Nến Heiken Ashi được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá cao về tính hiệu quả, cũng như khả năng dự báo giá cực kỳ lợi hại trên thị trường. Thế mọi người có hiểu Heiken Ashi là gì hay không? Làm thế nào để phát huy ưu thế tuyệt vời của công cụ tài chính này cho quá trình đầu tư? Nếu muốn được giải đáp tất cả các thắc mắc này, hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây.
Heiken Ashi là gì?
Heiken Ashi được xem là một loại “thanh giá trung bình”, do người Nhật tạo ra, và sử dụng nhiều trong các loại mô hình biểu đồ, phù hợp với chính sách giao dịch theo từng thời điểm. Ngoài ra nến Heiken Ashi còn gọi là nhịp độ trung bình trong thanh khoản.
Đặc điểm của nến Heiken Ashi
Để sử hiệu quả chỉ số này, mọi người nên nắm rõ một số đặc điểm cụ thể như sau:
- Tất cả các mô hình nến đều có ảnh hưởng qua lại với nhau, và được tính toán dựa trên cả data hiện tại lẫn quá khứ. Điều này hầu như chỉ xuất hiện ở Heiken Ashi, tạo nên ưu thế đặc biệt so với một số công cụ tài chính khác.
- Dẫn chứng rõ xu hướng hiện tại, và dự đoán tương lai của thị trường
- Heiken Ashi có khả năng hạn chế tối đa tình trạng nhiễu sóng, sai lệch, đặc biệt khi ứng dụng trên sàn giao dịch điện tử.
- Hầu hết các ký hiệu được sử dụng trong chỉ số này đều khá đơn giản và dễ đọc, thích hợp với nhiều nhà đầu tư mới.
Ưu điểm của sử dụng nến Heiken Ashin so với nến “tài chính” thông thường là gì?
- Các phần khác nhau của Heiken Ashin sẽ được biểu hiện theo các hai thang màu đỏ và xanh, dựa trên tình hình thay đổi liên tục của thị trường. Điều này chính là cơ hội cho cá nhà đầu tư tính toán chính toán chính xác hơn từng khoản giá.
- Chỉ số này giúp hạn chế tình trạng thua lỗ vốn trong quá trình giao dịch trên thị trường, cũng như tránh được ảnh hưởng tâm lý do biến động giá giá ngắn hạn.
- Có thể quan sát nến Heiken Ashin nhiều lần trong ngày, thường dựa trên khoảng thời gian từ 15 phút, 60 phút,..
- So với các loại nến truyền thống, Heiken Ashin sở hữu ít bóng nến hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xác định các động lực thị trường cụ thể.
Nhược điểm của công cụ Heiken Ashin
- Nhà đầu tư không nên sử dụng loại nến “tài chính” này cho các giai đoạn quan trọng như là thực hiện chiến lược chốt lời – cắt lỗ một cách tự động.
- Nến Heiken Ashin không thể can thiệp vào mức giá hiện tại trên thị trường, cụ thể là không thể xem được chi phí ngay tại thời điểm đánh giá.
- Đồ thị của chỉ số Heiken Ashin đảo thường xuất hiện vấn đề tín hiệu dẫn truyền kém, vì vậy, khung liên kết thời gian giao dịch khá ngắn (1 – 5 phút), không mang đến hiệu quả cao.
Cách sử dụng nến Heiken Ashin là gì?
Thực hiện lệnh mua nhờ vào sự hỗ trợ của Heiken Ashin
- Trước khi thực hiện lệnh giao dịch dựa trên Heiken Ashi, mọi người cần tiến hành quan sát rõ ràng và chính xác xu hướng của trường. Cụ thể là, chỉ nên mua bán sản phẩm chứng khoán khi giá cân bằng chung có dấu hiệu đi xuống.
- Khi màu sắc của nến chuyển từ đỏ sang xanh, đồng nghĩa với việc Bull có lợi thế hơn Bear trên thị trường.
- Quan sát cây Bull đầu tiên có đuôi ở phần dưới dài, chứng tỏ khả năng bắt đáy của sàn giao dịch cực kỳ tốt.
- Chọn lệnh Buy để chuyển sau cửa sổ thứ 2.
- Đặt mã Stop Loss ngay tại vị trí dưới phần nến Bull đầu tiên, để chốt lợi nhuận và chuyển sang cây bear đầu tiên. Tuy nhiên, để cả hai bước giao dịch này thành công, đòi hỏi nhà đầu tư cầu hiểu biết tốt hơn về khớp lệnh chứng khoán, đặc biệt trong trường hợp chỉ hoạt động dựa trên quy mô cá nhân.
