Internet of things là gì? Ý tưởng công nghệ của thời đại 4.0

Xã hội đang chứng kiến sự thay đổi không ngừng trong nhiều lĩnh vực kể từ khi có sự xuất hiện của Internet trên phạm vi toàn cầu. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc ra đời hàng loạt các khái niệm, giao thức xử lý mới dựa trên nền tảng của mạng Internet. Tuy nhiên, mọi người đã từng nghe đến cụm từ “Internet of things” hay chưa? Cấu trúc và yêu cầu hoạt động của hệ thống này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến Internet of things là gì, cũng như bổ sung một số kiến thức hữu ích cho người đẹp. 

1. Internet of things là gì?

Internet of things được viết tắt bằng 3 ký tự đơn giản là IoT,  là tên gọi của hình thức Internet vạn vật. Trên thực tế, khái niệm này chứng tỏ được vai trò hỗ trợ hiệu quả trong việc khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nền tảng thiết bị khác nhau. 

Định nghĩa về Internet of things là gì?
Định nghĩa về Internet of things là gì?

2. Ý tưởng hình thành nên IoT

Trong suốt giai đoạn từ 1980 – 1990, đề xuất sử dụng thêm cảm biến tự động trên các thiết bị điện tử là chủ đề được ưu tiên thảo luận một cách nghiêm túc, tuy nhiên đều bị từ chối ứng dụng. Nguyên nhân hàng đầu là đến từ yếu tố công nghệ chưa sẵn sàng, mức độ hao phí năng lượng và chi phí thanh toán khá cao. 

Vào năm 1999, Kevin Ashton bắt đầu giới thiệu cụm từ “Internet of things” như một bước đột phá mới trong quá trình sử dụng công nghệ, phục vụ đời sống của con người. Cụ thể là, có nhà khoa học đã bắt đầu gắn thẻ RFID và IPv6 trên các nền tảng thiết bị khác nhau, hỗ trợ theo dõi vị trí của người sử dụng. Đây được xem là cơ sở quan trọng, góp phần vào sự đa dạng của hoạt động xây dựng hệ thống IoT. 

Thời điểm Internet of things tiếp cận với thị trường, nhiều nhà đầu tư và kinh doanh đã nhanh chóng tận dụng lợi thế của nó để phát triển cho mô hình machine – to – machine (M2M). Tuy nhiên, hiện nay, mô hình lắp đầy văn phòng và nhà cửa bằng các thiết bị thông minh, có sở hữu IoT cũng cực kỳ phổ biến. 

3. Cấu trúc cơ bản của Internet of things

Hệ thống của một IoT chuẩn bao gồm các thành phần sau đây: Trạm kết nối (Gateways), thiết bị (Things), bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services – creation and Solution Layers) và hạ tầng mạng (Network and Cloud).

3.1 Đặc trưng cơ bản của một Internet of Things là gì

3.1.1 Kết nối liên thông

Mọi thành phần của hệ thống IoT đều có thể kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau thông qua cơ sở hạ tầng liên lạc và mạng lưới thông tin tổng thể. 

3.1.2 Không đồng nhất

Trên thực tế, Internet of things cho phép các thiết bị tham gia thường không đồng nhất, hoặc đến từ các nền tảng khác nhau. Thế nên, giải pháp an toàn nhất là duy trì sự tương tác bằng mạng lưới kết nối trung gian sẽ chứng tỏ được hiệu quả hoạt động tốt nhất. 

3.1.3 Quy mô vận hành lớn 

Ngay từ khi ra mắt, Internet of Things đã được biết đến là hệ thống có quy mô toàn cầu hóa, sở hữu nhiều máy móc, thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau khi được kết nối Internet. Điều này giúp tăng nhanh lượng thông tin được truyền tải. 

3.1.4 Mọi dịch vụ đều liên quan đến Things

Hai loại hình thức Things phổ biến nhất hiện nay là phần mềm (Virtual Thing) và thiết bị vật lý (Virtual Things). Các chuỗi dịch vụ được cung cấp trên hệ thống sẽ xoay quanh chức năng bảo mật, quản lý và kiểm soát xu hướng hoạt động của các Things được kết nối. 

Mạng lưới kết nối các Things
Mạng lưới kết nối các Things

3.1.5 Khả năng thay đổi linh hoạt

Sự linh hoạt của nền tảng Internet of Things là gì? Các thiết bị điện tử, máy móc, hay công cụ đều có thể tự động chuyển sang các chế độ hoạt động một cách linh hoạt, không cần đến sự can thiệp của người dùng. Cụ thể như là, chức năng kết nối hoặc ngắt, tắt hoặc bật thiết bị hay thậm chí là truy xuất nguồn thông tin, dữ liệu. 

