Việc kinh tế tăng trưởng âm hay trì trệ sẽ được xử lý bởi cách thức tăng nguồn cung tiền, từ đó làm cho những doanh nghiệp dễ dàng vay tiền với mức phí thấp hơn. Có nhiều tiền hơn mang lại việc mở rộng việc làm, ngăn ngừa suy thoái. Tuy nhiên, khi một nền kinh tế gặp phải Stagflation thì đối mặt với lạm phát cao và suy thoái. Hãy đi sâu chi tiết để tìm hiểu xem Stagflation là gì cùng với các nguyên nhân dẫn đến lạm phát đình trệ để có thể có những giải pháp giải quyết phù hợp nhé.
Khái niệm Stagflation là gì?
Stagflation là gì – chúng chỉ tình hình lạm phát đình trệ, khái niệm kinh tế vĩ mô tiên phong nhắc đến kết hợp giữa lạm phát và trì trệ. Đây là tình hình thể hiện nền kinh tế đối mặt với tăng trưởng kinh tế tối thiểu (âm) cùng tỷ lệ thất nghiệp lớn, giá tiêu dùng cao (lạm phát).
Những biện pháp nhằm kiểm soát kinh tế phổ biến được dùng để có thể chống lại từng yếu tố riêng lẻ có thể làm tệ hại hơn yếu tố khác, dẫn đến tình trạng Stagflation trở nên khó khăn hơn đối với các ngân hàng trung ương hay là chính phủ. Về cơ bản, mức độ việc làm cùng với sự tăng trưởng cao có mối liên hệ thuận cùng lạm phát, tuy nhiên đó không phải là đối với mọi trường hợp của Stagflation – lạm phát đình trệ.
Việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thông thường được tính toán bởi tổng giá trị sản phẩm quốc nội (hay còn gọi là GDP) của một đất nước có mối liên hệ trực tiếp đến tỷ lệ việc làm. Nếu chỉ số GDP không cao cùng với sự lạm phát gia tăng, Stagflation nghiêm trọng có thể đem lại một cuộc khủng hoảng về tài chính vô cùng rộng lớn.
Như vậy, khái niệm Stagflation là gì cũng giúp chúng ta hiểu đầy đủ.
Lý do xảy ra Stagflation là gì?
Nói một cách dễ hiểu, Stagflation diễn ra khi sức mua của tiền tệ giảm xuống đồng thời với nền kinh tế chậm phát triển, kéo theo cung hàng hóa và dịch vụ giảm thấp. Nguyên nhân cụ thể của Stagflation có sự khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh của lịch sử cũng như các quan điểm về kinh tế riêng biệt. Có rất nhiều ý kiến cũng như lý thuyết giải thích sự khác nhau đối với vấn đề này. Cụ thể như sau:
Stagflation – Xung đột trong tiền tệ và chính sách tài khóa
Những ngân hàng trung ương tiêu biểu như Cục dự trữ Liên bang Mỹ là nơi quản lý quá trình cung cấp tiền gây ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Những biện pháp nhằm kiểm soát tình hình này được hiểu như là chính sách tiền tệ. Chính phủ cũng chịu sự ảnh hưởng một cách trực tiếp đến nền tinh tế thông qua những chính sách chi tiêu cùng thuế, hay là những chính sách tài khóa. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa dẫn đến khả năng lạm phát gia tăng cùng việc chậm lại của tăng trưởng kinh tế. Sự xung đột trong Stagflation là gì?
Bất kỳ một sự kết hợp nào đối với các chính sách trên đều làm giảm đi sự chi tiêu đối với người tiêu dùng, trong khi nguồn cung tiền thì gia tăng, việc này làm cho tình trạng Stagflation bùng nổ.
Giả sử như một chính phủ có thể áp dụng chính sách tăng thuế làm cho người dân của mình có thu nhập ít hơn. Lúc này ngân hàng trung ương có thể thực hiện nới lỏng định lượng (hay còn gọi là in tiền) hay là giảm lãi suất xuống. Chính sách trên của chính phủ sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với sự tăng trưởng kinh tế, trong khi đó các ngân hàng trung ương lại tăng nguồn cung tiền, dẫn đến Stagflation và lạm phát.
Qua đó chúng ta cũng biết được sự xung đột Stagflation là gì!
Stagflation – Sự hình thành của tiền pháp định
Thời điểm trước đây, đa số những nền kinh tế hàng đầu đều đi cùng với đồng tiền của họ một lượng vàng lớn. Cơ chế này được hiểu như bản vị vàng, tuy nhiên chúng đã bị bỏ đi tại các đất nước sau thời điểm Thế chiến thứ hai. Hình thức này đã thay thế chúng bởi tiền pháp định, đồng thời xóa bỏ đi mọi giới hạn đối với nguồn cung của tiền.
