Sau hành công từ Bitcoin, thời điểm 2017 đã bùng nổ nhiều dự án tiền ảo nhưng không phải dự án nào cũng minh bạch và tiềm năng và iFan chính là một ví dụ điển hình. Cụ thể iFan coin lừa đảo người tham gia như thế nào, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới đây.
Dự án iFan coin là gì?
Vào năm 2017 trên các trang báo mạng và trên nhiều diễn đàn mạng xã hội lan truyền rầm rộ về một dự án vô cùng hấp dẫn có tên là iFan. Theo như quảng cáo, dự án iFan sử dụng công nghệ Blockchain vào nền tảng mạng xã hội trong ngành giải trí Việt Nam để kết nối người dùng với nhau.
Dự án iFan do công ty Modern Tech, một công ty chuyên về công nghệ số, tổ chức và thực hiện. Công ty nói rằng họ đã có lời đề nghị hợp tác với công ty công nghệ iFan có trụ sở tại Singapore để ứng dụng vào nền giới giải trí tại Việt Nam. Ứng dụng này sẽ giúp cho những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội có thể có thêm nguồn thu nhập thụ động thông qua các hoạt động như chia sẻ trạng thái, ảnh, livestream,…
Modern Tech cho biết iFan sẽ tiếp cận đến người dùng thông qua một hình thức hoàn toàn mới. Người đứng đầu dự án cũng cho rằng hiện tại mạng xã hội Facebook hay các mạng khác người dùng có sức ảnh hưởng khi chia sẻ các bài viết, hình ảnh đều hoàn toàn là cung cấp miễn phí. iFan ra đời để giúp cho người nổi tiếng có thể tận dụng sức ảnh hưởng của mình hiệu quả hơn.
Cách iFan coin lừa đảo hoạt động tại Việt Nam
Với những lời quảng bá hoa mỹ mượn hào quang từ Singapore, nhưng thực chất là do 7 người Việt đã lấy danh quốc tế để huy động vốn. Nhiều người tin rằng đây là một sự liên minh lừa đảo từ Modern Tech, iFan cùng với Pincoin.
Các đối tượng đã dùng nhiều cách thức luồn lách luật để qua mặt các cơ quan chức năng nhà nước Việt Nam, dự án này ủy quyền đại diện hợp pháp cho công ty công nghệ Modern Tech để đứng ra tổ chức huy động vốn tại Việt Nam. Nhờ vào cái danh giả tạo đó, các đối tượng có thể ngang nhiên tổ chức các sự kiện ICO tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Đồng thời để không bị Cơ quan Chứng khoán Nhà nước phát hiện ra việc iFan coin lừa đảo, chúng đã không triển khai hình thức cổ phiếu nhưcác dự án thông thường đã làm, mà chúng đã trực tiếp phát hành iFan coin để rút ngắn thời gian huy động vốn hơn. Cũng chính vì vậy mà nhiều nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin đã bị chúng lợi dụng vào bẫy đầu tư.
Hình thức huy động vốn của iFan coin lừa đảo
Để có thể gầy dựng lòng tin cũng như thu hút con mồi sa vào bẫy. Chúng đã không ngần ngại sử dụng chiến thuật Marketing truyền thông mạng xã hội. Đây là một cách thức đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Các đối đượng đăng hàng loạt những bài viết hấp dẫn, đầu tư 1 lãi 10, cách nhanh nhất để đổi đời,…chúng đã tạo nên hiệu ứng truyền thông và đánh bóng tên tuổi dự án một cách dễ dàng. Thậm chí có nhiều nguồn tin cho hay chúng đã nhiều lần giả danh các người nổi tiếng để tăng mức độ tin cậy cho bài viết.
Tốc độ lan truyền thông tin trên mạng xã hội của người dùng cực kỳ nhanh chóng, chính vì vậy mà mỗi đợt ICO là lại có thêm hàng nghìn nạn nhân mới rơi vào bẫy. Bên cạnh đó, chúng còn hứa hẹn chia sẻ 48% lợi nhuận mỗi tháng và thời gian hoàn vốn chỉ vỏn vẹn 4 tháng. Các đối tượng cũng sử dụng mô hình đa cấp thưởng hoa hồng 8% cho những ai giới thiệu đến nhiều người tham gia vào dự án.
