Một người đầu tư trong thị trường tài chính đều hiểu rằng, mỗi giao dịch khi được thực hiện sẽ phải trải qua quá nhiều khâu phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Bởi giá trị của một giao dịch thường sẽ khá cao vì vậy cần những quyết định chính xác và có sự an toàn. ADR là một công cụ được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong phân tích thị trường chứng khoán. Hãy cùng tìm hiểu về báo cáo ADR là gì? Cũng như cách thức hoạt động và đặc điểm của chỉ báo ADR.
Chỉ báo Advance Decline Ratio là gì?
Được gọi tắt bằng ADR, đâu là một loại chỉ báo được sử dụng nhằm thể hiện được mức độ rộng của thị trường khi đánh giá mức độ giảm hay tăng của một cổ phiếu bằng cách dựa vào dữ liệu của tất cả cổ phiếu tăng trừ cho tổng giá trị của mọi cổ phiếu giảm.
Báo cáo ADR thông thường sẽ được ứng dụng để xác định độ mạnh yếu của xu hướng. Vì trong thực tế, nếu có số lượng cổ phiếu trong một xu hướng thì tổng thể của nó sẽ có một áp lực mạnh và ngược lại. Những NĐT sẽ đi phân tích sự phân kỳ của xu hướng từ đó xác định được khả năng đảo chiều bên trong của thị trường. Đây là một chỉ báo được sử dụng hiệu quả nếu kết hợp trong quá trình phân tích.
Cách ứng dụng Advance Decline Ratio (ADR)
Báo cáo ADR thông thường sẽ được ứng dụng chủ yếu để xác định mức quá bán, quá mua. Với kết quả ADR cao cho thấy thị trường hiện tại đang quá mua và ngược lại, khi ADR cho kết quả thấp thì lúc này thị trường đang có sự quá bán. Thế nhưng tình trạng này có thể kéo dài trong một khoản thời gian. Vì vậy để xác định có sự đổi chiều hay không cần sử dụng những công cụ xác định tín hiệu khác.
Giống như những công cụ đánh giá động lực khác, điểm giao nhau tại mức 1.00 và đường ADR sẽ mang tới dấu hiệu có thể hình thành một xu hướng. Cùng với đó khoảng cách của mức 1.00 với đường Indicator sẽ là yếu tố để xác nhận về xu hướng sắp diễn ra. Theo như những biến động trên biểu đồ, ADR sẽ có những nét tương đồng với chỉ báo ADL thế nhưng về mặt giá trị thì ADR không thể âm.
Cụ thể trong một xu hướng đang giảm của thị trường, ADR sẽ thể hiện một sức mạnh và khả năng củng cố xu hướng hiện tại thêm một khoản thời gian. Nếu xu hướng hiện tại đang giảm nhưng ADR có giá trị tăng, điều này cho thấy áp lực của xu hướng hiện tại đang giảm dần và thị trường đang ít trader tham gia đẩy giá xuống thấp. Dự báo thời gian tới sẽ có một sự đổi chiều.
ADR trong thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào?
Trong lĩnh vực chứng khoán, nhà đầu tư thường có sự so sánh và cân nhắc giữa báo cáo ADR là gì cùng với yếu tố hiệu suất tại NYSE hay Nasdaq. Nhờ vào sự đánh giá này mà NĐT có thể hiểu được rằng tình trạng hiện tại của thị trường đang chịu tác động từ lực của phe nào và khả năng hoạt động từ một số doanh nghiệp trên thị trường. Từ việc đánh giá này mà NĐT có thể thực hiện giao dịch một cách quyết đoán.
Nếu thị trường xuất hiện những giao dịch bán nhiều, lúc này ADR sẽ mang giá trị thấp và ngược lại. Khi thị trường có mọt lực mua lớn, ADR sẽ cho ra kết quả cao. ADR trong trường hợp này sẽ đưa ra sự dịch chuyển của thị trường trong thời gian tới.
Khi hoạt động trong thị trường tài chính, vấn đề xác định xu hướng dịch chuyển của thị trường là điều quan trọng. Khi nắm bắt được cách thức dịch chuyển của thị trường, lợi nhuận thu về sẽ tốt hơn khi tập trung ở những danh mục hiệu quả. Quá trình đánh giá xu hướng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi ADR, đây là chỉ báo mang lại hiệu quả trong quá trình đầu tư.