Financial Inclusion là gì? Cơ hội của Financial Inclusion

Với sự phát triển của công nghệ và tài chính, người ta đã tìm ra rất nhiều giải pháp để mang đến sự bình đẳng và xóa bỏ mọi rào cản trong việc tiếp cận lĩnh vực tài chính đến tất cả mọi người. Đó chính là câu chuyện của Financial Inclusion.

1. Financial Inclusion là gì?

Financial Inclusion là giải pháp tài chính thúc đẩy việc các cá nhân và doanh nghiệp được tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích và giá cả phải chăng, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, và được cung cấp có trách nhiệm và bền vững.

Financial Inclusion
Financial Inclusion tuy “lạ” mà “quen”

Mục đích của Financial Inclusion (tài chính toàn diện) là nỗ lực xóa bỏ các rào cản ngăn cản mọi người tham gia vào lĩnh vực tài chính và sử dụng các dịch vụ này để cải thiện cuộc sống của họ.

Financial Inclusion tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống hàng ngày, đồng thời giúp cho cá nhân và có thể lập kế hoạch tương lai, từ các mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn. Mọi người có nhiều cơ hội sử dụng nhiều dịch vụ tài chính khác nhau, ví dụ như bảo hiểm, tín dụng, đầu tư vào giáo dục hoặc y tế, kinh doanh, quản lý rủi ro tài chính, và hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Một ví dụ của Financial Inclusion là fintech (công nghệ tài chính), bao gồm các ngân hàng điện tử, ví điện tử. Vì chúng tạo ra sự thuận tiện cho tất cả mọi người, xóa bỏ những rào cản trong việc tiếp cận tài chính.

2. Tại sao cần có Financial Inclusion?

Lý do rất đơn giản: Financial Inclusion đã thay đổi cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, phá vỡ nhiều sự khác biệt và nỗ lực để tạo ra bình đẳng.

Financial Inclusion
Tiện ích mà Financial Inclusion mang lại

Vậy Financial Inclusion đã làm gì?

  • Cải thiện thu nhập: Dịch vụ tài chính có thể cải thiện cuộc sống bằng cách cung cấp các công cụ tài chính cần thiết cho các hoạt động kinh doanh, có thể làm tăng thu nhập ròng của hộ gia đình. Các dịch vụ tài chính giúp các gia đình tiết kiệm, quản lý dòng tiền và giảm nhu cầu bán tài sản trong thời kỳ khủng hoảng.
  • Tạo cơ hội sở hữu tài sản: Với thu nhập tăng lên, các dịch vụ tài chính cung cấp các cơ hội và phương tiện để các gia đình nghèo có được đất đai, xây dựng hoặc cải thiện nhà ở, mua sắm hàng tiêu dùng, vật nuôi hoặc mở rộng kinh doanh.
  • Tăng cường an toàn bảo mật: Có thể bạn chưa biết, chỉ 1/5 các nước đang phát triển sử dụng các tổ chức tài chính để giữ tiền an toàn. Nhiều người cất tiền mặt trong ván sàn, dưới nệm hoặc trong rương thùng – nơi dễ bị phát hiện và bị đánh cắp. Những người khác đầu tư tiền tiết kiệm của họ vào đồ trang sức hoặc động vật – một cách rất khó linh hoạt để tích lũy và tiếp cận các khoản tiết kiệm. Bằng cách tiết kiệm tiền tại một tổ chức tài chính đáng tin cậy, các gia đình có thể lưu trữ, phát triển và sử dụng quỹ của mình một cách an toàn.
  • Tạo cơ hội việc làm: Dịch vụ Financial Inclusion không chỉ cung cấp cho các doanh nhân cơ hội tạo việc làm cho chính họ, mà còn đảm bảo rằng các doanh nghiệp đang phát triển sẽ tạo cơ hội cho những người khác trong cộng đồng tiếp cận việc làm.
  • Mang đến tiện ích: tất cả chúng ta đang trải qua những tiện ích mà Financial Inclusion mang lại mỗi ngày. Đó là câu chuyện thanh toán không cần tiền mặt, gửi tiết kiệm trong vòng 3s, hoặc nhiều hơn thế nữa.

3. Financial Inclusion: cơ hội và thách thức

Cơ hội

Financial Inclusion cung cấp cơ hội để xây dựng một hệ thống tài chính bền vững. Cơ hội cho chính phủ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ tài chính là rất nhiều. Nó thúc đẩy tăng trưởng và kích thích sự phát triển kinh tế tổng thể.

