Để có được sự tự do trong trao đổi hàng hóa và phát triển như ngày hôm nay, chúng ta không thể nào bỏ qua được sự cải tiến và hoàn thiện của nền văn minh. Trong đó có nền kinh tế thị trường. Một trong những nền kinh tế được coi là tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại.
1. Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế được ra đời, xây dựng và vận hành theo quy luật cung – cầu của thị trường. Tại đó, người mua và người bán đóng vai trò chủ đạo định giá sản phẩm trên thị trường. Chính họ sẽ là những người quyết định vào việc định hình giá cả của sản phẩm, số lượng hàng hóa,…
Ở nền kinh tế thị trường mỗi một loại hình hàng hóa, dịch vụ đều được quyết định số lượng và giá cả dựa trên cung cầu của các cá nhân tham gia vào thị trường chứ không phải các cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý chỉ có nhiệm vụ điều chỉnh để tạo ra sự cân bằng, tránh gây ra mất kiểm soát dẫn đến phá hỏng nền kinh tế chủ nghĩa.
Có nhiều hình thức và đối tượng cùng tham gia trong nền kinh tế này. Có nhiều thành phần khác nhau cũng như nhiều đối tượng sở hữu. Họ có nhiệm vụ và vai trò riêng của mình như nói chung đều là muốn xây dựng và phát triển để thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ và công bằng hơn.
Mục tiêu tốt nhất mà một nền kinh tế hướng đến là tạo sự công bằng và ổn định. Ở đó, mọi cá nhân tham gia vào thị trường đều nhận được lợi ích cho riêng mình. Chính phủ càng tạo ra được sự công bằng bao nhiêu thì đó càng là một thị trường lành mạnh. Hạn chế tối đa việc phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.
Rất khó để một cá nhân hay một tổ chức nào đó có thể can thiệp hay tạo ra được sự biến động cho thị trường nếu như không thực sự mạnh về tài chính. Chính các quy luật trong nề kinh tế này sẽ là yếu tố để quyết định các quy định về cung cầu, lợi ích cũng như cách mà các thành phần tìm lợi nhuận cho mình.
Dù muốn dù không chúng ta cũng phải thừa nhận một điều rằng, chỉ khi có được lợi nhuận hay lợi ích nào đó thì mới có động lực để các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và chỉ khi có các hoạt động kinh doanh thì mới tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển thị trường. Hạn chế các tình trạng bị đình trệ sản xuất, phát triển trong xã hội.
Đó là mục đích cốt lõi và nhiệm vụ quan trọng mà kinh tế thị trường phải thực hiện. Và đó là căn cứ để xác định được việc nền kinh tế đó có thành công hay không trong cả một quốc gia và mà còn so sánh với cả các quốc gia khác.
Không ai coi nền kinh tế này là của riêng mình để có thể điều chỉnh và can thiệp, kiểm soát được nó. Đây là nền kinh tế của tất cả mọi người, thể hiện cho sự phát triển của cả một đất nước, một xã hội.
2. Kinh tế thị trường có ưu và nhược điểm gì?
Như chúng ta đã biết thì không phải là xuất hiện nền kinh tế này từ những ngày đầu. Trước đó, đất nước ta nói riêng và các quốc gia khác đã có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau những sự thay đổi và phát triển, các nền kinh tế trước đây không còn phù hợp với sự phát triển cũng như nhu cầu của con người. Từ đó, tạo nên nền kinh tế hiện nay.
Nền kinh tế thị trường chính là động lực cho các doanh nghiệp: Chúng ta có thể xác định được điều này thông qua sự thay đổi của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong các năm qua. Muốn tăng giá, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Buộc chính các đơn vị này phải cải thiện được năng lực của bản thân. Điển hình như cải thiện được chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả làm việc của máy móc, thiết bị. Từ đó hướng đến tăng giá thành và giảm chi phí.