Mặc dù điều trên sẽ có khả năng tạo nên các điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm soát của nền kinh tế từ những ngân hàng trung ương, nhưng mặt khác chúng cũng có nguy cơ tiềm ẩn gây tổn hại dẫn đến lạm phát và Stagflation khiến cho giá cả tăng cao.
Stagflation – Chi phí cung ứng gia tăng
Việc chi phí trong quá trình sản xuất hàng hóa cũng như dịch vụ gia tăng cũng khiến cho Stagflation xảy ra. Điều này là hoàn toàn chính xác đối với các mặt hàng năng lượng đem đến một cú sốc vô cùng lớn về nguồn cùng. Lúc này, người tiêu dùng sẽ phải chịu hậu quả từ sự tăng trưởng mạnh đột biến của giá nguồn cung, tiêu biểu như giá của dầu.
Nếu như chi phí sản xuất của hàng hóa tăng cao, kéo theo giá cả tăng mạnh làm cho người tiêu dùng có mức thu nhập thấp ít có khả năng tiêu dùng trong việc sưởi ấm. Đồng thời chi phí vận chuyển cùng những chi phí liên quan khác của năng lượng cũng sẽ sụt giảm, việc đó làm cho Stagflation dễ dàng xảy ra hơn bao giờ hết. Khái niệm về cung ứng Stagflation là gì đã được đề cập
Các cách chống lại Stagflation là gì?
Việc chống lại tình trạng Stagflation thông thường được làm thông qua những chính sách tiền tệ và tài khóa. Tuy nhiên, những chính sách có sự chính xác được ban hành sẽ phải phụ thuộc vào từng trường phái tư tưởng trong kinh tế. Như sau:
Stagflation – Các người theo trường phái quan trọng tiền
Những đối tượng này là những người có niềm tin đối với việc kiểm soát lượng cung tiền chính là chìa khóa vô cùng quan trọng. Họ đã cho rằng tình hình lạm phát hay vai trò Stagflation là gì chính là yếu tố cần thiết để kiểm soát.
Tại tình hình Stagflation này, những nhà quản lý của trường phái coi trọng tiền sẽ làm giảm cung tiền xuống, đồng thời làm giảm mức chi tiêu trong tổng thể. Việc này sẽ đem lại nhu cầu ít hơn cùng với giá của hàng hóa dịch vụ sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, hạn chế lớn trong chính sách này chính là không khuyến khích sự tăng trưởng. Việc tăng trưởng lúc này sẽ có thể được xử lý sau đó dựa vào những chính sách tiền tệ được nới lỏng cùng với các chính sách tài khóa.
Stagflation – Những nhà kinh tế quan trọng cung
Một hình thức tư tưởng riêng biệt là gia tăng nguồn cung tại nền kinh tế dựa vào hình thức giảm chi phí xuống đồng thời nâng cao hiệu quả lên. Việc kiểm soát đối với giá của năng lượng, cùng với đầu tư hiệu quả, trợ cấp quá trình sản xuất sẽ có thể giảm đi chi phí. Từ đó làm gia tăng tổng nguồn cung của nền kinh tế.
Việc này sẽ làm cho giá giảm đối với người tiền dùng, dẫn đến kích thích sản lượng trong kinh tế, giảm đi tỷ lệ thất nghiệp, ngăn ngừa tình trạng Stagflation.
Stagflation -Phương pháp thị trường tự do
Một số chuyên gia kinh tế đã tin rằng cách giải quyết Stagflation tốt nhất chính là chuyển chúng sang bên thị trường tự do. Nguồn cung và nguồn cầu lúc này sẽ có thể giải quyết giá cả gia tăng bởi người tiêu dùng không mua được các loại hàng hóa. Về cơ bản điều này sẽ dẫn đến sự giảm sút cầu cũng như giảm đi tình trạng lạm phát.
Thị trường tự do cũng có thể được phân bổ nguồn lao động một cách hiệu quả cùng với giảm đi tỷ lệ người thất nghiệp. Tuy nhiên, cách xử lý này sẽ có thể tốn vài năm cho đến vài thập kỷ để có thể thành công thực hiện, làm cho cuộc sống của người dân khá bất tiện. Cách chống lại Stagflation là gì cũng được đưa ra.
Stagflation là gì, chúng là một tình huống vô cùng đặc biệt đối với những chuyên gia kinh tế cũng như những nhà hoạch định chính sách. Do đó, trong thời kỳ xảy ra Stagflation, chúng ta nên xem xét cẩn thận bối cảnh kinh tế vĩ mô cùng với các yếu tố của chúng để hạn chế được tình trạng trên.