Và thế là chiến thuật này của chúng thuận lợi thu về hàng tỷ đồng từ những lần ICO. Ngay sau đó các đối tượng lập tức đổi chính sách trả lợi nhuận cho người tham gia, thay vì tiền USD thì chúng trả bằng iFan coin. Tuy nhiên, đồng coin này nhanh chóng tuột giá không phanh và hầu như không còn giá trị. Còn những những phát hành coin thì đã biến mất cùng toàn bộ số tiền của nhà đầu tư. Thế là người tham gia hoàn hoàn mất trắng tiền, chỉ nhận lại đồng coin rác.
Vì sao chiêu trò iFan coin lừa đảo lại thành công?
Nhiều người cho rằng chiêu trò đa cấp lỗi thời thì làm sao có thể lừa gạt được các nhà đầu tư thì như bạn đã thấy thì iFan đã áp dụng thành công. Chiêu trò tuy cũ nhưng mỗi lần dùng lại không bao giờ thiếu con mồi bắc bẫy. Trước đây cũng từng có rất nhiều vụ lừa đảo, nổi nhất phải nhắc đến cái tên sàn Bitconnect, một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn nhất trên thị trường khiến nhiều người chao đảo.
Cách mà iFan sử dụng là gây dựng lòng tin của nhiều người dùng. Qua các bài viết quảng bá trên mạng xã hội Facebook, các bài báo của những tòa soạn có tên tuổi, mượn hình ảnh những người nổi tiếng, luồn lách luật lệ pháp lý và cũng đồng thời đánh vào lòng tham của các nhà đầu tư non trẻ.
Dễ dàng nhận biết rằng đa số những người tham gia vào đều là những người mới và chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường tiền ảo. Bên cạnh đó, họ quá ngây thơ và tin vào những lời mật ngọt trên mạng xã hội. Họ không tìm hiểu kỹ về dự án, không tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan, và cũng vì lòng tham nên đã bị iFan coin lừa đảo.
Những nạn nhân của iFan coin lừa đảo nói gì?
Vụ việc iFan coin lừa đảo có lẽ đỉnh điểm vỡ lẽ ra chính là vào 8/4/2018 hàng nghìn người kéo đến vây kín trụ sở Modern Tech trên đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Khi đó nhiều người đến tố cáo công ty lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người tham gia lên đến 15.000 tỷ đồng.
Chị Lâm Thúy H. một trong những nạn nhân của vụ lừa đảo này đã cho hay người đứng đầu đích danh là ông Lê Ngọc Tuấn tự xưng là người điều phối “Lion Team” một trong những nhóm kinh doanh trực thuộc dự án iFan coin này. Ông đã đưa nhiều lời cam kết và hứa hẹn với những người tham gia rằng đồng iFan chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Ông còn đưa ra minh chứng rằng hiện dự đang liên tục ký kết với những người nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Sơn Tùng M-TP,…
Anh Võ Thanh N. cũng là một trong những nạn nhân của iFan coin lừa đảo này, anh cho biết rằng họ đã luôn cho những người tham gia kém hiểu biết xem những video về lợi nhuận cùng lãi suất gấp 50 và liên tục khẳng định coin này sẽ còn tăng mạnh mẽ nữa. Anh cũng cho biết kịch bản mà chúng đưa ra chính là những lý thuyết suông hứa hẹn cho những lợi ích mà iFan coin mang lại như đang triển làm ứng dụng, xây dựng học viện, liên kết đại lý giúp mua vé máy bay giá rẻ, mua nhà, mua đất định cư nước ngoài giá rẻ…
Nhận được quá nhiều lời tố cáo nên phóng viên Báo CATP cũng bắt tay vào cuộc để điều tra xem thực hư như thế nào. Thế nhưng hoàn toàn không thể liên lạc được với nhóm người được cho là đứng đầu dự án iFan, Pincoin hay thậm chí là công ty Modern Tech này.
Có thể thấy sự kiện iFan coin lừa đảo này một lần nữa nhấn mạnh với các nhà đầu tư rằng hãy hết sức cẩn trọng khi tham gia vào thị trường tiền ảo này. Không phải dự án nào cũng tốt và tiềm năng. Vậy nên, bất kỳ dự án nào được quảng bá rầm rộ ra sao, nhiều người lôi kéo, hứa hẹn như thế nào thì cũng cần có sự tìm hiểu kỹ càng về thông tin dự án đó có xác thực, minh bạch và hợp pháp hay không trước khi bỏ tiền đầu tư bạn nhé.