Dùng đường trung bình cộng – Moving Average (MA) để xác định xu hướng giao dịch chính là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhà giao dịch và nhà đầu tư luôn tìm mọi cách để tiến đến chính xác hơn xu hướng của thị trường. Do đó Moving Average đã được tạo ra.
Dù xác suất hiệu quả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt cần nhiều hơn sự nỗ lực “thấu” và “hiểu” của bạn với đường MA. Song, vai trò của phương pháp này đã được kiểm chứng bằng việc đưa nhà giao dịch và nhà đầu tư đến một vị thế an toàn hơn. Vậy, Moving Average là gì? Khai thác thông tin trên Moving Average có những lưu ý nào không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ!
1. Moving Average là gì?
Moving Average được hiểu là một đường chỉ báo kỹ thuật, đường chỉ này nối tất cả các điểm mức giá động trung bình tại nhiều thời điểm khác nhau, dùng nhiều trong phân tích thị trường tài chính. Trong đó, nhà giao dịch xác định trước thời điểm, có thể ngắn hạn, dài hạn.
Trong phân tích kỹ thuật và xu hướng giao dịch, đường trung bình cộng được ví là “kim chỉ nam” cho nhà đầu tư và nhà giao dịch. Qua đây, mức độ biến thiên về giá cũng như tình hình biến động của thị trường được làm “dịu” một cách đáng kể.
2. Có thực sự cần đến đường trung bình cộng MA?
Không ai bắt buộc một nhà đầu tư hay nhà giao dịch phải tạo nên và ngâm cứu về đường trung bình cộng MA. Mọi phương pháp, công cụ phân tích chỉ đóng vai trò bổ trợ với xác suất tương đối, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giao dịch mua vào/bán ra hợp lý. Song, đường trung bình cộng MA thực sự là một công cụ chỉ báo kỹ thuật tuyệt vời cho bất kể ai tham gia thị trường tiền điện tử, ngoại hối, v.v.
2.1 Làm “dịu” sự biến thiên về giá
Không phải nhà giao dịch nào cũng có đủ kiến thức và kỹ năng để phân tích giá trên sàn. Việc quan sát hàng trăm, hàng nghìn mức giá biến động khiến bạn rối rắm, không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng với Moving Average thì khác, đường chuyển động đơn giản, phản ánh tổng quan sự biến động về giá, làm “mượt” số liệu. Từ đó, giúp bạn quan sát tiềm năng thị trường dễ dàng hơn.
2. 2 Xác định xu hướng thị trường
Vì đường trung bình cộng MA là điểm nối tất cả giá đóng trung bình tại nhiều thời điểm khác nhau. Cho nên, đây cũng được hiểu là mức giá đại diện cho từng giai đoạn cụ thể. Khi đường MA có xu hướng tăng dốc đồng nghĩa giá đang tăng cao. Và ngược lại, khi đường MA có xu hướng đi xuống nghĩa là giá thị trường đang hạ thấp. Đây là cơ sở để nhà đầu tư quyết định hành động, mua vào/bán ra nhằm sinh lợi nhuận.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đường MA lại khiến nhà giao dịch nhiều phen khốn đốn. Muốn khai thác đường Moving Average hiệu quả, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cần nhiều thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu thị trường từ nhà giao dịch.
2.3 Xác định đường kháng cự, hỗ trợ
Hỗ trợ kháng cự là hai trong nhiều công cụ nhằm phân tích thị trường biến động quan trọng nhất. Để xác định được đường hỗ trợ, kháng cự, nhiều nhà giao dịch chọn “con đường” Moving Average, quyết định hành động mua vào khi đường MA hạ thấp gần ngưỡng hỗ trợ và bán ra ngay trước khi MA chạm ngưỡng kháng cự.
2.4 Xác định thời điểm vào lệnh
Thực tế, đường MA dài hạn luôn cắt giao nhau với đường MA ngắn hạn (SMA) tại nhiều thời điểm khác nhau. Đây chính là thời điểm vào lệnh của nhà giao dịch. Đặt lệnh BUY khi đường MA cắt có xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng. Ngược lại đặt lệnh SELL khi đường MA cắt có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.
Nhưng vẫn phải nói thêm, điểm cắt giữa MA và SMA tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Rất nhiều nhà giao dịch phải trả giá bởi vào lệnh quá sớm hoặc quá muộn. Nguyên nhân do thị trường tạo tín hiệu đảo chiều giả khiến nhà giao dịch khó xác định phương hướng.