Luôn có sự đào thải các đơn vị yếu kém: Trong một nền kinh tế như thế này, nếu như doanh nghiệp không tự mình cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến cao hơn thì họ sẽ bị đào thải ngay lập tức. Bởi sự cạnh tranh trong nền kinh tế của thị trường là rất lớn. Nếu không có những cải cách, biện pháp để thúc đẩy doanh nghiệp tốt hơn thì chính khách hàng sẽ là những người quyết định việc doanh nghiệp có tồn tại được hay không.
Trong bối cảnh nguồn cung hay cầu đều rất lớn và chính Khách hàng sẽ là những người quyết định việc lựa chọn doanh nghiệp nào. Càng có nhiều sự lựa chọn thì nhu cầu càng cao và càng thay đổi nhanh.
Chính điều này đã buộc các doanh nghiệp phải tìm đến nhau, tạo ra được sự liên kết để hợp tác. Vừa hạn chế được chi phí đầu tư, vừa tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng được những nhu cầu khác của Khách hàng.
Việc liên kết và phát triển không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia. Mà là sự liên kết giữa các nước với nhau. Sự giao lưu, hợp tác, chuyển giao công nghệ sản xuất, tăng cường học hỏi lẫn nhau.
Tạo ra việc làm: Nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường mà nhiều người có được công việc, tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.
3. Kinh tế thị trường và nhược điểm của nó
Bất kể một nền kinh tế nào cũng vậy, cũng sẽ đều có hai mặt của nó. Tích cực và tiêu cực. Điều quan trọng là Nhà nước làm như thế nào để tạo được sự phát triển bền vững cho tất cả thành phần tham gia. Thì đó mới là nền kinh tế lâu dài.
Có thể tạo ra sự mất cân bằng nếu không được điều chỉnh kịp thời. Chúng ta có thể hiểu rằng, khi đã tham gia vào thị trường này, cạnh tranh và đào thải là điều tất yếu. Vậy nên những người có ưu thế về vốn và tận dụng tốt lợi thế đó sẽ ngày càng giàu và có nhiều tài sản hơn. Ngược lại, những người yếu thế hơn, nếu như không có được sự tiến bộ sẽ càng thụt lùi hơn so với người có ưu thế.
Nếu không có sự phân bổ đồng đều về nguồn lực kinh tế thì có thể gây ra tình trạng mất cân bằng, bình đẳng trong xã hội là điều tất yếu. Thị trường càng mất bình đẳng thì càng tạo ra sự phân hóa giàu nghèo một cách rõ nét.
Khi sự phân hóa càng lớn, mất đi sự cạnh tranh công bằng thì việc tạo nên sự phân hóa là điều tất yếu. Sẽ có những người ở thế mạnh muốn nắm quyền kiểm soát và thao túng nền kinh tế để hướng đến việc có lợi cho mình nhất có thể.
Bởi vậy, sự vào cuộc của các cơ quan, chính quyền và Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Họ sẽ đưa các biện pháp và chính sách để kích cầu tiêu dùng, tạo ra sự cân bằng, chống độc quyền cho một cá nhân hay tổ chức nào đó.
Hạn chế tối đa sự chênh lệch về cung – cầu, giá cả của hàng hóa cũng là một trong những điều kiện cần thiết để kiểm soát lạm phát, hạn chế tình trạng thất nghiệp đối với người lao động hay thừa cung – thiếu cầu, ở hàng hóa.
Tổng kết
Mặc dù nền kinh tế thị trường không phải là một nền kinh tế toàn diện, tuy nhiên, điều quan trọng là nó đang đáp ứng được sự phát triển của đất nước. Cùng với đó là đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Kích thích sự phát triển của đất nước. Tiến dần đến sự hoàn thiện của một nền kinh tế tự do và độc lập.
Như vậy, bài viết đã vừa cung cấp một số thông tin, ưu và nhược điểm của nền kinh tế này. Hi vọng các thông tin đó sẽ giúp ích cho bạn đọc.