Dù có lịch sử phát triển đến 25 năm, nhưng sàn Oanda vẫn là cái tên mới mẻ với giới đầu tư Việt Nam. Vì thế để cập nhật thông tin về sàn giao dịch bật nhất thế giới này, bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây. Hãy cùng xem Oanda đã có những thành tựu gì nhé.
1. Tổng quan về sàn Oanda
Năm 1996, Oanda ra đời tại New York – Mỹ với mục đích trở thành sàn forex minh bạch. Người sáng lập là Michael Stumm và Richard Olsen. Đây là một bước đột phá của thị trường ngoại hối. Vì lúc ấy, internet vẫn chưa phổ biến như hiện nay và Giao dịch forex qua mạng là một điều xa xỉ.
Oanda đã tiên phong khi là sàn giao dịch ngoại hối trực tuyến đầu tiên trên thế giới. Hiện nay họ còn trở thành nhà cung cấp tỷ giá hối đoái cho web TradingView. Đồng thời sàn Oanda luôn đi đầu trong việc áp dụng đơn vị thực phân thứ 5 vào những cặp giao dịch Forex.
Trải qua 4 cuộc suy thoái kinh tế, Oanda vẫn đứng vững trên thị trường. Năm 2007, họ đã thu hút 100 USD từ những nhà đầu tư khắp toàn cầu giữa lúc kinh tế vẫn đang lao đao. Từ việc phát triển tại Bắc Mỹ với hơn 10 văn phòng đại diện, Oanda đã hướng tới phát triển ở cả châu Á. Trụ sở đặt tại con rồng Singapore.
Năm 2018, Oanda thâu tóm thị trường CVC Capital Partners. Đánh dấu bước phát triển đỉnh cao, phục vụ hơn 1 triệu khách hàng. Oanda đến nay vẫn luôn là top sàn forex có quy mô nhất thế giới.
2. Chứng chỉ và giấy phép hoạt động
Để hoạt động được 25 năm qua, Oanda phải sở hữu chứng chỉ, giấy phép uy tín. Hiện nay sàn Oanda đang chịu sự quản lý của Ủy ban Tài chính giao dịch hàng hóa CFTC. Bên cạnh đó họ còn có 4 giấy phép hoạt động của các cơ quan uy tín.
Nước Anh cung cấp giấy phép hoạt động bởi tổ chức FCA. Tại Canada, Oanda sở hữu giấy phép cấp bởi cơ quan IIROC. Một giấy phép khác được cấp bởi ASIC – Australia. Và mới nhất tại Singapore, Oanda được cơ quan quản lý tiền tệ MAS cấp phép.
CFTC, ASIC và FCA đều là những cơ quan rất nghiêm ngặt trong việc cấp phép quản lý sàn giao dịch. Vậy mà Oanda đều đã sở hữu nó trong tay. Mặc cho nhiều sàn khác rất khó khăn để xin phép và bị tước quyền khi vi phạm.
Để được hoạt động sàn Oanda còn cam kết mức bảo hiểm lên đến 85.000 bảng Anh để sẵn sàng bồi thường cho khách hàng. Với sự quản lý chặt chẽ của 5 cơ quan cấp phép uy tín trên, Oanda luôn làm việc uy tín, trách nhiệm. Nếu có bất kỳ sai sót gì sẽ bị CFTC tước ngay quyền cấp phép hoạt động.
3. Các loại tài khoản
Tại sàn Oanda, trader sẽ được chọn 2 loại tài khoản là Core và Premium. Đây là hai loại tài khoản dùng cho khách hàng cá nhân. Đối với những tập đoàn lớn sẽ có loại tài khoản riêng.
3.1 Tài khoản Core
Loại tài khoản Core rất thích hợp những trader mới. Vì bạn chỉ cần 1 USD là đã có thể thực hiện giao dịch được rồi. Dù bỏ số vốn ít nhưng bạn vẫn được nhận quyền lợi là giao dịch với 70 cặp forex khác nhau. Và còn giao dịch với cả hàng hóa CFD, chỉ số.
Mức đòn bẩy tối đa mà tài khoản core tại Oanda cung cấp là 1:100. Mức chênh lệch chỉ từ 0.1 pip. Mỗi giao dịch bạn phải trả hoa hồng là 3.5 USD.
3.2 Tài khoản Premium
Nếu bạn là trader chuyên nghiệp, dồn tâm sức để đầu tư vào thị trường forex thì nên mở tài khoản premium. Trước tiên bạn phải chuẩn bị 50.000 USD để mở được tài khoản này trên Oanda. Đây là con số không hề nhỏ nên bạn hãy cân nhắc cẩn thận nhé.
