Trong nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, thì sàn Upcom có lẽ là một cái tên khá quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt là đối với những ai đã tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Cùng đến với bài viết để hiểu rõ hơn về sàn này.
1. Sàn Upcom là sàn gì?
Sàn Upcom (Unlisted Public Company Market) là nơi giao dịch chứng khoán của những công ty đại chúng nhưng chưa được niêm yết. Nguyên nhân có lẽ là do họ không đủ tiêu chuẩn hoặc chưa muốn được niêm yết. Ở Việt Nam, upcom là một trong 3 sàn giao dịch chứng khoán chính.
Đây cũng được xem như một sàn giao dịch “trung chuyển”. Sàn giao dịch Upcom sẽ hoạt động gần như giống với HNX và HOSE. Ở sàn này sẽ giúp các doanh nghiệp được tiếp cận gần với nhà đầu tư, cũng như có cơ hội được niêm yết trên hai sàn uy tín.
2. Sàn Upcom ở đâu và thời gian giao dịch?
2.1 Sàn Upcom ở đâu?
Sàn Upcom là sàn giao dịch được thành lập trễ nhất trong 3 sàn giao dịch, Upcom được thành lập vào đầu năm 2009 và vận hành dưới sự quản lý của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Ở thời điểm ban đầu sàn chỉ thu hút sự tham gia của gần 10 doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhưng hiện tại, sau hơn 12 năm con số này đã lên đến hơn 900 doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Đây là một bước đột phá đối với sàn Upcom.
2.2 Thời gian giao dịch của sàn upcom
Giao dịch trên sàn Upcom sẽ diễn ra theo giờ hành chính, bắt đầu từ thứ Hai đến hết thứ Sáu, các ngày lễ sàn sẽ nghỉ theo luật Lao động của nhà nước. Phiên sáng sẽ mở từ 9h00 đến 11h30. Từ 11h30-13h sẽ là khoản thời gian tạm dừng giữa phiên giao dịch và phiên chiều sẽ từ 13h-15h.
Phương thức giao dịch sẽ là khớp lệnh liên tục và khớp lệnh thỏa thuận. Đối với sàn Upcom sẽ không thực hiện được các lệnh MP, ATO, ATC như trên sàn HOSE và HNX được. Để mua cổ phiếu ở Upcom thì chỉ có thể thực hiện lệnh LO.
3. Sàn Upcom là như thế nào?
3.1. Nguyên tắc khớp lệnh của sàn Upcom
Có hai nguyên tắc khớp lệnh:
Thứ nhất là ưu tiên về giá. Đối với nguyên tắc này, sẽ được gói gọn trong hai cụm “bán-thấp”, “mua-cao”. Nguyên tắc này có nghĩa là, nếu như đang ở vị thế bán thì giá bán thấp hơn sẽ được ưu tiên. Nhưng nếu như ở vị thế mua thì giá mua cao hơn sẽ được lựa chọn.
Thứ hai là ưu tiên về thời gian. Nếu như cùng một mức giá thì sẽ xét đến thời gian, sẽ ưu tiên cho những người đặt lệnh trước.
Biên độ dao động của sàn Upcom: cổ phiếu sẽ có biên độ dao động là trên dưới 15% so với giá tham chiếu. Đối với những cổ phiếu mới hoặc không có giao dịch trên 25 ngày liên tiếp thì sự dao động lên đến cộng trừ 40% với giá tham chiếu. Và không có quy định biên độ dao động cho trái phiếu.
3.2. Đơn vị giao dịch và yết giá
Lô chẵn sẽ bao gồm 100 hoặc bội số của 100 cổ phiếu (trái phiếu). Ví dụ: 200, 300, 700, ….
Lô lẻ sẽ có khối lượng giao dịch từ 01 – 99 cổ phiếu (trái phiếu), áp dụng cho cả 2 phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận. Thường lô lẻ ít thanh khoản bởi vì rất ít nhà đầu tư mua lô lẻ. Lệnh chỉ khớp khi khi xảy ra giao dịch mua-bán lô lẻ, chứ lô lẻ không khớp được với lô chẵn.
Giao dịch thỏa thuận không có đơn vị giao dịch.
Giao dịch lô lẻ và thỏa thuận sẽ không được thực hiện trong ngày giao dịch đầu đối với những cổ phiếu mới niêm yết và ngày giao dịch trở lại của những cổ phiếu không có giao dịch trong 25 ngày liên tiếp.
Sàn Upcom quy định bước giá là 100 đồng đối với cổ phiếu. Giao dịch thỏa thuận và trái phiếu không quy định mức yết giá này. Ví dụ bạn có thể thực hiện mức giá 15.300 nhưng 15.350 thì không được chấp nhận.
Giá tham chiếu chính là bình quân gia quyền của các cổ phiếu với mức giá là giá giao dịch khớp lệnh liên tục ngày gần nhất.
4. Các nhóm cổ phiếu trên sàn Upcom
Dựa trên tiêu chuẩn vốn hóa, quy mô của doanh nghiệp thì sàn chứng khoán của Upcom chia cổ phiếu thành 3 nhóm như sau:
Upcom Large: đây là nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, tức là chỉ những công ty có vốn chủ sở hữu lớn hơn hoặc bằng 1000 tỷ. Theo thống kê gần đây thì nhóm này bao gồm 78 doanh nghiệp. Một số chứng khoán trong nhóm này như: CC1, DNA, FIT, HAN, MVC, SJG, VGG,…..