3.2 Yêu cầu cụ thể của một hệ thống Internet of things là gì ?

3.2.1 Khả năng quản lý tốt

Bởi vì hệ thống IoT hoạt động một cách tự động, không có sự can thiệp của con người, vì vậy luôn phải đảm bảo chúng được tích hợp trình quản lý “Things” để kiểm soát tốt nhất mạng lưới hoạt động.

3.2.2 Khả năng bảo mật của mạng lưới IoT

Hệ thống bảo mật của Internet of things là gì? So với nhiều giao thức khác IoT có sự hỗ trợ của nhiều kết nối từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nên các mối nguy cơ về bảo mật thông tin người dùng trở thành vấn đề đáng lo ngại. Thế nên, các hệ thống IOT hiện nay phải tăng cường các biện pháp lưu trữ, xử lý  các mã phần mềm độc hại, hạn chế tối thiểu thiệt hại đến tài sản cá nhân của khách hàng.  

3.2.3 Sở hữu kết nối dựa trên sự nhận diện

Để kết nối với mạng lưới Internet of things, mỗi thiết bị, máy móc, hay đồ vật đều phải có địa chỉ IP riêng biệt mới có thể tham gia vào hệ thống này. Nguyên tắc xác nhận của IoT dựa trên các lệnh kết nối đã định danh từ trước. 

3.2.4 Khả năng cộng tác

Internet of things có khả năng tương tác qua lại giữa các nền tảng và Things một cách đa dạng, linh hoạt và cực kỳ chủ động. 

3.2.5 Dịch vụ thỏa thuận của IoT

Đây là hình thức cho phép thu thập, xử lý và giao tiếp tự động giữa các Things, dựa trên hệ thống câu lệnh đã được thiết lập trước đó của tổ chức vận hàng, hoặc chính người dùng.

3.2.6 Khả năng định vị tốt (location – based capabilities)

Internet of things có thể theo dõi và định vị địa điểm của người dùng một cách chính xác, nhanh chóng và hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, việc cập nhật tính năng này có thể bị giới hạn bởi pháp luật và buộc phải tuân thủ an ninh của nước sở tại. 

Mô hình định vị địa điểm của IoT
Mô hình định vị địa điểm của IoT

3.2.7 Trình tự quản của mạng lưới Internet of things

Chức năng này bao gồm: tự cấu hình, tư tối ưu hóa, tự quản lý, tự khắc phục lỗi, tự bảo vệ,.., giúp tăng hiệu suất thích ứng tối đa của IoT trước sự thay đổi của môi trường. 

3.2.8 Tốc độ khởi động nhanh của các ứng dụng trên Internet of Things

Đối với hệ thống Internet of Things, mọi thiết bị, đồ vật tham gia phải được khởi động một cách nhanh chóng, dễ dàng, nhằm đảm bảo tốc độ truyền tải thông tin. 

4. Lợi ích khi sử dụng mạng lưới Internet of Things là gì?

Để đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người hiện nay, IoT phải thật sự chứng minh được năng lực của mình trên nhiều khía cạnh như là: 

  • Tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc của mọi người trong quá trình di chuyển dữ liệu
  • Có thể trích xuất thông tin nhanh chóng, mọi nơi, mọi lúc và đến từ nhiều thiết bị khác nhau
  • Tăng cường chức năng giao tiếp giữa các thiết bị điện tử IoT hiệu quả hơn
  • Xử lý tự động hóa các nhiệm vụ, cải thiện chất lượng tương tác với khách hàng, trích lọc được nhiều phản hồi, đánh giá từ hệ thống website của doanh nghiệp. 
  • Sở hữu nền tảng tự do, không bắt buộc theo một khuôn khổ hay tiêu chuẩn quốc tế cụ thể

Bài viết trên đây giúp tất cả mọi người nắm được khái niệm Internet of Things là gì, cũng như phổ biến các đặc trưng và nguyên tắc hoạt động của IoT. Tuy nhiên, khi ứng dụng hệ thống này, cần quan tâm đến đến chế độ bảo mật, cũng như một số hình thức theo dõi, nghe lén khi mã bảo vệ tài khoản quá kém. Nếu muốn đọc thêm nhiều chuyên mục khác thú vị hơn, hãy nhanh chóng truy cập vào website https://toptradingforex.com/.

Google search engine