Sử dụng kết hợp Stochastic, nến Nhật và Heiken Ashi
Trên thị trường chứng khoán, các traders có thể chủ động và linh hoạt kết hợp nhiều hình thức khác nhau như là sử dụng nến Heiken Ashi, Stochastic và nến truyền thống của Nhật. Đây là một mô hình khá thông dụng, đơn giản và mạng lại hiệu quả rất cao. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể, và chi tiết về phương pháp này:
- Mọi người nên bắt đầu từ việc mua 2 đường Stochastic khi giá trị của chúng vượt mức 20, hoặc khi hai đồ thị Heiken Ashi và cả nến Nhật để có xu hướng đổi giá ngược sàn.
- Nhanh chóng bán đi – cắt lỗ hiệu quả khi nhận thấy đường Stochastic giảm xuống dưới mức 80, cùng lúc với sự đảo chiều của đồ thị nến nói chung.
Vì vậy, khi kết hợp cả ba hình thức trên để giao dịch tài sản chứng khoán, nhà đầu tư cần nghiên cứu thật kỹ để tránh “sa chân” vào tình trạng phá sản, thua lỗ.
Các mô hình giá mô tả Heiken Ashi
Hiện nay, trên thị trường đã xác định 3 loại mô hình giá chính thức cho phép sử dụng nến Heiken Ashi để dự đoán xu hướng một cách linh hoạt.
Mô hình giá Triangle
Mô hình giá Triangle còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là hình thức quy đổi giá tam giác. Theo nhận định chung, đây là mô hình thường xuất hiện trên biểu đồ Heiken Ashi và hỗ trợ tối đa cho quá trình quan sát sự thay đổi biến động. Khi giá giao dịch phá vỡ đỉnh của mô hình Triangle cũng chính là lúc diễn ra tình trạng tăng giá kéo dài. Ngược lại, khi phần đáy tam giá bị vỡ sẽ báo hiệu cho sự giảm mạnh về mức giá.
Mô hình giá Doji
Khác với một số mô hình khác, Doji hoạt động dựa trên chỉ số giá đảo ngược, và xuất hiện khi giá đóng và mở cửa của một sàn giao dịch bằng nhau. Chính lúc này, nhà đầu tư sẽ không thể nào nhận ra phần thân của nến Heiken Ashi một cách dễ dàng, chỉ tồn tại dưới dạng dấu gạch ngang có độ dài, ngắn khác nhau. Hầu hết, mỗi lần thị trường xuất hiện một động thái mới, hoặc tình trạng giá bị trì trệ sẽ làm cho Doji đảo chiều nhanh chóng.
Mô hình định giá Wedge
Hình thức định giá còn có tên gọi khác là mô hình cái Nêm, và được chia thành 2 loại là tiềm năng giảm và tiềm năng tăng giá. Khi có bất kỳ hoạt động nào làm thay đổi màu sắc của nến Heiken Ashi sẽ dẫn đến một động thái giảm giá mới, khó có thể kiểm soát tốt nếu không theo dõi thường xuyên.
Các mức giá cơ bản của Heiken Ashi
Hiện tại, đang có 4 mức giá được ghi nhận cho công cụ Heiken Ashi, bao gồm: Giá mở cửa (open); giá đóng cửa (close); giá cao nhất (high) và giá thấp nhất (low). Tuy nhiên, công thức tính toán cũng chúng có sự khác biệt đáng kể, và tương đối phức tạp.
- Giá mở cửa của Heiken Ashi được tính bằng kết quả của trung bình cộng của mức giá đóng và mở cửa của từng phiên giao dịch trước đó.
Open price = (Open of Pre.Bar + Close of Pre. Bar)/2
- Giá đóng cửa thì bằng trung bình cộng của 4 mức giá của phiên trao đổi hiện tại
Close price = (Open of Bar + Close of Bar + High of Bar + Low of Bar )/4
- Giá trị lớn nhất sẽ bằng giá trị lớn nhất trong ba mức giá là đóng cửa, mở cửa và giá khớp lệnh max của phiên giao dịch đang được thực hiện
High price = Max (Open of Bar, Close of Bar, High of Bar)
- Giá trị thấp nhất là trị giá nhỏ nhất trong 3 mức : đóng cửa, mở cửa và giá khớp lệnh min của phiên mua bán hiện tại
Low price = Min (Open of Bar, Close of Bar, Low of Bar)
Bài viết trên đây giải thích Heiken Ashi là gì, đồng thời cung cấp một số kiến thức bổ ích khác liên quan đến chủ đề này. Cùng truy cập nhanh vào website https://toptradingforex.com/ để có cơ hội làm chủ kho thông tin liên quan đến chứng khoán, thị trường và đầu tư.