Upcom Medium: nhóm này sẽ tập trung những cổ phiếu của những công ty có vốn chủ sở hữu ở mức trung bình, trong khoảng từ 300 đến dưới 1000 tỷ đồng. Ở sàn upcom quy mô vừa có số lượng doanh nghiệp nhiều hơn so với Upcom quy mô lớn. Một số chứng khoán Upcom Medium: BMS, DNN, ILS, WSB,….
Upcom Small: đây là nhóm có mức vốn hóa thấp nhất của sàn Upcom, tuy nhiên nhóm này lại có số lượng các doanh nghiệp nhiều nhất. Giá trị vốn chủ sở hữu của nhóm small chỉ từ 10 tỷ đến dưới 300 tỷ. Một số chứng khoán trên Upcom Small: AFC, EMS, IRC, LAW,….
Mỗi nhà đầu tư sẽ có xu hướng lựa chọn khác nhau. Đối với những chứng khoán có vốn hóa lớn tính thanh khoản cao hơn những chứng khoán có mức vốn hóa nhỏ. Những chứng khoán của những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, rủi ro cao nhưng cổ đông sẽ có thu nhập sẽ bức phá hơn.
5. Ưu và nhược điểm của sàn Upcom
Việc lựa chọn sàn Upcom hay HNX và HOSE luôn là một là một vấn đề nan giải đối với các những nhà đầu tư, đặc biệt những nhà đầu tư còn non trẻ, chứ có những kiến thức chuyên sâu, những trải nghiệm trên thị trường chứng khoán. Sau đây là là một số ưu và nhược điểm của sàn Upcom.
Nhược điểm:
Tuy số lượng chứng khoán của Upcom chiếm phần lớn, nhưng chất lượng của các cổ phiếu trên sàn này không được đảm bảo. Hay nói cách khác sàn Upcom là nơi tập hợp lộn của cả những mã tốt và cả mã xấu. Số lượng những cổ phiếu có giá trị vốn hóa thấp chiếm một tỷ lệ rất cao.
Tính thanh khoản thấp, số lượng giao dịch trên sàn này sẽ không náo nhiệt như HOSE và HNX, rất nhiều mã không có giao dịch.
Rủi ro cao hơn. So với 2 sàn còn lại thì tiêu chuẩn để được niêm yết ở Upcom sẽ thấp vì thế chất lượng của các mã chứng khoán cũng không được ổn định. Mặc khác, biên độ dao động của Upcom khá cao, nó sẽ là một trong những rủi ro lớn
Mặc dù có nhược điểm nhưng bên cạnh đó sàn Upcom cũng có những lợi thế riêng, mà các nhà đầu tư đáng quan tâm.
Ưu điểm:
Cổ phiếu của Upcom khả rẻ, đó sẽ là môi trường cho những nhà đầu tư cá nhân không có nhiều kinh phí, nhưng có những hiểu biết về đánh giá gia nhập một cách dễ dàng.
Bên cạnh những cổ phiếu rác thì sàn Upcom vẫn có các cổ phiếu chất lượng, chỉ cần bạn bình tĩnh, đánh giá thì có thể kiếm lợi rất nhiều từ sàn này.
Sàn hoạt động công khai và dưới sự quản lý của sở chứng khoán Hà Nội, nên đảm bảo một phần về tính minh bạch.
Đây cũng là nơi tạo bước đệm cho các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với các nhà đầu tư.
6. Điều kiện niêm yết trên sàn Upcom?
Điều kiện niêm yết trên sàn Upcom bao gồm:
Thứ nhất: Là trái phiếu/cổ phiếu của công ty cổ phần hoặc TNHH đại chúng.
Thứ hai: Chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn chứng khoán Hà Nội (HNX).
Thứ ba: Chứng khoán đã được đăng ký ở VSD.
Thứ tư: Vốn chủ sở hữu (Vốn điều lệ) của công ty thời điểm niêm yết phải trên 10 tỷ đồng.
Thứ năm: 5 năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu công ty phải hoạt động có lợi nhuận.
7. Có nên giao dịch trên sàn Upcom
Nhiều người vẫn đang phân vân có nên tham gia vào sàn Upcom hay không thì câu trả lời là có nhé. Thực tế, đây là nơi để gia tăng thu nhập khá tốt mà các nhà đầu tư vẫn tin tưởng lựa chọn.
Bên cạnh đó, sàn này còn nổi bật với giá chứng khoán khá thấp so với những đối thủ canh tranh khác trong thị trường như HOSE, HNX,… Vì vậy, việc sở hữu chứng khoán với giá tốt là hoàn toàn có thể với Upcom. Tuy nhiên, rủi ro hẳn là cao hơn so với các sàn lớn khác rồi. Đây là nơi đầu cơ khá ổn như chỉ phù hợp đối với những người có kinh nghiệm, giàu kiến thức. Chỉ có họ mới có thể tìm ra những quy luật để có thể thành công trên sàn này.
Đây là một số kiến thức nền tảng về sàn Upcom. Hy vọng rằng qua bài viết này, sẽ giúp các bạn biết được sàn giao dịch Upcom là gì? Những điều kiện cũng như cách thức giao dịch. Qua đó có thể bổ sung cho bản thân một số kiến thức nhất định, nhất là những bạn muốn tìm hiểu và dấn thân vào thị trường này.
Tổng hợp: toptradingforex.com