Trái phiếu chính phủ thì không còn xa lạ gì với nhiều người, đặc biệt là những ai đã từng tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rằng hiện nay còn có một loại hình trái phiếu khác là trái phiếu doanh nghiệp. Loại hình này có thể tồn tại song song với cổ phiếu và cũng do công ty phát hành. Thậm chí, tất cả các công ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần đều có thể phát hành.
Nghe có vẻ khá mới đúng không ạ? Một kênh đầu tư rất nhiều tiềm năng để chúng tôi giới thiệu. Điểm khác biệt so với trái phiếu chính phủ cũng như cách để mua trái phiếu của doanh nghiệp.
1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Theo Nghị định Chính phủ ban hành ngày 04/12/2018 đã quy định thì trái phiếu doanh nghiệp là “loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư”.
Như vậy, về bản chất thì trái phiếu của doanh nghiệp không có quá nhiều sự khác biệt so với trái phiếu chính phủ. Nhà đầu tư có thể coi đây là một hình thức để đầu tư, tạo nguồn thu nhập thụ động. Trong khi đó, doanh nghiệp coi đây là một kênh để thu hút vốn từ bên ngoài, nếu chưa đủ các điều kiện để phát hành cổ phiếu hoặc phát hành song song với cổ phiếu.
So với cổ phiếu thì trái phiếu của doanh nghiệp mang lại nguồn thu ổn định hơn, họ vẫn có thể nhận lãi như trái phiếu chính phủ. Cùng với đó, mức độ rủi ro cũng thấp hơn rất nhiều.
2. Đơn vị phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Theo bạn thì trái phiếu là gì, trái phiếu khác với cổ phiếu thế nào? Trái phiếu của doanh nghiệp không bị giới hạn bởi đơn vị phát hành. Đơn vị phát hành có thể là doanh nghiệp kinh doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đã được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam.
Như vậy, đây sẽ là cơ hội cho các công ty trách nhiệm hữu hạn nếu muốn huy động vốn từ các cá nhân bên ngoài. Họ không cần phải chuyển đổi hình thức kinh doanh, cũng không cần có sự thay đổi về chính sách nhân sự.
Với các công ty cổ phần chưa đủ điều kiện để lên sàn giao dịch, phát hành cổ phiếu nhưng vẫn muốn huy động vốn nhàn rỗi từ bên ngoài thì đây cũng là một hình thức rất hay. Bởi như các bạn đã biết thì không phải công ty cổ phần nào cũng có thể lên sàn giao dịch để phát hành cổ phiếu, huy động vốn từ các nhà đầu tư. Chính vì vậy, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp là một hình thức tốt cho cả người vay và người cho vay.
3. Đơn vị được phép mua trái phiếu doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật, không giới hạn đối tượng mua trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành. Đó có thể là cá nhân, tổ chức ở cả trong và người nước. Các doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ cũng đều được phép mua loại trái phiếu này. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với trái phiếu chính phủ đó là người mua không được Chính phủ nước phát hành đứng ra đảm bảo và chịu trách nhiệm.
Những người mua loại trái phiếu này phải từ mình tìm hiểu về mức độ rủi ro có thể gặp phải, mức lãi suất được nhận cũng như các thông tin liên quan khác. Nhà đầu tư cũng phải tự chịu trách nhiệm với các quyết định đầu tư vào trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành.
4. Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu?
Hiện nay, nếu nhà đầu tư muốn mua trái phiếu của doanh nghiệp có thể mua được bằng hai cách.
+Cách thứ nhất, tìm mua trực tiếp tại các công ty phát hành trái phiếu. Thông thường, khi các công ty phát hành trái phiếu, họ sẽ thông báo trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, fanpage, website của công ty, thông tin từ nội bộ cũng như bán trực tiếp tại các văn phòng giao dịch của công ty phát hành.
Nhà đầu tư có thể thông qua các kênh xã hội để nắm bắt thông tin, đến mua trực tiếp hoặc ủy quyền đến mua.