Có thể kể đến bảo hiểm là ví dụ đầu tiên. Nếu các sản phẩm của Financial Inclusion có thể tạo ra sự tin tưởng đối với sản phẩm và giảm bớt các ràng buộc về tính thanh khoản, điều này có thể giúp người dân nông thôn giảm bớt sự lo lắng trước rủi ro. Nhờ vậy, thu nhập tăng dẫn đến tiêu dùng cao hơn, tiết kiệm cao hơn và đầu tư cao hơn. Mức nghèo đang giảm và chắc chắn sẽ giảm hơn nữa nếu xu hướng này tiếp tục. Mức nghèo giảm sẽ đẩy nhanh tốc độ hội nhập với hệ thống ngân hàng chính thức. Tiếp cận tài chính sẽ thu hút hơn nữa những người chơi trên thị trường toàn cầu, do đó làm tăng cơ hội kinh doanh và việc làm.

Ngoài ra, sẽ có rất nhiều cơ hội cho các tổ chức tài chính. Bằng cách hỗ trợ quá trình tài chính toàn diện, các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác có phạm vi rộng hơn để mở rộng cơ sở khách hàng và cải thiện hiệu quả hoạt động của họ. Cơ sở tài nguyên lớn có thể giúp giảm chi phí giao dịch, từ đó nâng cao hiệu quả chung của hệ thống. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác cũng có thể đạt được các giải pháp chi phí thấp bằng cách hợp tác với các tổ chức ngoài ngành và các tổ chức phi chính phủ để thực hiện một số chức năng nhất định. Sự hiểu biết sâu sắc của các tổ chức đó về các cộng đồng địa phương sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động này.

Ngoài ra, cơ hội còn nằm ở việc liên kết với các công ty viễn thông để cung cấp các dịch vụ tài chính, y tế và các dịch vụ phát triển khác. Vì công nghệ này có tiềm năng giải quyết các vấn đề về tiếp cận cộng đồng và cung cấp tín dụng ở các vùng nông thôn.

Cuối cùng, phải kể đến các cơ hội cho các doanh nghiệp ví điện tử & ứng dụng gửi tiết kiệm. Với tính tiện lợi và thuận tiện mà các ứng dụng nêu trên mang lại, lượng người dùng ngày trở nên khổng lồ và cơ hội sẽ ngày càng mở ra rộng lớn cho các doanh nghiệp này.

Financial Inclusion
Financial Inclusion tồn tại nhiều cơ hội và thách thức

Thách thức

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến Financial Inclusion, điều cực kỳ quan trọng là phải tiếp cận tổng thể giải quyết cả các yếu tố cung và cầu.

Về cầu, khu vực nông thôn có dân số lớn, nhưng không có nhiều ngân hàng, khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế, kỹ năng thấp, năng suất thấp và thiếu hiểu biết về tài chính và công nghệ.

Về cung, thách thức lớn nhất là sự miễn cưỡng của các tổ chức tài chính trong việc phục vụ những khách hàng có giá trị nhỏ và lợi nhuận có thu nhập không thường xuyên. Điều đó có nghĩa là, các ngân hàng coi việc tham gia như một nghĩa vụ hơn là một cơ hội kinh doanh. Tỷ lệ vỡ nợ cao càng làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của ràng buộc này.

Bên cạnh đó, người thu nhập thấp ở tất cả mọi nơi không thể sử dụng đầy đủ các dịch vụ tài chính do chi phí giao dịch không thể chi trả được đối với họ. Một yếu tố khác ngăn cản họ tiếp cận các tổ chức tài chính chính thức là yêu cầu chứng minh giấy tờ. Và họ thường thiếu các giấy tờ như giấy chứng nhận thu nhập, giấy tờ chứng minh địa chỉ, v.v. 

Lời kết:

Financial Inclusion không phải là một mục tiêu ngắn hạn. Đó là một sáng kiến tiến bộ và sẽ phát triển trong một khoảng thời gian. Các cơ hội và thách thức cung cấp những thông tin về phương thức gia tăng giá trị kinh tế, giúp các tổ chức tài chính quay quanh quỹ đạo tăng trưởng bền vững. Do đó, nếu bạn đang mong muốn trở thành một chuyên gia về Financial Inclusion, ngoài việc hiểu bản chất Financial Inclusion là gì, hãy tập trung xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ ngân hàng bền vững và các sản phẩm dựa trên nhu cầu cho người tiêu dùng nông thôn và thành thị.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine