Top 6 cuộc khủng hoảng dầu mỏ tác động kinh tế toàn cầu

Trên thế giới, có một nguyên liệu mà ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi mặc dù là người ta đã tìm ra một số cách để thay thế nó. Nguyên liệu này là dầu mỏ, thứ mà vẫn được các quốc gia trao đổi, mua bán qua lại để phục vụ nhu cầu trong nước. Trên thế giới trong suốt 40 năm qua đã có nhiều cuộc khủng hoảng dầu mỏ, dĩ nhiên khi nguồn nguyên liệu này gặp khủng hoảng thì kinh tế nhiều nước cũng bị ảnh hưởng. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về 6 cuộc khủng hoảng giá dầu trên toàn thế giới 40 năm qua.

1. khủng hoảng dầu mỏ là gì?

Khủng hoảng dầu mỏ là khoảng thời gian mà giá dầu tăng lên tạo áp lực với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng giá dầu ở năm 1973 diễn ra từ tháng 10 năm 1973 khi mà những quốc gia nằm trong tổ chức các nước Ả Rập xuất khẩu dầu quyết định cấm vận.

Cụ thể hơn thì các quốc gia này đưa ra quyết định không tiếp tục xuất khẩu dầu đến những quốc gia theo phe Israel ở cuộc chiến Yom Kippur, hay chi tiết ở đây là Hoa Kỳ. Trước khi lệnh này kết thúc ở tháng 3 năm 1974 thì giá dầu trên toàn cầu ở mức 3 Đô la 1 thùng thì lên khoảng 12 Đô la 1 thùng, còn ở Hoa Kỳ thì mức giá này lại cao hơn một chút.

Việc không tiếp tục xuất khẩu dầu mỏ đã hình thành nên cuộc khủng hoảng dầu, hay còn được xem là một cú sốc về giá dầu, đã đem lại nhiều biến chứng tiêu cực dài hạn ở mặt chính trị toàn thế giới cũng như nền kinh tế. Sự kiện này được xem là khủng hoảng giá dầu ở lịch sử, tiếp theo là các cú sốc về giá dầu lần 2 ở năm 1979.

khủng hoảng dầu mỏ
Khái niệm và lịch sử của khủng hoảng dầu mỏ

2. 6 cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong lịch sử

2.1 Khủng hoảng dầu lửa Trung Đông 1973 – 1975

Khủng hoảng dầu mỏ được diễn ra từ thời điểm 17/10/1973 lúc mà những quốc gia nằm trong Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không tiếp tục cung cấp nguồn nguyên liệu đến Hoa Kỳ, Nhật cùng những nước Tây Âu. Điều này bắt nguồn từ việc những nước nào theo phe của Israel trong cuộc chiến diễn ra giữa Israel và liên quân Syria. Dầu mỏ bị giảm thiểu ở mức khoảng 7% sản lượng toàn cầu trong thời điểm đó. Câu chuyện này làm cho mức giá dầu nâng cao đột biến hình thành nên cuộc khủng hoảng kinh tế 1973 – 1975 ở toàn thế giới. Trong ngày 16/10/1973, mức giá dầu chỉ khoảng 3 Đô la đã lên đến khoảng 5 Đô la 1 thùng và mức giá này lên đến 12 Đô la 1 thùng 

Đây được coi là cuộc khủng hoảng chấn động trong lịch sử ở các năm 1970. Những quốc gia đi qua cuộc khủng hoảng giá dầu Trung Đông này sẽ khó lòng mà quên được việc mà một hàng dài những người đợi trước những cây xăng vì thiếu hụt nguồn cung làm giá giá xăng dầu lên cao. Ở thời điểm khủng hoảng, ở các liên Bang ở Hoa Kỳ, từng người dân chỉ có thể mua về một hạn mức nguyên liệu cụ thể, khi mà giá nguồn nhiên liệu này đi lên khoảng 86% trong vòng 1 năm ở 1973 và 1974.

khủng hoảng dầu mỏ
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

2.2 Cách mạng Iran và biến động thị trường dầu lửa năm 1979

Cuộc cách mạng hồi giáo Iran có thể coi là cuộc cách mạng đứng thứ 3 về quy mô trong lịch sử thế giới, đứng sau cách mạng Tháng 10 Nga và Pháp, từ đây là nguyên do dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu lớn thứ 2 sau 1973.

Những tháng đầu năm 1978, Iran đã xuất khẩu gần 5 triệu rưỡi thùng dầu mỗi ngày, khoảng 17% tổng sản lượng trong OPEC. Tuy nhiên khi mà cách mạng nước này lật đổ chính quyền dân chủ Shah, lĩnh vực khai thác vàng đen của Iran thuộc chế độ mới đã suy giảm do sự phá hoại từ các phe đối lập. Trong khi Ar Rập Xê Út cố gắng kìm hãm giá dầu và những quốc gia của OPEC còn lại đã đồng ý gia tăng sản lượng. Kết cục là sản lượng khai thác giảm khoảng 4% so với thời gian trước cách mạng Hồi Giáo Iran.

