Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến các Trader một blockchain – dự án đồng thuận không còn mới nhưng khá uy tín mang đến XLM. Hiện nay, XLM đang tạo nên một vị trí thế nhất định với mức lợi nhuận đầu tư thu về khá hấp dẫn sau mỗi năm.
1. XLM là gì?
XLM là cụm từ viết tắt của Stellar Lumens – là một dự án của Blockchain chuyên dùng để thực hiện các hình thức thanh toán mở. Mục đích chính của dự án này là kết nối, tìm kiếm các tổ chức tài chính lại với nhau để giảm thiểu chi phí, hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận.
Các tổ chức tài chính ở đây có thể hiểu là bao gồm các ngân hàng, các hệ thống thanh toán trên toàn thế giới. Thông qua XLM, các nhà phát triển hướng đến việc xây dựng các hệ thống, ứng dụng, sản phẩm đặc trưng của riêng họ. Từ đó, tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng các giao dịch ngoài biên giới với tốc độ nhanh hơn.
1.1 Sự ra đời của XLM coin
Vào năm 2014, XLM coin chính thức được ra đời. Ở thời điểm đầu tiên, khi còn chưa tiếp cận được nhiều người dùng. Nhà phát triển đã thực hiện chính sách phát hành miễn phí đến các nhà đầu tư. Hình thức này nhanh chóng thu hút nhiều người hơn, giúp mọi người biết đến XLM nhiều hơn, từ đó, dễ dàng mở rộng được hệ thống và mạng lưới XLM coin.
Tuy nhiên, khi mới hoạt động được một thời gian, XLM coin đã gặp một vấn đề lớn về lỗ hổng trong mạng lưới. Từ đây, đồng XLM đã gây ra nhiều tranh cãi. Một số người đã tỏ ra nghi ngờ về khả năng đồng tiền này có thể lên sàn và mang đến giá trị cho các nhà đầu tư trong tương lai.
Sau đó ,để khắc phục tình trạng này, các nhà phát triển đã tiến hành đổi tên đồng XLM. Họ tiến hành cải thiện và nâng cao tính bảo mật cho đồng coin của mình hơn. Hệ thống an ninh, bảo mật tốt hơn đã giúp cho đồng XLM quay trở lại một cách nhanh chóng. Đi cùng với đó là giá trị của nó cũng tăng khá nhanh. Rất nhiều người đã tin tưởng và tiếp tục đầu tư vào XLM.
2. Sự khác biệt của XLM so với các giao thức đồng thuận khác
Không thể nào phủ nhận một điều rằng, nếu muốn phát triển ở thị trường Crypto, điểm mạnh là chưa đủ. XLM phải có sự khác biệt so với các sàn, phương thức khác. Có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư và đồng hành cùng với họ lâu dài hơn.
2.1 Sự khác biệt của XLM và Ripple
Điểm khác biệt đầu tiên phải kể đến là cách thức hoạt động. XLM cho phép các giao dịch giữa nhà đầu tư cá nhân được tìm đến nhau, thực hiện một cách chủ động và trực tiếp. Điều này cũng giống như việc coi XLM là một phương tiện để “neo” nhằm mục đích xử lý các loại tiền truyền thống.
Trong khi đó, các giao dịch của Ripple lại thông qua hệ thống ngân hàng. Ngân hàng và các tổ chức tài chính, tập đoàn sử dụng Ripple để dùng cho các mục đích về thanh toán quốc tế. Họ sẽ nhận được các mã chung, được gọi là mã thông báo XRP để kết nối với nhau. Sau đó, thanh toán theo yêu cầu này. Khác với XLM.
Mặc dù chức năng của XLM và Ripple là tương đương nhau. Nhưng tất nhiên, chúng cũng được xây dựng với các mục đích riêng. Mỗi bên đều có những ưu điểm của riêng mình. Trong khi XLM hướng đến việc tạo ra một hệ thống thanh toán trên toàn thế giới, phục vụ cả nhu cầu của các cá nhân trong việc chuyển đổi tiền tệ giữa các nước và chuyển tiền, tạo ra một tổ chức phi lợi nhuận. Thì Ripple lại hướng đến việc tối ưu về chi phí khi chuyển tiền và chuyển đổi tiền cho các ngân hàng, tổ chức tài chính.
2.2 Sự khác biệt của XLM so với Bitcoin
Tất nhiên, so với Bitcoin thì giá trị của XLM coin là không thể nào sánh bằng. Nhưng các nhà phát triển lại không đặt trọng tâm quá lớn vào đó. Việc họ hướng đến là mở rộng tiện ích cho người dùng, từ đó, giúp họ sử dụng một cách thuận tiện và đa dạng hơn.
XLM cho phép các nhà đầu tư có thể giao dịch được bằng tiền truyền thống hay còn gọi là tiền pháp định. Chứ không nhất thiết phải sử dụng tiền điện tử.