Bù lại bạn sẽ không mất phí hoa hồng cho bất kỳ giao dịch nào. Đòn bẩy tối đa vẫn là 1:100. Mức chênh lệch spread là 0,6 pip. Bạn có thể giao dịch forex, trái phiếu, chỉ số và hàng hóa CFD.
4. Các nền tảng của Oanda
4.1 Nền tảng MT4
Bất cứ sàn giao dịch nào cũng có nền tảng MT4 vì giao diện dễ sử dụng. Nếu là người mới bắt đầu thì MT4 là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn. Có 50 loại chỉ báo kỹ thuật và có 9 khung thời gian tại MT4.
Ngoài ra nền tảng còn cung cấp quyền đặt lệnh tự động cho 4 giao dịch. Giúp bạn bớt bỡ ngỡ cho những giao dịch đầu tiên của mình trên Oanda. Sau này họ còn nâng cấp chuyên nghiệp thành MT4 Open Order Indicator Premium.
4.2 Phần mềm độc quyền FxTrade
Giống như tên gọi của nó, đây là nền tảng độc quyền do Oanda nghiên cứu để phục vụ riêng cho sàn giao dịch của mình. Tại đây có những chứng năng tương tự như TradingView.
Kết hợp thêm với nhiều tính năng ưu việc rất riêng: 10 biểu đồ theo dõi, 50 chỉ báo kỹ thuật, 11 công cụ hỗ trợ phân tích, cập nhật thị trường liên tục, nhanh chóng.
5. Sản phẩm của sàn Oanda
Oanda là một trong những sàn giao dịch lớn nên cung cấp rất nhiều sản phẩm đa dạng cho bạn lựa chọn. Đặc biệt nhất là 70 cặp forex và tiền điện tử bitcoin. Tại đây bạn còn thực hiện được các giao dịch với dầu thô, kim loại quý hiếm, trái phiếu và các chỉ số cơ bản.
Ngoài ra còn có cả các loại hàng hóa là nông sản thiết yếu như lúa mì, ngũ cốc, bắp cũng được giao dịch trên sàn Oanda.
6. Phí nạp – rút tiền
Tùy thuộc vào tài khoản ngân hàng của bạn ở quốc gia nào mà sẽ có mức phí khác nhau. Nếu bạn có tài khoản ngân hàng Mỹ thì sẽ không mất phí khi nạp, rút tiền. Nếu bạn ở Canada thì chuyển qua ngân hàng hoặc PayPal. Ở Châu Âu thì trader chuyển qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ đều được. Đối với các nước châu Á thì thanh toán DBS hoặc qua ngân hàng online và PayPal.
Số tiền tối đa bạn nạp qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là 10.000 USD/tháng (tài khoản chưa qua xác minh). Với những tài khoản đã xác minh thì con số này là 50.000 mỗi tháng. Tuy nhiên bạn sẽ mất 3% phí giao dịch trên Oanda.
7. Đánh giá sàn Oanda
7.1 Ưu điểm
Sàn Oanda hoàn toàn uy tín với lịch sự hình thành và phát triển lên đến 25 năm. Nên bạn không sợ bị lừa đảo như những sàn mới thành lập chỉ PR tên tuổi nhưng làm việc không trung thực. Sự tin tưởng của hàng triệu khách hàng và cấp phép hoạt động của các cơ quan uy tín đã minh chứng cho độ an toàn khi bạn đầu tư vào Oanda.
Oanda cũng là sàn giao dịch áp dụng công nghệ tiên phong. Chẳng hạn họ đã tạo nền tảng độc quyền FxTrade cho riêng sàn của mình. Vì thế không cần bị phụ thuộc bởi nền tảng nào. Đây là điều hiếm sàn giao dịch nào làm được.
Bên cạnh đó Oanda còn cung cấp công cụ phân tích chuyên nghiệp hỗ trợ trader thực hiện các giao dịch. Đồng thời là nhà cung cấp tỷ giá hối đoái lớn mạnh.
7.2 Hạn chế
Hiện nay chưa có bộ chăm sóc khách hàng cho người Việt Nam. Khu vực châu Á thì văn phòng tại Singapore nên họ sẽ giao tiếp bằng tiếng Anh. Nếu bạn không biết tiếng Anh sẽ là một trở ngại khi gặp những vấn đề cần giải quyết. Lúc này bạn phải nhờ sự trợ giúp của bạn bè, người thân giao tiếp tốt tiếng Anh để điện thoại giúp.
Quy trình đăng ký tài khoản tại Oanda còn khá rườm rà, mất thời gian. Như không chấp nhận chứng minh nhân dân mà bạn phải có thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Nhưng điều này cũng dễ hiểu vì để đảm bảo tính bảo mật cho khách hàng nên quy trình đăng ký tài khoản Oanda phải chỉn chu, cẩn thận.
Tổng hợp: toptradingforex.com