Giá trần trên thị trường kinh tế thường được nhà nước áp dụng để hạn chế sự gia tăng giá trị của một mặt hàng nào đó trên thị trường khiến cho sự mất cân bằng trong cung cầu hàng hóa xảy ra. Không những trong thị trường kinh tế truyền thống mà trong các lĩnh vực tài chính như chứng khoán. Giá trần là một công cụ không thể thiếu để tránh hiện tượng ảo giá. Hãy cùng theo dõi nội dung để hiểu cách xác định giá trần.
Giá trần là gì?
Price ceiling hay còn gọi là giá trần, theo khái niệm chung thì đây là mức giá được nhà nước đặt ra nằm để người bán không vượt qua mức gia tối đa này. Giá trần được thiết lập nhằm để bảo vệ người tiêu dùng và khiến cho thị trường không bị thao túng bởi những người có nhiều ảnh hưởng trong đó là những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh.
Chính sách giá trần trong kinh tế thị trường nước ta thường dễ thấy ở những lĩnh vực như thị trường chứng khoán, thị trường vốn, bất động sản nhà ở….
Giá trần tại thị trường chứng khoán
Đây là mức giá tối đa mà nhà đầu tư có thể đặt bán các loại tài sản có trên thị trường chứng khoán mà mình đang sở hữu trong tay. Có thể nói đây là mức giá mà người bán có thể đặt ở mức cao nhất, vượt mức giá trần, NĐT không thể thực hiện đặt lệnh thành công. Mục đích của giá trần để giúp thị trường không bị những “cá mập” thao túng về mặt giá cả.
Khi quan sát những bảng thông tin giao dịch chứng khoán, mức giá này thông thường sẽ được xác định dựa trên màu sắc của các đơn vị cung cấp bảng thông tin. Nhưng đa phần ở hai sàn giao dịch lớn là HNX và HOSE thì giá trần sẽ được hiển thị bằng màu tím trên bảng thông tin.
Xác định giá trần trong lĩnh vực chứng khoán
Giá trần của thị trường chứng khoán thường sẽ được xác định dựa trên hai yếu tố đó là biên độ giao động và mức giá tham chiếu được quy định bởi sở giao dịch.
Cách xác định giá trần:
Giá trần = Mức giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động)
Giá tham thiều tùy vào mỗi sàn giao dịch sẽ có những cách lấy khác nhau.
Giá trần đối với nền kinh tế của một nước
Trong kinh tế thị trường chung, mức giá trần được xem là một mức giá đặt ra khi hàng hóa trên thị trường đang ở ngưỡng quá cao. Chính phủ đặt ra mức giá này với mục đích để người tiêu dùng có thể mua hàng hóa với một mức giá ổn định. Hành động đưa ra giá trần sẽ giúp những người có thu nhập không cao vẫn có thể mua được những loại hàng hóa thiết yếu trong đời sống. Đây là chính sách được sử dụng nhiều trong lĩnh vực vốn và thị trường nhà ở. Tại một số thời điểm khủng hoảng kinh tế diễn ra giá trần cũng được áp dụng cho một số loại hàng hóa thiết yếu. Điển hình là khẩu trang trong đợt dịch Covid.
Giá trần biến động như thế nào trong một thị trường tự do
Đối với một thì trường không có những quy định cụ thể về giá trần hay sự can thiệp của chính phủ thì trạng thái bên cầu đang quá cao sẽ khiến cho giá cả thị trường tăng liên tục. Lúc này nguồn cầu dư trên thị trường sẽ dần dần bị loại bỏ đi vì không đủ khả năng để sở hữu hàng hóa. Thị trường sẽ dần dịch chuyển về điểm cân bằng giữa cung và cầu.
Thế nhưng trong thực tế, khi chính phủ đưa ra giá trần khiến cho thị trường khó có thể cân bằng tự nhiên vì giá bị kìm hãm và không thể vượt qua P1.
Việc thị trường vị khan hiếm hàng hóa do nhu cầu tăng cao khiến giá hàng hóa tăng. Điều này làm mất thời gian mua hàng vì phải xếp hàng. Đồng thời đây là cơ hội để những thị trường chợ đen phát sinh. Điều này làm tổn hại đến người tiêu dùng nhiều hơn và không đạt kết quả như kỳ vọng của chính phủ.