Nhưng giá dầu vẫn nâng cao đột biến chính vì sự lo lắng của thị trường, bên cạnh đó việc tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã yêu cầu không nhập khẩu dầu từ Iran. Chỉ trong khoảng 1 năm, giá của từng thừng dầu đã tăng cao từ khoảng 16 Đô lên tận gần 40 Đô la 1 thùng.

khủng hoảng dầu mỏ
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1979

2.3 Giá dầu tụt thê thảm vào những năm 1980:

Từ năm 1981 cho đến 1986, chính vì nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn những quốc gia công nghiệp do hậu hỏa từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 và 1979 để lại, mức cầu của dầu đi chậm hơn. Tại những quốc gia sử dụng dầu nhiều như Hoa Kỳ hay Nhật và ở Châu Âu, mức cầu dầu hỏa giảm 13% ở năm 1981 kể từ 1979. Kết cục là giá dầu suy giảm từ khoảng 35 Đô 1 thùng ở năm 1981 xuống còn chưa đến 10 Đô 1 thùng ở năm 1986.

Việc giảm mức giá dầu đã làm cho nhiều quốc gia sử dụng dầu như Mỹ Nhật hay Châu Âu có được lợi thế, tuy nhiên lại là sự bất lợi trầm trọng với các quốc gia xuất khẩu dầu từ Bắc Âu, Liên Xô và ở OPEC. Những doanh nghiệp nguyên liệu từ Mexico, Nigeria cho đến Venezuela dường như có thể phá sản. Việc này còn dẫn đến sự mất đoàn kết ở các quốc gia OPEC.

2.4 Cơn sốt giá dầu năm 1990

Mức giá dầu trên thế giới thêm một lần nữa tăng khoảng 13% ở tháng 8 năm 1990 do cuộc chiến tranh ở khu vực Vịnh giữa Iran và liên quân với khoảng 30 nước được lãnh đạo bởi Mỹ nhằm giải phóng Kuwait.

Sau cuộc chiến này, Liên Hợp Quốc đã sử dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần tại Iraq và Kuwait. Bắt nguồn từ lệnh này mà thị trường dầu toàn cầu đã giảm khoảng 5 triệu thùng mỗi ngày, đẩy giá dầu lên cao.

Việc tăng giá lần này diễn ra khoảng 9 tháng và giá không chạm đỉnh như các cuộc khủng hoảng dầu mỏ trước. Khi đó thì từng thùng dầu giá lên gấp đôi khoảng 2 tháng, từ 17 Đô lên đến 36 Đô la mỗi thùng.

2.5 Giá dầu xuống dốc năm 2001

Sau những năm 2000, nền kinh tế toàn thế giới suy giảm, nhất là đến từ sự kiện ngày 11/9 ở Mỹ, mức giá dầu toàn cầu giảm nhanh hơn. Vào năm 2001 thì từng thùng dầu chỉ còn khoảng 20 Đô la 1 thùng, giảm đến 35% so với ngày trước. Nhu cầu về nguyên liệu suy giảm làm cho mức giá dầu xuống dốc.

2.6 Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007 – 2008

Trong năm 2007, mức giá dầu đã đi đến khoảng 100 Đô la. Ở thời điểm mà đồng Đô la bị giảm giá trị, nhiều quốc gia nắm giữ nhiều đồng USD và ở khối OPEC đã bắt đầu suy nghĩ đến việc sử dụng đồng ngoại tệ khác nhằm đo lường giá dầu. Giá dầu lên cao và có khả năng nguồn cung bị cạn kiệt dần đều nhiều xung đột giữa các cường quốc về việc giành chủ quyền các mỏ dầu lớn và khu vực đáy biển Bắc Cực và Nam Cực.

Bong bóng nhà ở và sự quản lý tài chính không tối ưu từ Hoa Kỳ đã làm cho cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở khoảng năm 2007. Sự suy thoái đã đi đến đỉnh điểm ở tháng 10 năm 2008, quy mô lớn và đưa nền kinh tế toàn cầu đi đến cuộc khủng hoảng trầm trọng. Khi đó giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử là 145 Đô la 1 thùng.

Lời kết

Và đó là các thông tin về 6 cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới trong 40 năm mà bạn cần quan tâm. Có thể thấy dù ngày nay đã được thay thế để giảm áp lực cho việc khai thác dầu tuy nhiên đây vẫn là một nguồn nguyên liệu chủ chốt và cần thiết ở mọi quốc gia.

Google search engine