Khi mà Bitcoin sử dụng thuật toán khai thác thì XLM lại áp dụng thuật toán đồng thuận. Thuật toán này giống như một hình thức trao đổi hơn và khai thác để sử dụng. Nhà đầu tư giờ đây không nhất thiết phải tham gia vào các bể đào, máy chuyên dụng mới có thể sở hữu các đồng XLM. Thêm vào đó, nhờ thuật toán này mà nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chỉ mất khoảng vài giây để xác nhận.
Chưa hết, tỷ lệ cố định của Lumen sẽ tăng theo từng năm là 1%. Nó hướng đến sự an toàn hơn cho các nhà đầu tư trong tương lai.
3. Điểm mạnh, yếu của XLM – Nên hay không nên đầu tư?
Mỗi một dự án blockchain hay một đồng tiền điện tử đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Vấn đề của nhà đầu tư là phải phân tích để xem xét nó có phù hợp với mình không để đưa ra các quyết định có nên đầu tư hay không. Vậy điểm mạnh và điểm yếu của XLM là.
3.1 Điểm mạnh của XLM
-Nếu xét về tuổi đời thì có thể nói rằng XLM có khá nhiều thâm niên. Mặc dù dự án blockchain thì không phải là mới. Những dự án blockchain mà chuyên chỉ làm các nhiệm vụ chính của mình trong suốt 4 năm liền thì không có nhiều.
-Tiếp đến, việc XLM không sử dụng quá nhiều phương thức truyền thông để quảng cáo hay giới thiệu sản phẩm cũng là một điểm nhấn. Điều này lại càng làm cho nhiều nhà đầu tư bất ngờ hơn. Bởi XLM chỉ tập trung vào chuyên môn của mình, khắc phục tình trạng bảo mật của hệ thống. Từ đó, nhà đầu tư có thể yên tâm hơn đến các vấn đề bảo mật và tin tưởng sử dụng XLM.
-Thứ ba, XLM không hoàn toàn xa rời với thực tế so với các dự án blockchain hay tiền ảo khác. Họ cho phép nhà đầu tư có thể giao dịch bằng cả tiền ảo và tiền truyền thống. Về lâu dài thì điều này hoàn toàn có thể được ứng dụng trong tương lai.
-Thứ tư, khi khởi chạy XLM trên ICO, nhà đầu tư sẽ mất ít thời gian và chi phí hơn. Với những người thường xuyên giao dịch hoặc thường xuyên giao dịch với số tiền lớn thì con số phải trả cho sàn là không hề nhỏ chút nào.
3.2 Điểm yếu của XLM
Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy, xong XLM vẫn cần phải khắc phục một số vấn đề như:
-Tỷ lệ tăng cố định của XLM là 1% có nghĩa là mức lạm phát cũng tăng lên 1%. Điều này như một con dao hai mặt. Nếu như các nhà phát triển không điều chỉnh, đưa ra các chính sách hợp lý khác để thay đổi hay kiểm soát chặt chẽ thì chắc chắn trong tương lai, con số lạm phát sẽ tăng không ngừng. Khi tỷ lệ lạm phát tăng quá cao, XLM sẽ mất một lượng lớn khách hàng ở đây.
-Tiếp đến, thợ đào rất dễ mất động lực khi tham gia vào XLM. Bởi họ không thể nhận được các phần thưởng khối. họ cũng không nhận được phí giao dịch. Điều này khiến cho thợ đào không còn hào hứng quá nhiều với việc xác minh các nút. Trong khi, XLM lại có quá ít nút so với nền tảng khác. Tình trạng này càng kéo dài thì càng tạo ra sự chênh lệch giữa các nền tảng.
Xem thêm: TWT coin là gì? Tiềm năng phát triển TWT coin tương lai
Việc tham gia vào một dự án hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, xét đến thời điểm hiện tại, XLM vẫn rất đáng để các nhà đầu tư quan tâm. Lợi nhuận mà nó mang đến là khá tốt. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên các nhà đầu tư, Trader phải tìm hiểu thật kỹ, phân tích nhiều hơn trước khi quyết định đầu tư vào XLM.
4. Mua XLM ở đâu
Một trong những thông tin không kém phần quan trọng về đồng coin này đó chính là cách để mua và nên mua XLM ở đâu thì sẽ an toàn và uy tín. Như chúng ta đã biết, được ra đời từ năm 2014, có thể nói đồng coin này là một trong những đồng tiền điện tử có tuổi đời lớn nhất trong thị trường Crypto. Chính vì thế trong nhiều năm hoạt động, XLM đã được niêm yết và ICO tại các sàn giao dịch tập trung lớn như Binance, Houbi, Coinbase,… Vậy nên để mua đồng coin này một cách an toàn và ít rủi ro, các nhà đầu tư có thể tạo tài khoản trên các sàn giao dịch này và tiến hành mua bán qua ví spot để sỡ hữu chúng.