+Cách thứ hai là mua trên các sàn giao dịch chứng khoán. Các sàn chứng khoán hiện nay không chỉ có mỗi nhiệm vụ kết nối các công ty phát hành cổ phiếu, mà nó còn đóng vai trò kết nối các công ty phát hành trái phiếu với các nhà đầu tư.
Bằng hình thức này, nhà đầu tư có thể mua thông qua sàn giao dịch để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Hiện nay, một số công ty ưu tiên lựa chọn cách thức thứ hai để tiếp cận trái phiếu mà mình phát hành đến các nhà đầu tư. Bởi nó tiết kiệm thời gian, khả năng tiếp cận nhanh chóng hơn, rộng rãi và được nhiều người biết đến hơn. Dễ dàng huy động được số vốn lớn chỉ trong thời gian ngắn.
5. Một số đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Trước khi bắt tay vào mua trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư cũng cần phải cân nhắc và quan tâm đến một số đặc điểm của nó. Về bản chất thì đây vẫn là một hình thức thu hút vốn từ bên ngoài. Và với nhà đầu tư nó một hình thức để đầu tư, tăng thu nhập. Tuy nhiên, nó sẽ có những điểm khác biệt so với trái phiếu chính phủ mà nếu không để ý, nhà đầu tư rất dễ mất tiền.
5.1 Kỳ hạn của trái phiếu
Bởi đây là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, do vậy, họ có quyền điều chỉnh hay đặt ra các kỳ hạn cho mình. Kỳ hạn ấy không có mức cụ thể và chung cho toàn bộ các loại trái phiếu của doanh nghiệp khác. Tức là đơn vị nào phát hành thì nó thuộc về đơn vị ấy. Thời hạn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Nhu cầu cần vốn trong 5 tháng, 6 tháng hay một năm, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và tình hình thị trường mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
5.2 Khối lượng trái phiếu được phát hành
Doanh nghiệp sẽ tự mình quyết định số lượng trái phiếu được phát hành ra bên ngoài là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc vào tình hình và đợt kinh doanh đó cần đến bao nhiêu lượng vốn. Từ đó tình toán và phát hành trái phiếu tương ứng.
5.3 Mệnh giá của trái phiếu phát hành
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đang đang áp dụng mệnh giá trên trái phiếu của mình là 100.000đ và bội số của 100.000đ. Tuy nhiên, đây là mức giá áp dụng tại thị trường Việt Nam. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành ở nước ngoài thì sẽ áp dụng mệnh giá theo quy định của nước sở tại.
5.4 Lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp
Thêm một điểm khác biệt của trái phiếu chính phủ so với trái phiếu do doanh nghiệp phát hành đó là mức lãi suất. Nếu như lãi suất chính phủ được thông báo một cách cụ thể và công khai, quy định rõ thì trái phiếu của doanh nghiệp không như vậy. Mức lãi suất do doanh nghiệp tự quy định và tính theo từng đợt. Có thể đợt đầu năm phát hành theo một mức lãi suất riêng, đợt cuối năm lại phát hành theo một mức khác.
Tất nhiên, mức lãi suất này phải dựa trên quy định của nhà nước cũng như lãi suất của Ngân hàng. Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo được khả năng thanh toán và trả nợ của mình đối với số trái phiếu đã phát hành.
Trong trường hợp doanh nghiệp xác định mức lãi suất thả nổi thì trước khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải có những thông báo cụ thể đến nhà đầu tư. Phải có cơ sở tham chiếu rõ ràng và minh bạch.
Tổng kết
Như vậy, chúng tôi vừa gửi đến các nhà đầu tư một số thông tin, cách thức mua trái phiếu doanh nghiệp. Mỗi loại hình đầu tư đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là trước khi đầu tư, cần phải xác định được mục tiêu cũng như chiến lược phát triển của mình. Để từ đó,tìm được phương thức phù hợp nhất.