3. Phân loại đường Moving Average
Moving Average có hai loại là đường trung bình cộng đơn giản, kí hiệu SMA và đường trung bình cộng theo cấp số nhân (số mũ), kí hiệu EMA. Cụ thể:
3. 1 Đường trung bình cộng đơn giản – SMA
Đường trung bình cộng đơn giản SMA được hiểu là trung bình giá biến thiên của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Khi có giá mới xuất hiện, bộ công cụ này sẽ thực hiện xóa giá cũ để cập nhật giá mới, cứ như thế chúng ta có đường SMA.
- Công thức tính: SMA = (P1 + P2 +…PN)/N (Trong đó: P là giá đóng tại nhiều thời điểm khác nhau, N là số thời điểm lấy giá)
- Ưu điểm:
- Mang lại cho nhà giao dịch thông tin phản ứng chậm về giá từ đó có cái nhìn tổng quan và đơn giản hơn về sự biến động của thị trường.
- Hạn chế tình trạng đảo chiều về giá.
- Nhược điểm:
- Vì phản ứng chậm về giá nên không bám sát sự biến thiên đa dạng của thị trường.
- Nhà giao dịch có thể bỏ lỡ hành động vào lệnh kịp thời do SMA phản ứng quá chậm trước thị trường.
3.2 Đường trung bình cộng theo cấp số nhân – EMA
Exponential Moving Average hay viết tắt là EMA là đường trung bình cộng theo cấp số nhân (cấp lũy thừa). Theo đó, EMA tổng hợp tất cả các giá đóng trong quá khứ theo cấp số nhân, kể cả khi nó nằm ngoài thời điểm đã chọn. So với SMA thì EMA phức tạp hơn và được ứng dụng trong các sàn giao dịch nhiều hơn.
- Công thức tính: EMA = P(hiện tại)*K + EMA (quá khứ)*(1-K) trong đó K = 2/(N+1).
- Ưu điểm:
- Phản ứng và biểu hiện chính xác hơn biến động của thị trường.
- Thường áp dụng cho những trường hợp nghiên cứu thị trường ngắn hạn theo giờ, theo phút.
- Nhà giao dịch dễ dàng nắm được thời cơ tốt để “Price Action”
- Nhược điểm
- Vì quá nhạy cảm nên dễ khiến nhà giao dịch “bị lừa” bởi những tín hiệu từ thị trường.
Tùy theo từng mục đích khác nhau mà nhà giao dịch nên lựa chọn dạng MA phù hợp. Lựa chọn SMA để khám phá khoảng biến thiên về giá dài hạn và áp dụng EMA để nắm thông tin về giá trong khoảng thời gian ngắn hơn. Hơn nữa, để chắc chắn về xu hướng của thị trường, nhà giao dịch cần kết hợp SMA và EMA cùng các yếu tố kháng cự hỗ trợ.
4. Một số lưu ý khi khai thác thông tin trên kênh Moving Average
Thực chất, hiện nay đã có rất nhiều công cụ và phương pháp tính SMA và EMA chính xác. Nhà giao dịch không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, bạn cần học cách vận dụng kết quả phân tích và hành động chính xác. Dưới đây là một số lưu ý khi khai thác thông tin trên Moving Average:
- Xác định rõ mục tiêu, thời điểm đánh giá biến động thị trường để lựa chọn đường MA phù hợp.
- Giá có xu hướng “quay đầu” trở lại đường MA khi đã đi quá xa giá trị trung bình và có khả năng chạm đến điểm kháng cự hay hỗ trợ. Lúc này là thời điểm xem xét hành động của nhà giao dịch thông thái.
- Đừng khước từ bất cứ công cụ hỗ trợ nào để quyết định đầu tư hay dừng lại của thị trường. Ví dụ Fibonacci Retracement và MA (Trong đó, MA có tác dụng xác lập xu hướng của thị trường còn Fibonacci Retracement để vào lệnh tại các thời điểm giá bắt đầu có xu hướng điều chỉnh). Tóm lại, mục đích cuối cùng của mọi nhà giao dịch vẫn là hành đúng thời điểm. Đừng để khi giá đã bị đẩy quá xa mới mò mẫm hành động nhé!
- Các cách để giao dịch với MA bao gồm: Kết hợp MA với đường hỗ trợ kháng cự, sử dụng hai đường MA giao nhau và sử dụng đồng thời hai công cụ Fibonacci Retracement và MA.
- Moving Average chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo. Trader nên biết vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để vận dụng có hiệu quả.
5. Kết
Trên đây là những thông tin cần thiết về Moving Average và những lưu ý khi khai thác thông tin trên kênh MA. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích cho các trader. Để có những thông tin mới nhất về sàn Forex và tin tức trading bổ ích, hãy theo dõi website https://toptradingforex.com/ bạn nhé. Chúc bạn một ngày giao dịch thuận lợi!