giá trị số sách BV là gì?

Hầu hết, các tổ chức doanh nghiệp có thể chấp nhận rằng giá trị BV của một tài sản hoàn toàn có thể được giữa nguyên trong suốt thời gian hoạt đồng, vì đây được xem là một hình thức của chi phí cố định. Tuy nhiên, do một vài yếu tố khách quan, cũng như chủ quan, BV có khả năng tăng lên từ quá trình tích lũy thu nhập nhờ vào quá trình sử dụng tài sản hợp lý của công ty đó. 

Các nhà đầu tư có thể bắt đầu so sánh BV với giá trị thị trường của cổ phiếu để tạo ra một phương pháp định giá hiệu quả hơn, cũng như quyết định liệu đây có phải là sự lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài ra, cần lập một bảng cân đối kế toán để có thể theo dõi chính xác lượng cổ phiếu đang được lưu hành hoặc đã bán đi trên sàn chứng khoán.

Bài viết trên đây đã giải thích đầy đủ định nghĩa chỉ số BV là gì, cũng như mang đến nhiều phương pháp tính toán BV dễ dàng và chính xác nhất. Hiện tại, trang web https://toptradingforex.com/ đã tổng hợp và cung cấp nhiều thông tin liên quan đến các vấn đề tài chính, chứng khoán tương tự. Mọi người có thể tự tham khảo thêm để bổ sung kiến thức. 

Google search engine